Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
Liên lạc: Cha Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, (832) 692-4761 hoặc cha Hoàng Anh, OP, (832) 283-6258

 

Mừng 20 Năm Kỷ Niệm Thành Lập Giáo Xứ

Giáo xứ kính mời mọi người đến tham dự Đại Hội Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập Giáo Xứ vào hai ngày 16 và 17 tháng 11 năm 2024. Giáo xứ cũng xin mời quý ân nhân và giáo dân trong và ngoài giáo xứ mua vé số với giải độc đắc một xe Tesla mới 2024 Model 3, để ủng hộ gây quỹ xây dựng Quảng Trường CTTĐVN. Xin bấm vào nối kết để biết thêm chi tiết. Giáo xứ xin chân thành cám ơn.

Bích Chương (Poster)
Thiệp Mời (Invitation)
Chương Trình (Program)
 


MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 

Kết thúc bi thảm của vụ nổ súng tại trung tâm Công Giáo Seattle, nhận định của Đức Tổng Giám Mục

Thứ tư - 03/03/2021 07:42

Kết thúc bi thảm của vụ nổ súng tại trung tâm Công Giáo Seattle, nhận định của Đức Tổng Giám Mục

Thế Giới Nhìn Từ Vatican - 01/Mar/2021

1. Cảnh sát cho biết một người đàn ông bắn vào một phụ nữ tại Trung Tâm Công Giáo Seattle trước khi tự kết liễu đời mình

Các nhà chức trách đang điều tra một vụ nổ súng dẫn đến sự có mặt đông đảo của cảnh sát vào chiều thứ Ba tại Quận Central.

Theo cảnh sát Seattle, khoảng 1 giờ 15 chiều Thứ Ba 23 tháng Hai, một người đàn ông đã gây gỗ với một phụ nữ trong sân của Trung Tâm Dịch Vụ Gia cư và Trung Tâm Dịch Vụ Cộng đồng Công Giáo tại số 100 đại lộ 23 South, góc đường Yesler Way. Người đàn ông đã có mặt tại cơ sở để có một cuộc hẹn tư vấn pháp luật. Anh ta đe dọa người phụ nữ, sau đó rút súng ra và bắn vào thẳng vào người cô ở cự ly rất gần, nhưng may mắn cô ta né được, và không bị thương tích gì.

Cảnh sát cho biết người đàn ông sau đó đã tự sát. Các nhân viên cảnh sát xác nhận rằng nghi phạm đã chết. Một người khác bị thương nhẹ khi đang chạy trốn vì tiếng súng nổ trong khu vực. Các nhân viên cảnh sát đã di tản khoảng 40 đến 50 người bên trong tòa nhà bao gồm các nhân viên bác ái Công Giáo và các khách hàng đến xin giúp đỡ.

Tòa nhà nói trên là nơi đặt trụ sở của Trung Tâm Dịch Vụ Gia cư và Trung Tâm Dịch Vụ Cộng đồng Công Giáo của tổng giáo phận Seattle. Hai cơ sở này là các cơ quan bác ái của tổng giáo phận giúp đỡ mọi người không phân biệt lương giáo nên không thể chắc chắn là người đàn ông đã tự sát có phải là người Công Giáo hay không. Đương sự dường như có quen biết với người phụ nữ mà ông ta gây gỗ.
 
Source:Fox News Police: Man shoots at woman in Seattle before taking his own life

2. Sau vụ tự sát tại Trung Tâm Dịch Vụ Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Seattle nhấn mạnh đến đức cậy trong hoàn cảnh bi thảm hiện nay

Sau khi xảy ra vụ tự tử tại trụ sở của Trung Tâm Dịch Vụ Gia cư và Trung Tâm Dịch Vụ Cộng đồng Công Giáo của tổng giáo phận Seattle, Đức Tổng Giám Mục Paul Etienne nói rằng các Kitô hữu nên nhớ đến một thực trạng được thể hiện nơi những người tự tử là “sự tuyệt vọng và vô vọng”, nhưng cũng nên nhớ đến “tình yêu sâu sắc của Chúa”.

Trong một lá thư ngày 23 tháng 2 cho những người Công Giáo của Tổng giáo phận Seattle, Etienne đã báo cáo rằng vào chiều thứ Ba, một “người quẫn trí” đã vào trụ sở Randolph Carter của Trung Tâm Dịch Vụ Gia cư và Trung Tâm Dịch Vụ Cộng đồng Công Giáo ở Seattle.

“Anh ta đã đe dọa tính mạng của một phụ nữ trước khi tự kết liễu mạng sống của mình”, Đức Tổng Giám Mục nói. “Rất may, không ai khác bị hại và tất cả nhân viên đã có thể rời khỏi tòa nhà một cách an toàn”.

Cộng đồng Công Giáo đã “vô cùng đau buồn bởi những sự kiện bi thảm này”, Đức Tổng Giám Mục nói.

“Những lời cầu nguyện và suy nghĩ của chúng ta dành cho người đã khuất và gia đình của anh ấy”, Đức Cha Etienne nói. “Những lời cầu nguyện của chúng tôi cũng dành cho tất cả những ai đã từng là một phần của hoặc chứng kiến những sự kiện đau đớn hôm nay”.

Vị tổng giám mục đã kết nối cái chết của người đàn ông với những căng thẳng của nghèo đói, dịch bệnh coronavirus và sự tuyệt vọng.

“Những sự kiện như thế này nhắc nhở chúng ta về sự căng thẳng và đau đớn mà nghèo đói triền miên có thể mang lại. Những sự kiện như thế này nhắc nhở chúng ta về sự đau khổ và thất vọng thực sự trong tình trạng sức khỏe khẩn cấp hiện nay”, ngài nói. “Những sự kiện như thế này nhắc nhở chúng ta về sự tuyệt vọng và vô vọng mà mọi người cảm thấy trước khi tự kết liễu mạng sống của mình — một xu hướng bi thảm ngày càng trầm trọng hơn do áp lực của dịch COVID-19”.

Đức Tổng Giám Mục cầu nguyện cho tất cả mọi người “nhận thức và nhắc nhở nhau về tình yêu sâu sắc của Thiên Chúa”.

“Tôi cầu xin Chúa Thánh Thần ban ơn chữa lành và an ủi cho gia đình và cộng đồng của chúng ta, đặc biệt là những người nghèo, những người đang sợ hãi và dễ bị tổn thương trong thời gian thử thách cam go này”, ngài nói thêm.

Đức Tổng Giám Mục đặc biệt khen ngợi các nhân viên của Dịch vụ Cộng đồng Công Giáo và Dịch vụ Gia cư Công Giáo.

“Chúng ta được Chúa Giêsu mời gọi đồng hành cùng với người nghèo và chăm sóc cho họ”, ngài nói, và cho biết đây là những gì các nhân viên ở đây làm “mỗi ngày”.

“Họ hành trình với những người mà họ phục vụ vượt qua những khó khăn thử thách - và họ làm như vậy với tình yêu và sự chăm sóc của Đấng Cứu Rỗi của chúng ta”.

Đức Tổng Giám Mục Etienne cho biết ngài rất biết ơn các nhân viên và ban lãnh đạo tại trung tâm dịch vụ đã phản ứng nhanh chóng trong việc tuân thủ các quy trình an toàn. Ngài cũng cảm ơn Sở Cảnh sát Seattle và những người phản ứng đầu tiên khác.

“Tôi khuyến khích bất cứ ai đang gặp khó khăn trong những thời điểm thử thách này, hoặc có người thân đang gặp khó khăn, hãy tìm đến để được giúp đỡ”, Đức Cha Etienne nói. “Cộng đồng Công Giáo của chúng tôi ở đây để hỗ trợ các bạn thông qua các giáo xứ, Dịch vụ Cộng đồng Công Giáo hoặc các chương trình mục vụ sức khỏe tâm thần của chúng tôi. Xin hãy nhớ rằng các bạn không đơn độc”.
 
Source:Catholic News Agency After suicide at Catholic services center, Seattle archbishop emphasizes hope

3. Người Công Giáo Sydney quỳ gối đền tạ cho buổi biểu diễn LGBT được tổ chức bên ngoài các bậc thềm nhà thờ

Hơn 200 người Công Giáo đã tập trung trên các bậc thềm của nhà thờ chính tòa Đức Bà ở Sydney để quỳ gối cầu nguyện và hát thánh ca để phạt tạ cho một chương trình tạp kỹ LGBTQ có tên là “Live and Queer” được tổ chức ngay bên ngoài nhà thờ vào hôm thứ Bảy 20 tháng Hai vừa qua.

Sự kiện LGBTQ được tổ chức ngay trước nhà thờ chính tòa Đức Bà, trên một khu đất rộng thuộc sở hữu của Thành phố Sydney. Sự kiện này là một phần của một loạt gọi là “Heaps Gay” của các cộng đồng “đồng tính”. Các buổi biểu diễn bao gồm các số nhạc dân gian và nhạc pop thông thường, cho đến các hoạt động khiêu dâm trên sân khấu.

Người Công Giáo Sydney, bao gồm cả Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher, OP, đã thất kinh khi phát hiện ra buổi biểu diễn được tổ chức ngay bên ngoài nhà thờ, và hình ảnh của ngôi nhà thờ được dùng để quảng cáo cho sự kiện này.

Trong một bài đăng trên Facebook hôm Thứ Tư Lễ Tro, Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher đã viết rằng vì Quảng trường Nhà thờ là đất của hội đồng thành phố, nên “rất tiếc quyết định về việc tổ chức buổi hòa nhạc và quảng cáo của nó không đến lượt chúng ta quyết định”.

“Chúng tôi đã yêu cầu Thành phố Sydney xóa hình ảnh Nhà thờ khỏi những quảng cáo”, ngài viết.

“Thật là buồn bực và khó chịu khi nhà thờ chính tòa Đức Bà, nhà thờ mẹ của Úc, đã được sử dụng một cách khiêu khích để quảng bá sự kiện này và sự nhạy cảm đối với những người có đức tin đã không được thể hiện”.

Ngài mô tả hành động này là một một hành vi khiêu khích và xúc phạm tình cảm tôn giáo.

“Trong Mùa Chay trọng đại này, chúng ta cần cầu nguyện để cầu xin Chúa để tại thành phố Sydney vĩ đại và 'khoan dung' của chúng ta, niềm tin tôn giáo được tôn trọng và bảo vệ và tất cả chúng ta sẽ khám phá lại sự trân trọng đối với những gì thánh thiêng”.

Một phát ngôn viên của Thành phố Sydney đã xác nhận rằng tài liệu quảng cáo sử dụng hình ảnh nhà thờ đã bị xóa để “tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào”.

Người phát ngôn bảo vệ quyết định của hội đồng thành phố về việc tổ chức chuỗi buổi hòa nhạc, mà họ cho rằng sẽ giúp hỗ trợ sự phục hồi kinh tế của Sydney từ đại dịch COVID-19.

Thị trưởng Sydney Clover Moore đã tấn công Đức Tổng Giám Mục Anthony Fisher và cho biết Sydney tự hào về sự đa dạng và hòa nhập, và lặp lại một khẩu hiệu mà ta có thể nghe thấy ở bất cứ nơi nào diễn ra một chuyện tương tự.

“ Không có chỗ cho thù hận, bất khoan dung và chia rẽ”, bà ta nói.
 
Source:Life Site News Sydney Catholics make reparation on their knees for LGBT show held outside cathedral steps

4. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật thứ Hai Mùa Chay

Hôm Chúa Nhật 28 tháng Hai, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 2 Mùa Chay, bài Tin Mừng thuật lại cho chúng ta câu chuyện Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
 

Khi ấy, Chúa Giêsu đưa Phêrô, Giacôbê, và Gioan đi riêng với Người lên núi cao, và Người biến hình trước mặt các ông, và áo Người trở nên chói lọi, trắng tinh như tuyết, không thợ giặt nào trên trần gian có thể giặt trắng đến thế.

Rồi Êlia và Môsê hiện ra và đàm đạo với Chúa Giêsu. Bấy giờ Phêrô lên tiếng thưa Chúa Giêsu rằng: “Lạy Thầy, chúng con được ở đây thì tốt lắm. Chúng con xin làm ba lều, một cho Thầy, một cho Môsê, và một cho Êlia”. Phêrô không rõ mình nói gì, vì các ông đều hoảng sợ.

Lúc đó có một đám mây bao phủ các Ngài, và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta rất yêu dấu, các ngươi hãy nghe lời Người”.

Bỗng nhìn chung quanh, các ông không còn thấy ai khác, chỉ còn một mình Chúa Giêsu với các ông. Và trong lúc từ trên núi đi xuống, Chúa Giêsu ra lệnh cho các ông đừng thuật lại cho ai những điều vừa xem thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại. Các ông tuân lời căn dặn đó, nhưng vẫn tự hỏi nhau: “Từ trong cõi chết sống lại nghĩa là gì?”

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Chào anh chị em!

Chúa Nhật II Mùa Chay này mời gọi chúng ta chiêm ngắm việc Chúa Giêsu biến hình trên núi, trước ba môn đệ của Người (x. Mc 9: 2-10). Ngay trước đó, Chúa Giêsu đã loan báo rằng tại Giêrusalem, Ngài sẽ phải chịu đựng rất nhiều, bị chống đối và bị xử tử. Chúng ta có thể tưởng tượng những gì đã xảy ra trong lòng bạn bè của Ngài, những người bạn thân thiết, các môn đệ của Ngài: hình ảnh của Đấng Mêsia mạnh mẽ và khải hoàn bị rơi vào khủng hoảng, ước mơ của họ tan tành, và họ bị bao vây bởi nỗi thống khổ khi nghĩ rằng người Thầy mà họ tin tưởng sẽ bị giết như những kẻ gây ra những chuyện gian ác tồi tệ nhất. Và ngay trong giây phút đó, với tâm hồn sầu khổ, Chúa Giêsu gọi Phêrô, Giacôbê và Gioan và đưa họ lên núi cùng với Ngài.

Phúc âm cho biết: Ngài đã “dẫn họ lên một ngọn núi cao” (câu 2). Trong Kinh thánh, ngọn núi luôn có một ý nghĩa đặc biệt: nó là nơi được nâng lên, nơi trời và đất tiếp xúc với nhau, nơi mà Môisê và các tiên tri đã có trải nghiệm phi thường khi gặp Chúa. Leo lên ngọn núi là phần nào đến gần với Chúa. Chúa Giêsu cùng ba môn đệ leo lên và họ dừng lại ở đỉnh núi. Tại đây, ngài biến hình trước mặt họ. Gương mặt rạng rỡ và trang phục lấp lánh, cho họ hình dung ra trước hình ảnh Đấng Phục sinh, cung cấp cho những người sợ hãi đó ánh sáng, ánh sáng của hy vọng, ánh sáng xuyên qua bóng tối: cái chết sẽ không phải là kết thúc của mọi thứ, bởi vì nó sẽ mở ra cho vinh quang của Đấng Phục sinh. Như vậy, khi Chúa Giêsu loan báo về cái chết của Người; Người đưa họ lên núi và cho họ thấy điều gì sẽ xảy ra sau đó, là sự Phục sinh.

Như Tông đồ Phêrô đã thốt lên (x. câu 5), thật tốt khi tạm dừng với Chúa trên núi, để sống “bản xem trước” đầy ánh sáng này ngay giữa Mùa Chay. Điều cần ghi nhớ, đặc biệt khi chúng ta trải qua một thử thách khó khăn - và rất nhiều người trong anh chị em biết ý nghĩa của việc vượt qua một thử thách khó khăn – là Chúa Phục sinh không cho phép bóng tối có tiếng nói cuối cùng.

Đôi khi chúng ta phải trải qua những khoảnh khắc tăm tối trong cuộc sống cá nhân, gia đình hay xã hội và sợ hãi rằng không có lối thoát. Chúng ta cảm thấy sợ hãi trước những bí ẩn lớn như bệnh tật, nỗi đau vô cớ hay mầu nhiệm của cái chết. Trên hành trình đức tin, chúng ta thường vấp ngã khi đối diện với tai tiếng của thập giá và những đòi hỏi của Tin Mừng, là những điều kêu gọi chúng ta dành cuộc đời mình để phục vụ và sẵn sàng đánh mất mạng sống mình vì tình yêu, hơn là giữ gìn và bảo vệ nó. Vì thế, chúng ta cần một cái nhìn khác, hướng đến một ánh sáng soi rọi sâu sắc mầu nhiệm của cuộc sống và giúp chúng ta vượt ra ngoài khuôn mẫu của mình, cũng như vượt ra ngoài những tiêu chí của thế giới này. Chúng ta cũng được mời gọi leo lên núi, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Đấng Phục Sinh, Đấng đã thắp lên những tia sáng lấp lánh trong mọi mảnh vỡ của cuộc đời chúng ta và giúp chúng ta giải thích lịch sử bắt đầu bằng chiến thắng vượt qua của Người.

Tuy nhiên, chúng ta hãy cẩn thận: cảm giác của Phêrô rằng “thật tốt khi chúng ta ở đây” không được trở thành sự lười biếng tâm linh. Chúng ta không thể ở trên núi và tận hưởng vẻ đẹp của cuộc gặp gỡ này một mình. Chính Chúa Giêsu đưa chúng ta trở lại thung lũng, giữa anh chị em của chúng ta và vào cuộc sống hàng ngày. Chúng ta phải đề phòng sự lười biếng tâm linh: chúng ta hài lòng, với những lời cầu nguyện và phụng vụ của chúng ta, và điều này là đủ đối với chúng ta. Không! Lên núi không có nghĩa là quên đi thực tại; cầu nguyện không bao giờ có nghĩa là trốn tránh những khó khăn của cuộc sống; ánh sáng của đức tin không phải để mang lại những cảm giác tâm linh đẹp đẽ. Không, đây không phải là thông điệp của Chúa Giêsu. Chúng ta được mời gọi trải nghiệm cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô để được ánh sáng của Người soi sáng, để chúng ta có thể mang ánh sáng ấy đi và làm cho nó tỏa sáng khắp mọi nơi. Thắp ngọn đèn nhỏ trong lòng người; trở thành những ngọn đèn nhỏ của Tin Mừng mang theo một chút tình yêu và hy vọng: đây là sứ mệnh của một Kitô hữu.

Chúng ta hãy cầu nguyện với Mẹ Maria Rất Thánh, để Mẹ có thể giúp chúng ta đón nhận ánh sáng của Chúa Kitô với sự kinh ngạc, bảo vệ và chia sẻ ánh sáng đó.
 

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói tiếp:

Anh chị em thân mến! Tôi hợp tiếng với các Giám mục Nigeria lên án vụ bắt cóc tồi tệ đến 317 nữ sinh, đưa họ ra khỏi trường học, đến Jangebe, ở phía tây bắc của đất nước. Tôi cầu nguyện cho những cô gái này, để họ có thể sớm trở về nhà. Tôi gần gũi với gia đình của họ và với chính các cô gái. Chúng ta hãy cầu nguyện với Đức Mẹ xin Mẹ bảo vệ họ. Kính mừng Maria đầy ơn phúc Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ.Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử, Amen.

Hôm nay là Ngày Thế giới các Bệnh Hiếm. Anh chị em đang ở đây. Tôi chào mừng các thành viên của một số hiệp hội dấn thân trong lĩnh vực này, những người đã đến Quảng trường này. Trong trường hợp bệnh hiếm gặp, mạng lưới hỗ trợ giữa các thành viên trong gia đình, được các hiệp hội ủng hộ, quan trọng hơn bao giờ hết. Nó giúp các bệnh nhân không cảm thấy đơn độc và có cơ hội trao đổi kinh nghiệm và lời khuyên. Tôi khuyến khích các sáng kiến hỗ trợ nghiên cứu và điều trị, và tôi bày tỏ sự gần gũi của mình với người bệnh, với gia đình, đặc biệt là với trẻ em. Hãy gần gũi với trẻ em bệnh tật, trẻ em đau khổ, cầu nguyện cho họ, giúp họ cảm nhận được sự âu yếm của Chúa. Hãy chăm sóc trẻ em cùng với lời cầu nguyện. Khi xảy ra những căn bệnh mà không ai biết những bệnh ấy là gì, hoặc khi đối diện với một chẩn đoán tàn bạo, chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người mắc những căn bệnh hiếm gặp này; chúng ta hãy cầu nguyện đặc biệt cho những trẻ em đang đau khổ.

Tôi hết lòng chào đón tất cả anh chị em, những tín hữu Rôma và những người hành hương từ nhiều quốc gia khác nhau. Chúc mọi người có một hành trình Mùa Chay tốt đẹp. Và tôi khuyên anh chị em chay tịnh, một thứ chay tịnh không khiến anh chị em đói: đó là chay tịnh để tránh những lời đàm tiếu và vu khống. Đó là một cách chay tịnh đặc biệt. Trong Mùa Chay này, tôi sẽ không nói xấu người khác; tôi sẽ không nói chuyện phiếm. Và tất cả chúng ta đều có thể làm được điều này, tất cả mọi người. Đây là một cách giữ chay tốt. Và đừng quên rằng sẽ rất hữu ích khi đọc một đoạn Tin Mừng, hãy mang theo một cuốn Tin Mừng nhỏ trong túi, trong ví của bạn và cầm lên đọc khi có thể, bất kỳ đoạn nào. Điều này sẽ làm cho lòng chúng ta rộng mở đối với Chúa.

Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc ngày Chúa Nhật vui vẻ và một bữa trưa ngon miệng. Xin tạm biệt!
Source:Holy See Press Office Le parole del Papa alla recita dell’Angelus, 28.02.2021
 

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây