Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE: Tuần tìm hiểu ơn gọi

Đợt I: Dec 26, 2023 - Dec 29, 2023
Đợt II: May 28, 2024  - May 31, 2024

Tại Tu Xá Thánh Đa Minh
12314 Old Foltin Rd, Houston, TX 77086

Liên lạc: Cha Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, (832) 692-4761 hoặc cha Hoàng Anh, OP, (832) 283-6258

 
Quang cao giua trang 2 - TamNhatThanh
Quang cao giua trang 3 - Crawfish

Triển vọng Việt Nam có tân Hồng Y trong năm 2021. Vị Giáo Hoàng đầu tiên cử hành nghi lễ Chanđê

Thứ sáu - 05/03/2021 07:45

Triển vọng Việt Nam có tân Hồng Y trong năm 2021. Vị Giáo Hoàng đầu tiên cử hành nghi lễ Chanđê

Thế Giới Nhìn Từ Vatican - 04/Mar/2021


1. Triển vọng Việt Nam có tân Hồng Y trong năm 2021

Đức Hồng Y Gabriel Zubeir Wako vừa tròn 80 tuổi vào ngày 27 tháng 2, do đó, các Hồng Y đủ điều kiện bỏ phiếu trong mật nghị đã giảm xuống còn 127, như thế vẫn còn nhiều hơn bảy vị so với giới hạn 120 vị do Đức Phaolô Đệ Lục đặt ra và đã được Đức Gioan Phaolô II xác nhận.

Tuy nhiên, vào năm 2021, năm vị Hồng Y nữa sẽ bước sang tuổi 80, và do đó hết tuổi bỏ phiếu trong mật nghị: Đó là các Đức Hồng Y Wilfrid Fox Napier, George Pell, Maurice Piat, Beniamino Stella và Angelo Scola.

Điều này có nghĩa là vào cuối năm nay, các Hồng Y đủ điều kiện để bỏ phiếu trong mật nghị sẽ giảm xuống chỉ còn 122 vị. Đặc biệt là trong năm sau đó, có đến 11 vị Hồng Y sẽ lần lượt quá tuổi làm Hồng Y cử tri.

Đến ngày 7 tháng Giêng, 2022, Đức Hồng Y Ricardo Ezzati Andrello của Chí Lợi sẽ đến tuổi 80. Tiếp đó, là 10 vị Hồng Y nữa là các Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti, Ricardo Blázquez Pérez, Norberto Rivera Carrera, Jorge Urosa Savino, Gregorio Rosa Chávez, Rubén Salazar Gómez, Giuseppe Bertello, Gianfranco Ravasi, André Vingt-Trois, Óscar Rodríguez Maradiaga

Thành ra, hầu chắc là Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ bổ nhiệm thêm một số Hồng Y mới trong năm nay, đặc biệt khi chúng ta nhớ lại rằng trong bảy năm qua, năm nào ngài cũng triệu tập công nghị tấn phong Hồng Y, ngay cả trong bối cảnh đại dịch coronavirus.

Trong bảy năm qua, ngài đã tấn phong Hồng Y cho 101 vị, 79 vị vẫn đủ điều kiện để bỏ phiếu trong mật nghị và 22 vị đã trên 80 tuổi. Để so sánh, Thánh Gioan Phaolô II đã triệu tập 9 công nghị tấn phong Hồng Y trong 27 năm triều giáo hoàng của ngài, trung bình cứ ba năm một lần.

Nếu mật nghị bầu Giáo Hoàng diễn ra vào thời điểm hiện nay, sẽ có 73 Hồng Y do Đức Giáo Hoàng Phanxicô tấn phong, 39 Hồng Y do Đức Bênêđíctô XVI tấn phong và 16 Hồng Y do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tấn phong.

Nhiều nhà quan sát tại Giáo triều Rôma tin rằng, khi cân nhắc đến các phương thức hoạt động của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và sự thay đổi các thế hệ đang diễn ra trong Giáo triều, có khả năng là Đức Giáo Hoàng sẽ quyết định mở rộng Hồng Y Đoàn lên 130 trong năm nay, và tấn phong Hồng Y cho các nhà lãnh đạo mới của các cơ quan trung ương Tòa Thánh Vatican.

Vào ngày 21 tháng 2, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Robert Sarah. Người thay thế ngài có thể sẽ là một vị không phải là Hồng Y, và cần được đội mũ đỏ.

Đức Hồng Y Beniamino Stella, 79 tuổi, có lẽ sẽ sớm rời Bộ Giáo sĩ. Ngài tròn 80 tuổi vào tháng 8 tới.

Đức Hồng Y Giuseppe Versaldi, Tổng trưởng Bộ Giáo dục Công Giáo, đã 77 tuổi và sẽ sớm nghỉ hưu. Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám mục, 76 tuổi. Đức Hồng Y Luis Ladaria, tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin, cũng 76 tuổi, trong khi Đức Hồng Y Leonardo Sandri, tổng trưởng Bộ Giáo hội Đông phương, 77 tuổi.

Thống đốc quốc gia thành Vatican, Đức Hồng Y Giuseppe Bertello, đã bước sang tuổi 78 vào tháng 10 năm ngoái.

Điều này có nghĩa là Đức Giáo Hoàng có thể có đến sáu tân tổng trưởng phải bổ nhiệm trong Giáo triều Rôma. Tất cả các vị trí này theo truyền thống đều do các Hồng Y phụ trách.

Điều này, cộng với việc cải cách và tái cấu trúc Giáo triều đang diễn ra, sẽ mang lại cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô cơ hội mở rộng Hồng Y đoàn, do đó có ảnh hưởng lớn hơn đến việc người kế vị ngài sẽ là ai.

Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã qua tuổi 80 vào ngày 1 tháng Tư, 2018. Từ đó đến nay Việt Nam không có Hồng Y cử tri. Cho nên, chúng ta có lý do để hy vọng rằng trong năm nay có thể có một tân Hồng Y Việt Nam.

Cố nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô có cách hành động hơi khó đoán. Ngày 20 tháng 11 năm ngoái, ngài tấn phong Hồng Y cho Đức Cha Cornelius Sim của Brunei, một quốc gia chỉ có 16,803 người Công Giáo sinh hoạt trong 3 giáo xứ và chỉ có 3 linh mục. Tuy nhiên, việc tấn phong này đã tạo ra một phản ứng ngược từ chính quyền Hồi Giáo Brunei. Họ tỏ ra kinh ngạc và khó hiểu đối với diễn biến này và coi đây là một “âm mưu của Vatican”. Vì chuyện này, và lấy lý do đại dịch coronavirus, Giáng Sinh 2020 tại Brunei đã trở nên khó khăn hơn bao giờ.
 
Source:Catholic News Agency What changes may be coming to the College of Cardinals in 2021?

2. Các chuyên gia y tế lo ngại về chuyến tông du Iraq của Đức Thánh Cha Phanxicô

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đang bày tỏ lo ngại về chuyến tông du Iraq sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô, do tình trạng nhiễm coronavirus ở đó đang gia tăng mạnh, hệ thống chăm sóc sức khỏe mỏng manh và khả năng người dân Iraq sẽ kéo đến gặp ngài là điều khó tránh khỏi.

Không ai muốn nói với Đức Phanxicô rằng hãy từ bỏ chuyến tông du này, và chính phủ Iraq có mọi lợi ích trong việc thể hiện sự ổn định tương đối của mình bằng cách chào đón vị giáo hoàng đầu tiên đến nơi sinh của Tổ Phụ Abraham. Chuyến đi từ ngày 5 đến ngày 8 tháng 3 dự kiến sẽ cung cấp một động lực tinh thần rất cần thiết cho các Kitô hữu bị bách hại ở Iraq trong khi thúc đẩy hơn nữa nỗ lực xây dựng cầu nối của Vatican với thế giới Hồi giáo.

Nhưng từ quan điểm dịch tễ học thuần túy, chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng đến Iraq trong bối cảnh đại dịch toàn cầu là điều không nên, các chuyên gia y tế nói.

Madani sinh ra tại Iran, đồng tác giả của một bài báo trên tờ The Lancet năm ngoái về phản ứng không đồng đều của khu vực đối với COVID-19, lưu ý rằng Iraq, Syria và Yemen không đủ khả năng đối phó, do họ vẫn đang phải vật lộn với các cuộc nổi dậy cực đoan và có 40 triệu người những người cần viện trợ nhân đạo.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Madani cho biết những người Trung Đông được biết đến với lòng hiếu khách và cảnh báo rằng sự nhiệt tình của người dân Iraq trong việc chào đón một người kiến tạo hòa bình như Đức Phanxicô đến một vùng bị chiến tranh tàn phá có thể dẫn đến việc vô tình vi phạm các biện pháp kiểm soát virus.

“Điều này có thể dẫn đến rủi ro không an toàn hoặc nguy cơ dịch bệnh lan rộng nhanh chóng”, cô nói.

Tổ chức Y tế Thế giới, gọi tắt là WHO, đã tỏ ra ngoại giao hơn khi được hỏi về an toàn trong chuyến đi của Đức Giáo Hoàng tới Iraq. Họ nói rằng các nước nên đánh giá rủi ro của sự kiện này đối với tình trạng lây nhiễm, và sau đó quyết định xem có nên hoãn lại hay không.

Maria Van Kerkhove, lãnh đạo kỹ thuật của WHO về COVID-19 cho biết. “Vấn đề là xem xét tình hình dịch tễ trong nước và sau đó bảo đảm rằng nếu sự kiện đó diễn ra, nó có thể diễn ra một cách an toàn nhất có thể”.
 
Source:AP ‘Not a good idea:’ Experts concerned about pope trip to Iraq

3. Bất chấp các chỉ thị của Tòa Thánh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức cho biết sẽ tiếp tục cho người Tin lành rước lễ.

Giám mục Georg Bätzing nói với các nhà báo trong một cuộc họp báo vào ngày 25 tháng 2 rằng cần phải tôn trọng “quyết định cá nhân của lương tâm” của những người muốn rước lễ.

CNA Deutsch, đối tác tin tức bằng tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, báo cáo rằng Giám Mục Bätzing đã trả lời câu hỏi về đề xuất gây tranh cãi về “mối hiệp thông Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.

Đề xuất này được đưa ra bởi Nhóm Nghiên cứu Đại kết gồm các nhà Thần học Tin lành và Công Giáo, được biết đến với tên viết tắt tiếng Đức là ÖAK, trong một tài liệu năm 2019 có tựa đề “Cùng nhau nơi Bàn tiệc của Chúa”.

ÖAK đã thông qua văn bản dưới sự đồng chủ tịch của Giám Mục Bätzing và Giám mục Tin lành Lutheran đã nghỉ hưu Martin Hein.

Khi được hỏi ngài sẽ trả lời như thế nào nếu một người theo đạo Tin lành đến tìm ngài để rước lễ, ngài nói với các phóng viên: “Tôi không có vấn đề gì với điều đó và tôi thấy mình phù hợp với các tài liệu của Giáo hoàng”.

Vị giám mục 59 tuổi nói thêm rằng đây đã là một “thông lệ” ở Đức “vào mỗi Chúa Nhật” và các linh mục trong Giáo phận Limburg của ngài phải làm như thế nếu không muốn đối mặt với những hậu quả tiêu cực khi một trường hợp từ chối Mình Thánh Chúa được báo cáo với ngài.

Giám mục Georg Bätzing nhấn mạnh rằng không nên “mời đại trà tất cả mọi người”. Nhưng điều quan trọng là phải thể hiện “sự tôn trọng đối với quyết định cá nhân của lương tâm của cá nhân” khi lên rước lễ.

“Tôi không từ chối Thánh Thể đối với một người theo đạo Tin lành nếu anh ta yêu cầu”, ngài nói.

ÖAK được thành lập vào năm 1946 để tăng cường mối quan hệ đại kết. Tổ chức này độc lập với cả Hội đồng Giám mục Công Giáo Đức lẫn Hiệp hội Tin lành ở Đức, gọi tắt là EKD, một tổ chức đại diện cho 20 nhóm Tin lành. Nhưng ÖAK thông báo cho cả hai cơ quan về những cuộc tranh luận của nó.

Trong một tài liệu được công bố vào năm 2019 do ÖAK soạn thảo có tựa đề “Cùng nhau nơi Bàn tiệc của Chúa”, tổ chức này cho rằng các nghiên cứu của họ cho thấy “thực hành cùng nhau tham dự vào các buổi cử hành Rước Lễ hay Thánh Thể, trong khi tôn trọng các truyền thống phụng vụ của nhau, là có cơ sở về mặt thần học”, và dự kiến một “chia sẻ Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.

Hội Đồng Giám Mục Đức dự kiến sẽ bỏ phiếu về đánh giá của nhóm ÖAK vào cuối tháng 9, 2020 nhưng cuộc bỏ phiếu đã bị hoãn lại do sự can thiệp của Bộ Giáo Lý Đức Tin, gọi tắt là CDF.

Trong một lá thư gửi cho Giám mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, CDF nói rằng đề xuất này không phù hợp với sự hiểu biết của người Công Giáo về Giáo hội, Thánh Thể và bí tích Truyền chức thánh.

Đáp lại, ÖAK đã công bố tuyên bố dài 26 trang vào ngày 24 tháng Giêng để đáp lại đánh giá quan trọng của Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, gọi tắt là CDF, về đề xuất của nhóm liên quan đến “lòng hiếu khách có đi có lại trong bí tích Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Tin lành.

Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hiệp nhất Kitô Giáo, đã can thiệp vào vấn đề này. Ngài đã bày tỏ sự “kinh ngạc” trước tuyên bố của ÖAK.

Đức Hồng Y Kurt Koch nói với CNA Deutsch, đối tác tin tức bằng tiếng Đức của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng ngài đã ngạc nhiên tột cùng trước giọng điệu và cách lựa chọn từ ngữ trong tuyên bố, cũng như nội dung và thời điểm của nó.
 
Source:Catholic News Agency Head of German Catholic bishops: ‘I do not deny Communion to a Protestant who asks for it’

4. Tuyên bố của Tổng giáo phận New Orleans về thuốc chủng ngừa COVID-19 từ công ty dược Janssen của Johnson & Johnson

Tổng giáo phận New Orleans đã ra một tuyên bố liên quan đến thuốc chủng ngừa COVID-19 từ công ty dược Janssen của tập đoàn Johnson & Johnson. Toàn văn như sau:

Đã có nhiều cuộc thảo luận về vắc-xin COVID-19 mới nhất được cung cấp cho công chúng như một phương tiện để kiểm soát đại dịch. Đối với người Công Giáo nói riêng, đã có nhiều cuộc thảo luận và tranh luận về các vấn đề luân lý và đạo đức xung quanh việc phát triển vắc-xin liên quan đến việc sử dụng các dòng tế bào có vấn đề về mặt đạo đức được tạo ra từ hai vụ phá thai, một vụ xảy ra vào những năm 1970 và một vụ khác xảy ra vào những năm 1980.

Tổng giáo phận New Orleans, dưới sự hướng dẫn của Vatican, Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ và Trung tâm Đạo đức Sinh học Công Giáo Quốc gia khẳng định rằng mặc dù đã có một số thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trong đó sử dụng dòng tế bào có nguồn gốc từ việc phá thai, nhưng hai loại vắc-xin hiện có sẵn từ Pfizer và Moderna không dựa vào các dòng tế bào từ việc phá thai trong quá trình sản xuất và do đó có thể được chấp nhận về mặt đạo đức đối với người Công Giáo vì mối liên hệ với phá thai là vô cùng xa vời.

Với cùng một trách vụ hướng dẫn như thế, tổng giáo phận phải cảnh giác người Công Giáo rằng loại vắc xin mới nhất từ công ty Janssen của tập đoàn Johnson & Johnson là có vấn đề về mặt đạo đức vì nó sử dụng dòng tế bào có nguồn gốc từ việc phá thai trong quá trình phát triển và sản xuất vắc xin như trong thời gian thử nghiệm.

Chúng tôi khẳng định rằng quyết định nhận vắc-xin COVID-19 vẫn là quyết định của cá nhân sau khi tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người đó. Chúng tôi cũng khẳng định rằng lập trường của Giáo hội là không có cách nào giảm bớt hành vi sai trái của những người đã quyết định sử dụng các dòng tế bào từ việc phá thai để làm vắc xin. Khi làm như vậy, chúng tôi khuyên rằng nếu có sẵn vắc-xin Moderna hoặc Pfizer, người Công Giáo nên chọn nhận một trong hai loại vắc-xin đó hơn là nhận vắc-xin mới của Johnson & Johnson vì nó được sử dụng rộng rãi trên các dòng tế bào có nguồn gốc từ việc phá thai.
Source:Catholic News Agency A Statement Regarding the Janssen/Johnson & Johnson COVID-19 Vaccine

5. Các con số thống kê về Giáo Hội Iraq

Tại Iraq, chúng ta có các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Latinh, Chanđê, Armenia, Syria, và Melkite. Các Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê, Armenia, Syria, và Melkite đều hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh.

Tổng cộng tại Iraq có 17 giáo phận và tổng giáo phận, trong đó có một tổng giáo phận Công Giáo Latinh ở Baghdad, 10 giáo phận và tổng giáo phận theo nghi lễ Chanđê, bốn giáo phận theo nghi lễ Syria, một giáo phận nghi lễ Armenia, và một giáo phận theo nghi lễ Melkite.

Tổng giáo phận Công Giáo Latinh ở Baghdad do Đức Tổng Giám Mục Jean Benjamin Sleiman, 74 tuổi cai quản bao gồm 3 giáo xứ, với 11 linh mục dòng, 11 linh mục triều, 171 nữ tu và 13 nam tu sĩ không có chức linh mục. Tổng cộng có khoảng 2,500 người Công Giáo.

Theo niên giám 2019 trong đó tính chung tất cả các nghi lễ, tổng cộng có 145 linh mục, 345 nữ tu, 124 giáo xứ. Giáo Hội điều hành 8 bệnh viện Công Giáo.
Source:Catholic World News Iraq

6. Đức Thánh Cha là vị Giáo Hoàng đầu tiên cử hành thánh lễ bằng nghi thức Chanđê

Khu vực mà ngày nay là Iraq đóng một vai trò quan trọng trong Kinh thánh: Truyền thống của các Giáo Hội Đông phương tin rằng Chúa lấy bùn từ sông Tigris để tạo ra người đàn ông; cũng chính tại nơi này người ta tìm thấy những tàn tích nơi sinh của Tổ Phụ Áp-ra-ham, là thành Ur; và Đồng bằng Ninivê là địa điểm được đề cập đến trong Sách Giô-na.

Đối với Đức Phanxicô, chuyến đi là một sứ mệnh gồm ba phần: thứ nhất là khuyến khích cộng đồng Kitô hữu địa phương, vốn là nạn nhân triền miên của bách hại và chủ nghĩa cực đoan; thứ hai là theo đuổi đối thoại với Hồi giáo Shiite; và thứ ba là gặp gỡ với toàn thể quốc gia Iraq.

Chuyến tông du của Đức Phanxicô tới Iraq từ 5 đến 8 tháng Ba sẽ là chuyến đi đầu tiên của một vị Giáo hoàng tới Iraq, đất nước mà cả Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI đều đã cố gắng đến thăm nhưng không được. Đây cũng sẽ là cuộc gặp gỡ đầu tiên của một vị Giáo hoàng với một Grand Ayatollah của nhánh Hồi giáo Shiite – là Đại Giáo Trưởng Ali al-Sistani, tại thành phố Najaf.

Đây cũng sẽ là lần đầu tiên một Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh lễ theo nghi thức Chanđê, của Giáo Hội Công Giáo chiếm đa số tại Iraq.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin trình bày với quý vị và anh chị em một vài nét về từ ngữ Chanđê.

Sách Tông Đồ Công Vụ cho biết trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các Thánh Tông đồ đã rao giảng cho những người thuộc đế quốc Parthian. Miền này bao gồm Iran, kéo dài về phương Bắc đến tận phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, về phía Đông kéo dài đến tận Afghanistan, về phía Tây lấn qua một phần của Iraq ngày nay.

Các Thánh Tôma và Bácthôlômêo Tông đồ được xem là những vị đã sáng lập ra các Giáo Hội trong miền này thường được biết đến với danh xưng là Giáo Hội Babylon. Trong các nghi thức Phụng Vụ họ dùng ngôn ngữ Aramaic là ngôn ngữ Chúa Giêsu dùng khi xuống thế làm người. Tuy nhiên, họ pha trộn ngôn ngữ này với tiếng địa phương, tạo thành tiếng Syriac, cũng được gọi là Syriac Aramaic hay Syro Aramaic hay Syrian Aramaic.

Vào năm 224 sau Chúa Giáng Sinh, đế quốc Ba Tư đánh bại đế quốc Parthian. Giáo Hội Babylon tiếp tục được phát triển nhưng các hoàng đế Ba Tư muốn quốc gia hóa Giáo Hội này.

Năm 431, khi xảy ra Công Đồng Êphêsô để chống lại lạc giáo Nestôriô, các hoàng đế Ba Tư đã dung nạp những người theo lạc giáo này. Giáo Hội Babylon tách dần khỏi Rôma.

Vào năm 1552, bên trong Giáo Hội Babylon lại xảy ra ly giáo. Giám Mục Yohannan Sulaqa tuyên bố trở thành Thượng Phụ và hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh. Giáo Hội mới này được gọi là Giáo Hội Công Giáo của những người Chanđê, tiếng Latinh là Ecclesia Chaldaeorum Catholica. Cụm từ “người Chanđê” để chỉ những người trước đây trong Giáo Hội Giáo Hội Babylon nay trở thành người Công Giáo.

Tuy nhiên, vào năm 1672, vị Thượng Phụ đứng đầu Giáo Hội đó là Dinkha lại từ bỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh. Những người từ bỏ sự hiệp thông với Tòa Thánh dùng danh xưng “Giáo Hội Assyriô Đông phương”.

Như vậy, từ một Giáo Hội Babylon ban đầu, ngày nay có 3 Giáo Hội là Chính Thống Giáo nghi lễ Syria, Giáo Hội Công Giáo Chanđê, và Giáo Hội Assyriô Đông phương. Phụng Vụ của cả 3 Giáo Hội đều dùng tiếng Syriac hay nói chính xác hơn là Syriac Aramaic.
Source:Wiki Chaldean Catholic Church

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây