Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
If you're a young person interested in exploring a religious vocation, we invite you to learn about the Dominican Order. Join us for a "Come and See" week in Houston, Texas, from December 31st, 2024, to January 3rd, 2025
For more information, please contact father Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, at (832) 692-4761 or email thienanopmelavang@gmail.com.

MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 


KẾT QUẢ XỔ SỐ (Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập Giáo Xứ, CN ngày 17 tháng 11 năm 2024) 

Lô Hạng Nhì/Second Prize: 46340 | Lô Hạng Nhất/First Prize: 55212 | Lô Độc Đắc/Grand Prize: 29334.
 

7g tối thứ Tư 4/8: Tình thế khẩn cấp, xin hiệp thông với đền thánh Mễ Du, cầu nguyện cho Sài Gòn

Thứ ba - 03/08/2021 06:58

7g tối thứ Tư 4/8: Tình thế khẩn cấp, xin hiệp thông với đền thánh Mễ Du, cầu nguyện cho Sài Gòn


1. Hiệp thông với đền thánh Đức Mẹ Medjugorje, cầu nguyện cho quê hương Việt Nam

Trước tình hình khẩn cấp do đại dịch coronavirus gây ra, tuần này chúng tôi xin kính mời quý vị và anh chị em hiệp thông với đền thánh Đức Mẹ Medjugorje, cầu nguyện cho quê hương Việt Nam.

Medjugorje nằm trong khu vực Herzegovina ở phía Tây của nước Bosnia và Herzegovina, cách thị trấn Mostar 25km về phiá Tây Nam và gần với biên giới Crotia. Sáu thanh niên, thiếu nữ nói đã thấy Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje vào ngày 24/06/1981. Từ đó dòng người lũ lượt đến hành hương địa điểm này để cầu nguyện với Đức Mẹ dưới hai tước hiệu là “Đức Mẹ Medjugorje” hay “Đức Mẹ là Nữ Vương Hòa Bình”. Đến nay đã có hơn 40 triệu người đến hành hương tại đây mặc dù giáo quyền địa phương đã điều tra và không nhìn nhận tính chất siêu nhiên của sự kiện.

Tháng Ba năm 2010, dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Vatican đã thiết lập một ủy ban do Đức Hồng Y Ruini lãnh đạo để điều tra về các cuộc cho là Đức Mẹ hiện ra tại Medjugorje. Cuộc điều tra đã chấm dứt vào ngày 18 tháng Giêng 2014.

Hôm 16 tháng 5, 2017, tờ Vatican Insider, một tờ báo được coi là thạo các tin nội bộ của Tòa Thánh đã gây sửng sốt cho nhiều người khi tường thuật rằng Ủy ban do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 thành lập để nghiên cứu các cuộc hiện ra của Đức Maria tại Medjugorje, Bosnia-Herzegovina, đã bỏ phiếu đồng thuận rằng bẩy cuộc hiện ra của Đức Mẹ trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 3 tháng 7 năm 1981 là chân thật.

Tuy nhiên, các thành viên trong ủy ban điều tra tỏ ra nghi ngờ về hàng ngàn những thị kiến được cho là đã xảy ra kể từ sau ngày 4 tháng 7 năm 1981, và được cho là vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Hai trong số 17 thành viên của ủy ban cho rằng những thị kiến được cho là đã xảy ra sau ngày 4 tháng 7 năm 1981 không phải là siêu nhiên, trong khi 15 thành viên khác nói rằng họ không thể đưa ra các phán quyết.

Hôm Chúa Nhật 12 tháng 5, 2019 Đức Thánh Cha đã chính thức cho phép tổ chức các phái đoàn hành hương về Medjugorje, hay còn gọi là Mễ Du.

Thông báo này được Đức Tổng Giám Mục Luigi Pezzuto, Sứ thần Tòa Thánh tại Bosnia-Herzegovina và Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser, là Đặc sứ của Đức Thánh Cha được sai đến đây để tìm hiểu các nhu cầu mục vụ, công bố hôm Chúa Nhật 12 tháng Năm trong Thánh lễ, tại đền thờ giáo xứ nơi đã chứng kiến hàng triệu người hành hương.

Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho hay: “Việc cho phép này nhằm giúp cho các chuyến hành hương về Trung tâm Mễ du đạt được nhiều thành quả và ân thánh Chúa” chứ không có nghĩa là Tòa thánh đã xác nhận các tường thuật rằng Đức Mẹ hiện ra tại đây, cũng như các tuyên bố của các thị nhân là “xác thực”. Giáo hội vẫn tiếp tục nghiên cứu và điều tra!

Với quyết định này của Đức Thánh Cha các cuộc hành hương về Medjugorje của các giáo phận, giáo xứ sẽ có thể hành hương về đây một cách chính thức chứ không tư riêng như trước đây.

Quyết định của Đức Thánh Cha được công bố sau một năm, kể từ ngày 31 tháng 5 năm 2018 khi Đức Thánh Cha bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Hoser của Tổng giáo phận Warszawa-Prague Ba Lan, làm Đặc sứ của ngài để quan sát và thẩm tra về các nhu cầu mục vụ ở Medjugorje.

Trong số sáu người nhận mình đã được thị kiến thấy Đức Mẹ lúc còn trẻ thì ba người quả quyết rằng họ vẫn tiếp xúc với Mẹ Maria “Nữ hoàng hòa bình” hàng ngày vào mỗi buổi chiều, bất kể họ đang ở đâu: Đó là Vicka (sống ở Medjugorje), Marija (sống ở Monza) và Ivan (sống ở Hoa Kỳ, nhưng anh thường về Medjugorje).

Một người thứ tư là Mirjana cho hay cô thường được Đức Mẹ hiện ra vào ngày thứ hai hàng tháng, nhưng bây giờ thì cô chỉ được thấy Đức Mẹ mỗi năm một lần.

Sau 15 tháng sống tại đây, Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser cho biết:

“Medjugorje là dấu chỉ của một Giáo hội sống động”.

Đức Tổng Giám Mục từng được bổ nhiệm tại Phi Châu, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Ba Lan, trước khi được Đức Thánh Cha Phanxicô gởi đến Medjugorje, một giáo xứ trong vùng Balkan được toàn thế giới biết đến sau các báo cáo cho rằng Đức Mẹ đã hiện ra bắt đầu từ ngày 26 tháng 6 năm 1981.

2. Ba ‘bí mật’ của Vatican thực ra chẳng có gì bí mật hết cả. Chữ nghĩa lạng quạng có thể ảnh hưởng đến sứ mệnh truyền giáo

Tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Tỏ Tường, số ra ngày 29 tháng 7 cảnh báo rằng cụm từ “bí mật” được các phương tiện truyền thông thế tục và cả các phương tiện truyền thông Công Giáo sử dụng chẳng hạn như “văn khố mật của Tòa Thánh” có thể phương hại nghiêm trọng đến sứ mệnh truyền giáo trong một thế giới thống trị bởi não trạng hoài nghi.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Nguyên ngữ Latinh ‘secretum’, không có nghĩa là “bí mật”, nó chỉ đơn giản có nghĩa là “dành riêng ra”.

Thật khó để nói từ ngữ “Vatican” ban đầu xuất phát từ đâu ra. Chắc chắn, nó là tên của một trong bảy ngọn đồi của Rôma, tất cả đều nằm ở rìa phía đông của sông Tiber, trong các bức tường thành. Nhưng có nhiều cách giải thích khác nhau tại sao lại gọi ngọn đồi Vatican là “Colle Vaticano”.

Ngay từ thế kỷ thứ nhất, nhà tu từ học và triết học người La Mã nổi tiếng Marcus Terentius Varro đã tuyên bố rằng thuật ngữ này có nguồn gốc từ một vị thành hoàng địa phương được cho là cung cấp cho trẻ sơ sinh khả năng có thể nói được. Vị thần này tên là “ Vaticanus”, sẽ chi phối các nguyên tắc của tiếng nói con người; đối với trẻ sơ sinh, ngay khi chúng vừa chào đời. Tên của ông Vaticanus giải thích âm tiết đầu tiên trong từ Vaticano, và cả từ vagire, nghĩa là tiếng khóc là từ ngữ diễn tả tiếng ồn mà trẻ sơ sinh tạo ra lần đầu tiên. Thánh Augustinô, quen thuộc với tác phẩm của Varro, thực sự đã đề cập đến vị thần này ba lần trong tác phẩm Thành phố của Chúa, và đề cập rõ ràng đến niềm tin rộng rãi của người Rôma. (x. Augustine, City of God, 4, 8). Tuy nhiên, có nhiều khả năng từ này bắt nguồn từ tên của một khu định cư của người Etruscan cổ đại, có thể được gọi là Vatica hoặc Vaticum. Tuy nhiên, điều này vẫn chỉ là một giả thuyết, chưa có chứng cứ cụ thể nào chứng minh cho điều này.

Vatican không phải lúc nào cũng là nơi ở của Đức Giáo Hoàng. Trên thực tế, cho đến giữa thế kỷ 19, các vị Giáo Hoàng chủ yếu sống ở Cung điện Latêranô, ở đầu bên kia của thành phố. Nhưng thực tế lịch sử này đã không ngăn được trí tưởng tượng của mọi người khi kể về Vatican với tất cả các thần thoại và “bí mật” liên quan đến Đức Giáo Hoàng - hầu hết những điều đó đều không đúng sự thật và đã bị lật tẩy. Dưới đây là ba ví dụ.

Văn khố mật của Vatican

Kho lưu trữ của Vatican không phải là một công viên giải trí cho những người theo thuyết âm mưu. Trên thực tế, hầu hết mọi người sẽ thấy nhàm chán. Hào quang “bí mật” được xây dựng xung quanh Archivum Secretum Apostolicum Vaticanum - là tên chính thức đầy đủ của nó - chỉ có thể là do việc dịch sai từ ngữ Latinh “secretum”, vốn chỉ có nghĩa là “dành riêng ra” như khi ta nói dành riêng ra một khoản tiền để sử dụng cho một nhu cầu nào đó. Nếu bạn đã từng có một bàn viết, bạn sẽ có một khái niệm về ý nghĩa của từ này: “Văn khố mật của Vatican” không gì khác hơn là một học tủ của bàn viết ấy được dành riêng cho một bộ sưu tập các tài liệu cá nhân, chủ yếu là thư riêng, biên niên sử và các ghi chép lịch sử của các vị Giáo Hoàng trong quá khứ.

Dẫu sao, điều này không nhất thiết làm cho Văn khố Vatican trở nên nhàm chán. Một số học giả có thể coi đây là Vườn Địa đàng riêng của họ. Trong các kệ của Văn khố này, họ có thể tìm thấy chiếu chỉ của Giáo hoàng ra vạ tuyệt thông cho Martin Luther bên cạnh cuộn giấy dài 60 mét hoàn chỉnh với biên bản các phiên tòa của các Hiệp sĩ Templar, các bức thư của Michelangelo gửi cho Đức Giáo Hoàng Giuliô Đệ Nhị, các ghi chú về phiên tòa chống lại Galilêô, và cả là một lá thư của Đức Giáo Hoàng Clêmentê thứ 12 gửi cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ bảy yêu cầu bảo vệ các anh em dòng Phanxicô ở Tây Tạng.

Hành lang bí mật

Có một hành lang bên trong bức tường thời trung cổ duy nhất của Rôma còn sót lại. Nó kết nối Điện Tông tòa Vatican với Castel Sant'Angelo, hay Lâu đài Thiên Thần.

Hành lang này thường được mô tả là “lối thoát cuối cùng của các Giáo Hoàng”, là một lối đi ngầm từ thế kỷ 13. Nó đã chiếm được trí tưởng tượng của nhiều nhà văn. Chuyến thăm của Dan Brown đến hành lang đó đã cho anh ta ý tưởng để viết cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất của mình là Thiên thần và ác quỷ - một tác phẩm viễn tưởng huyền ảo miêu tả Vatican là sân khấu cho tất cả các loại âm mưu.

Brown khẳng định hành lang này dài khoảng 400 mét và dẫn đến thư viện riêng của Đức Giáo Hoàng. Nhưng trong thực tế, nó dài gấp đôi. Nó kết thúc gần nơi ở của Đức Giáo Hoàng, phía trên trụ sở hiện tại của văn phòng nhận thư của Vatican.

Mặc dù nhiều người thích nghĩ về lối đi này là nơi “thoát hiểm”, nhưng hành lang này chỉ được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp nghiêm ngặt. Ví dụ, Đức Giáo Hoàng Alexander Đệ Lục, vị Giáo hoàng của gia đình Borgia, đã sử dụng nó vào năm 1494 để trú ẩn tại Castel Sant'Angelo khi quân đội Pháp của Vua Charles Đệ Bát xâm lược Rôma. Nó cũng được sử dụng vào ngày 6 tháng 5 năm 1527, khi các phe phái Tin lành của Charles Đệ Ngũ cướp phá Rôma. Vào ngày hôm đó, 147 vệ binh Thụy Sĩ đã chết khi cố gắng bảo vệ lăng mộ của Thánh Phêrô, trong khi 42 người khác bảo vệ Đức Giáo Hoàng Clêmentê Đệ Thất, đang dùng lối đi khẩn cấp để trú ẩn trong Lâu Đài Thiên Thần.

Thư viện Vatican

Thư viện Tông tòa Vatican chính thức được thành lập vào năm 1475, mặc dù nó thực sự lâu đời hơn rất nhiều. Các nhà sử học giải thích Thư viện Tông tòa Vatican có nguồn gốc từ những ngày đầu tiên của Kitô Giáo. Trên thực tế, một số bản viết tay từ những thế kỷ đầu tiên của Kitô Giáo được lưu giữ ở đây. Được thành lập trong Cung điện Latêranô cho đến cuối thế kỷ 13, Thư viện Tông tòa đã phát triển theo cấp số nhân dưới thời Đức Giáo Hoàng Boniface Đệ Bát, là người sở hữu một trong những bộ sưu tập lớn nhất ở Âu Châu các bản thảo viết tay được viết trên da thú và được trang hoàng thêm bằng kim loại quý như vàng hay bạc. Tuy nhiên, chỉ đến năm 1451 khi Đức Giáo Hoàng Nicholas Đệ Ngũ, một người yêu thích sách nổi tiếng, cố gắng thiết lập lại Rôma một thư viện như một trung tâm học thuật có tầm quan trọng toàn cầu với hơn 1,200 cuốn, bao gồm cả bộ sưu tập cá nhân của ngài về các tác phẩm kinh điển của Hy Lạp và La Mã, và một loạt các văn bản được mang đến từ Constantinople.

Ngày nay, Thư viện Vatican bao gồm khoảng 75,000 sách chép tay và 85,000 incunabula, tức là các ấn bản được thực hiện từ khi phát minh ra máy in cho đến thế kỷ 16, và các ấn bản khác tổng số hơn một triệu cuốn sách. Chẳng có bí mật gì cả, tất cả những kho báu này đều có trên mạng. Bạn có thể tìm kiếm trong thư viện và tải xuống kho lưu trữ của nó chỉ bằng cách nhấn vào địa chỉ: https://digi.vatlib.it/

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây