Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
If you're a young person interested in exploring a religious vocation, we invite you to learn about the Dominican Order. Join us for a "Come and See" week in Houston, Texas, from December 31st, 2024, to January 3rd, 2025
For more information, please contact father Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, at (832) 692-4761 or email thienanopmelavang@gmail.com.

MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 


KẾT QUẢ XỔ SỐ (Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập Giáo Xứ, CN ngày 17 tháng 11 năm 2024) 

Lô Hạng Nhì/Second Prize: 46340 | Lô Hạng Nhất/First Prize: 55212 | Lô Độc Đắc/Grand Prize: 29334.
 

Sandro Magiste - Cuốn sách của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Robert Sarah mạnh như một quả bom

Thứ tư - 15/01/2020 09:32

Sandro Magiste - Cuốn sách của Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Robert Sarah mạnh như một quả bom

Thế Giới Nhìn Từ Vatican
 


 

Sandro Magister, ký giả kỳ cựu chuyên về Vatican của tờ L’Espresso, hôm 12 tháng Giêng có bài nhận định sau về cuốn sách mới do Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 và Đức Hồng Y Robert Sarah viết chung với nhau: “Từ sâu thẳm trái tim của chúng tôi”.

Nguyên bản tiếng Ý “Un libro bomba. Ratzinger e Sarah chiedono a Francesco di non aprire varchi ai preti sposati” có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ từ phiên bản tiếng Anh.


Một cuốn sách như quả bom. Đức Ratzinger và Đức Hồng Y Sarah yêu cầu Đức Phanxicô đừng mở màn cho khả thể linh mục có gia đình.

Sandro Magister


Họ gặp nhau. Họ viết thư cho nhau. Chính xác trong khi “thế giới đang rung chuyển ầm ầm với tiếng ồn ào tạo ra bởi một thượng hội đồng kỳ lạ trong đó giới truyền thông chiếm mất vị trí của một thượng hội đồng chân thực,” là Thượng Hội Đồng Amazon.

Và họ đã quyết định phá vỡ sự im lặng: “Đó là nghĩa vụ thiêng liêng của chúng tôi phải nhắc nhớ sự thật của chức tư tế Công Giáo. Trong những thời điểm khó khăn này, mọi người phải sợ rằng một ngày nào đó, Chúa sẽ chỉ vào mặt người ấy với lời trách móc gay gắt này: ‘Quân đáng nguyền rủa kia, ngươi đã không nói gì cả’.” Câu trong ngoặc đơn là lời nguyền rủa quyết liệt của Thánh Catêrina thành Siena, một người dám to gan công kích các vị Giáo Hoàng.

Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 và Đức Hồng Y Robert Sarah, người Guinê, đã gửi cuốn sách này của các vị cho các nhà xuất bản không lâu ngay trước lễ Giáng sinh, thành ra, nó sắp được ra mắt ở Pháp vào giữa tháng Giêng, do Fayard xuất bản với tựa đề: “Des Profondeurs de nos cœurs”, nghĩa là “Từ sâu thẳm trái tim của chúng tôi,” và như thế, ngay trước khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể đưa ra những kết luận về Thượng Hội Đồng Amazon mà trong thực tế, bên cạnh chuyện sông núi rừng rậm, còn có một cuộc thảo luận dữ dội về tương lai của chức tư tế Công Giáo: độc thân hay không, và liệu có mở ra một tương lai cho việc phong chức linh mục cho phụ nữ hay không.


Trên thực tế, cuốn sách này sẽ là một vấn đề nghiêm trọng đối với Đức Phanxicô nếu ngài muốn mở ra chức tư tế cho những người đã kết hôn và chức phó tế cho phụ nữ, sau khi người tiền nhiệm và một Hồng Y có một kiến thức sâu sắc về tín lý và sự thánh thiện rạng ngời trong cuộc sống như Hồng Y Sarah đã đưa ra một quan điểm ủng hộ luật độc thân linh mục một cách rõ ràng và mạnh mẽ, trình bày quan điểm của chính các ngài với vị Giáo Hoàng đang trị vì gần như bằng những lời lẽ của một tối hậu thư, qua ngòi bút của một người [là Đức Hồng Y Sarah] nhưng với sự đồng thuận hoàn toàn của người kia [là Đức Bênêđíctô]:

“Có một liên kết bản thể học-bí tích giữa chức tư tế và luật độc thân linh mục. Bất kỳ sự suy yếu nào của liên kết này sẽ đặt ra vấn nạn về Huấn Quyền của Công đồng [Vatican thứ hai] và các Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI. Tôi khẩn cầu Đức Thánh Cha Phanxicô quyết liệt bảo vệ chúng ta khỏi một khả năng như vậy bằng cách phủ quyết bất kỳ cố gắng làm suy yếu luật độc thân linh mục, ngay cả khi điều đó chỉ giới hạn trong một khu vực”

Cuốn sách dài 180 trang, sau lời tựa của biên tập viên Nicolas Diat, được chia thành bốn chương.

Chương thứ nhất với tiêu đề “Bạn sợ điều gì?” là một lời phi lộ được ký bởi hai tác giả, vào một ngày trong tháng 9 năm 2019.

Chương thứ hai do Đức Joseph Ratzinger viết, nghiêng về Kinh Thánh và Thần Học, và có tiêu đề: “Các linh mục Công Giáo” được hoàn thành vào ngày 17 tháng 9, trước khi Thượng Hội Đồng Amazon bắt đầu.

Chương thứ ba do Đức Hồng Y Sarah viết có tiêu đề “Để yêu cho đến cùng”. Đó là một cái nhìn về phương diện giáo hội học và mục vụ về luật độc thân linh mục. Chương này được hoàn thành vào ngày 25 tháng 11, một tháng sau khi kết thúc Thượng Hội Đồng Amazon, trong đó tác giả tham gia rất nhiệt tình.

Chương thứ tư là kết luận chung của hai tác giả, với tiêu đề: “Trong bóng tối của cây thập giá,” đề ngày 3 tháng 12.

Trong chương đầu tiên do ngài viết, Đức Ratzinger chủ yếu muốn đưa ra ánh sáng “sự hiệp nhất sâu xa giữa hai Giao Ước [Tân Ước và Cựu Ước], thông qua lộ trình từ Đền Thờ bằng đá đến Đền Thờ là Thân Thể Đức Kitô.”

Và ngài áp dụng chú giải Kinh Thánh này cho ba văn bản Kinh Thánh, mà từ đó ngài rút ra quan niệm Kitô giáo về chức tư tế độc thân.

Đầu tiên là một đoạn trích từ Thánh Vịnh 16: “Chúa là phần gia nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con; số mạng con, chính Ngài nắm giữ” (Tv 16:5)

Văn bản thứ ba là những lời của Chúa Giêsu trong Phúc Âm theo Thánh Gioan (Ga 17:17): “Xin Cha lấy sự thật mà thánh hiến họ. Lời Cha là sự thật”.

Trong khi đó, văn bản thứ hai là hai đoạn trích từ sách Đệ Nhị Luật (10: 8 và 18: 5-8) đã được đưa vào Kinh Nguyện Thánh Thể II: “Chúng con dâng lên Chúa bánh trường sinh và chén cứu độ để tạ ơn Chúa, vì Chúa đã thương cho chúng con được xứng đáng hầu cận trước Tôn Nhan và phụng sự Chúa.”

Để minh họa ý nghĩa của những từ này, Đức Ratzinger đã trích dẫn gần như toàn bộ bài giảng của ngài tại Đền Thờ Thánh Phêrô vào sáng ngày 20 tháng 3 năm 2008, Thứ Năm Tuần Thánh, trong Thánh lễ làm phép các loại dầu, bao gồm dầu dùng để phong chức cho các linh mục.

Dưới đây là toàn bộ bài giảng của ngài trích từ một mẫu giới thiệu toàn bộ cuốn sách và các trang trong cuốn sách này: phần trực tiếp đề cập đến luật độc thân linh mục.

“Chúng ta không sáng chế ra Giáo Hội theo ý muốn của mình”

Joseph Ratzinger / Benedict XVI

Thứ Năm Tuần Thánh là một dịp để một lần nữa chúng ta tự hỏi: chúng ta nói tiếng “vâng” đáp lại điều gì? “Là linh mục của Chúa Giêsu Kitô” nghĩa là gì? Kinh Nguyện Thánh Thể II, có lẽ được soạn thảo tại Rôma trước khi thế kỉ thứ hai kết thúc, diễn tả bản chất của sứ vụ linh mục với những lời mà sách Đệ Nhị Luật (18, 5, 7) cũng đã đề cập đến bản chất của chức tư tế trong Cựu Ước: astare coram te et tibi ministrare (ứng trực và phụng sự Chúa). Có hai chức năng xác định bản chất của chức linh mục thừa tác: trước hết là “đứng trước Chúa.”

Theo sách Đệ Nhị Luật, điều này phải được giải thích trong bối cảnh của của sự phân phối của cải thời trước, theo đó, các tư tế không nhận bổng lợi nào của Đất Thánh- họ sống bởi Chúa và cho Chúa. Họ không tham gia vào những công việc độ nhật thường ngày. Công vụ của họ là “ứng trực trước nhan Chúa”- nghĩa là chăm chú nhìn lên Chúa, sống cho Chúa. Tóm lại, cách dụng ngữ trên chỉ định một đời sống đắm chìm trong sự hiện diện của Chúa cùng với một sứ vụ là đại diện cho tha nhân. Cũng như những người canh tác đất đai để nhờ đó tư tế có thể sống còn, thì tư tế phải giữ cho giữ cho thế giới này luôn hướng về Thiên Chúa, chính họ phải hướng lòng lên Người.

Nếu những lời này hôm nay được đặt trong Kinh Nguyện Thánh Thể ngay sau phần thánh hiến các lễ vật, nối tiếp đoạn Chúa hiện diện giữa cộng đoàn đang quy tụ để cầu nguyện, thì nó chỉ cho chúng ta thấy việc đứng đó là đứng trước Chúa đang hiện diện, nghĩa là, trước Thánh Thể, trọng tâm của đời sống linh mục. Nhưng dẫu vậy, ý nghĩa này còn mở rộng hơn nữa. Trong bài thánh thi của các giờ kinh Phụng vụ về Mùa Chay dẫn nhập vào giờ kinh sách- giờ kinh mà các đan sĩ thường cầu nguyện với Chúa vào ban đêm, thay cho mọi người- một trong các việc thực hành của Mùa Chay được đưa ra theo cách truyền lệnh: arctius perstemus in custodia- chúng ta hãy nhiệt tâm canh thức. Theo truyền thống đan viện Syria, các đan sĩ được mô tả như “những người đứng trên đôi chân của mình”; đứng thẳng chân là cách thể hiện sự canh thức.

Điều được coi như là phận vụ riêng của các đan sĩ thì cũng được nhìn nhận một cách hợp lí khi áp dụng cho sứ vụ linh mục, đúng như những lời trong sách Đệ Nhị Luật: linh mục phải là người canh thức. Ngài phải đứng để bảo vệ chống lại những thế lực mạnh mẽ của sự ác. Ngài phải canh giữ cho thế giới này luôn thức tỉnh hướng về Chúa. Ngài phải là người đứng thẳng trên chân mình: cương trực trước mọi dòng thời gian. Chính trực trong sự thật. Trung trực trong lời kết ước thực thi điều thiện. Ứng trực trước nhan Chúa, tự sâu thẳm của tư thế này cũng có nghĩa là nâng mọi người về với Chúa, là Đấng sẽ nâng tất cả mọi người chúng ta lên với Chúa Cha. Đó phải là sự nâng cao chính Người, chính Chúa Kitô, Lời Người, sự thật của Người, tình yêu của Người. Linh mục phải cương trực, không bị dao động, phải sẵn sàng chịu cả những sự xúc phạm vì Chúa, như được thuật lại trong sách Công Vụ Tông Đồ: họ “hân hoan bởi được coi là xứng đáng chịu khổ nhục vì danh Chúa Giêsu” (5, 41).

Giờ đây chúng ta tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa thứ hai mà Kinh Nguyện Thánh Thể II lấy từ Cựu Ước- “Ứng trực trước nhan Chúa và phụng sự Chúa.” Linh mục phải là một người chính trực và tỉnh thức, một người đứng thẳng. Cộng thêm vào những đức tính này nữa là sự phục vụ.

Theo bản văn của Cựu Ước, từ ngữ này có một ý nghĩa chủ yếu theo nghi thức: vị tư tế phải chịu trách nhiệm về tất cả hành vi thờ phượng đã được Lề Luật quy định. Nhưng việc hành động theo nghi thức này dần dần được xếp loại như việc phục vụ, như một phận vụ phải thi hành, và điều này dẫn giải cho những công việc trên phải được thực hiện với tinh thần nào.

Với việc đưa vào cách diễn tả “phục vụ” trong Kinh Nguyện Thánh Thể, ý nghĩa phụng vụ của từ ngữ được thích ứng một cách thức nào đó- để phù hợp với sự mới mẻ của phụng vụ Kitô giáo. Công việc vị linh mục làm trong khi cử hành Thánh Thể là phục vụ, và là việc phục vụ Thiên Chúa và phục vụ con người. Sự thờ phượng mà Chúa Kitô dâng lên Chúa Cha là hiến dâng mình cho đến cùng, vì phần rỗi con người. Linh mục phải tự đặt mình vào trong việc thờ phượng này, trong việc phục vụ này. Như thế, cách diễn tả “phục vụ” bao hàm nhiều chiều kích. Chắc chắn điều đầu tiên trong những chiều kích này là việc cử hành đúng đắn phụng vụ và các Bí tích nói chung, được thực hiện với sự tham dự nội tâm. Chúng ta phải học để mỗi ngày hiểu hơn phụng vụ thánh trong tất cả bản chất của nó, học để phát triển sự quen thân sống động với nó, để nó trở thành linh hồn của đời sống thường ngày. Chỉ khi đó chúng ta mới cử hành một cách đúng nghĩa, chính lúc đó mới tỏ hiện tất cả ars celebrandi, nghi thức cử hành. Không được có gì là giả tạo trong nghệ thuật này.

Nếu Phụng Vụ là một trách nhiệm chính yếu của linh mục thì điều này cũng có nghĩa là cần phải đặt ra sự ưu tiên dành để học hỏi liên tục, tiếp cận mới và sâu xa hơn cách thế cầu nguyện, trong trường học của Chúa Giêsu Kitô và của các thánh trong mọi thời đại. Bởi vì phụng vụ Kitô giáo, tự bản chất vẫn luôn luôn là một lời loan báo, chúng ta phải là những con người thiết thân với lời Chúa, yêu mến lời Chúa và sống lời Chúa: chỉ khi đó chúng ta mới có thể cắt nghĩa lời Chúa một cách xứng hợp. “Phụng sự Chúa”- việc phục vụ của linh mục cũng có nghĩa là học biết Chúa trong lời của Người, và làm cho tất cả những ai Người đã uỷ thác cho ta được nhận biết Người.

Cuối cùng, có hai khía cạnh khác liên quan đến việc phục vụ. Không ai gần cận người chủ của mình hơn người tôi tớ, là kẻ có thể đi vào không gian riêng tư nhất trong đời sống của ông. Theo nghĩa này, “phục vụ” nghĩa là sự gần gũi, nó đòi hỏi sự thân tình. Nhưng sự thân tình này cũng có thể đưa đến một mối nguy: đó là sự tiếp xúc thường xuyên của chúng ta với điều thánh thiêng có thể gây cho chúng ta nhàm chán.

Sự kính sợ biến mất. Với ảnh hưởng của thói quen, chúng ta không còn cảm nhận một biến cố cao trọng, mới mẻ, lạ lùng, là chính Người đang hiện diện, chính Người nói với chúng ta, chính Người tự hiến cho chúng ta. Chúng ta phải không ngừng chống lại sự hoá nhàm đối với thực tại ngoại thường này, chống lại sự dửng dưng của con tim, để luôn nhìn lại sự bất xứng của chúng ta và ân huệ đang diễn ra trong việc Người tự giao nộp vào bàn tay của chúng ta theo thể thức này. Phụng sự có nghĩa là gần gũi, nhưng trên hết là sự tuân phục.

Người tôi tớ làm theo các mệnh lệnh: “Không phải theo ý con nhưng theo ý Cha” (Lc 22: 42). Với những lời này trên núi Ôliu, Chúa Giêsu dứt khoát đối đầu với tội lỗi, chống lại sự phản loạn của con tim hư hỏng. Tội của Ađam chủ yếu hệ tại việc ông ta đã muốn làm theo ý mình, chứ không theo ý Thiên Chúa. Cám dỗ của nhân loại luôn là muốn hoàn toàn tự lập, muốn chỉ theo ý riêng mình và muốn mãi như thế để được hoàn toàn tự do; chỉ theo sự tự do vô giới hạn như thế con người mới trọn vẹn là mình. Nhưng như vậy, chúng ta đã đặt mình chống lại sự thật. Bởi vì sự thật là chúng ta phải chia sẻ sự tự do của chúng ta với người khác và chúng ta chỉ tự do khi hiệp thông với người khác.

Sự tự do được chia sẻ này chỉ có thể trở nên sự tự do đích thực nếu qua việc này chúng ta đi vào ý muốn của Thiên Chúa, chấp nhận những gì cấu thành mức độ của tự do. Sự tự do nền tảng này là một phần của hiện hữu con người, một sự hiện hữu không chỉ thuộc về nó và cho chính nó, càng ngày càng trở nên cụ thể trong linh mục: chúng ta không rao truyền chính chúng ta, nhưng chính Chúa và lời của Người, những gì chúng ta không thể tự ý tưởng tượng ra. Chúng ta chỉ loan truyền lời Chúa Kitô một cách đúng đắn khi thông hiệp với Thân Mình của Người.

Sự tuân phục của chúng ta là tin cùng với Giáo Hội, suy nghĩ và nói năng cùng với Giáo Hội, phục vụ cùng với Giáo Hội. Điều này luôn bao hàm lời Chúa Giêsu đã nói với ông Phêrô: ‘Một người khác sẽ dẫn con đến nơi con chẳng muốn’. Được dẫn đến nơi chúng ta chẳng muốn đến là một khía cạnh căn bản của sự phục vụ, và chính điều này làm cho chúng ta được tự do. Được dẫn đi theo cách thế đó, có thể trái với chính tư tưởng và kế hoạch của chúng ta, nhưng chúng ta cảm nhận điều mới mẻ- sự phong phú của tình yêu Thiên Chúa.

“Ứng trực trước nhan Chúa và phụng sự Chúa”: Chúa Giêsu Kitô, vị Linh Tục Tối Cao thật sự của trần gian đã đem đến cho những lời này tính sâu thẳm mà trước đó người ta không thể hình dung được. Người vừa là Con vừa là Chúa, đã muốn trở thành người tôi tớ Thiên Chúa theo lối nhìn của sách tiên tri Isaia đã phác hoạ. Người đã muốn trở thành tôi tớ của tất cả mọi người. Người đã diễn tả tính toàn diện của chức linh mục tối cao trong cử chỉ rửa chân.

Với hành vi yêu thương cho đến cùng, Người rửa sạch các bàn chân dơ bẩn; với sự khiêm hạ trong việc phục vụ, Người thanh tẩy chúng ta khỏi căn bệnh tự phụ. Như thế Người làm cho chúng ta có thể trở nên bạn hữu củaThiên Chúa. Người đã bước xuống, và sự đi lên đích thực của con người giờ đây được thực hiện trong việc chúng ta đi lên cùng với Người và tiến đến với Người. Sự nâng lên của Người là Thánh Giá. Đây là sự tự hạ sâu thẳm nhất, và, cũng như tình yêu được đẩy đến cực độ, thì đồng thời đó cũng là đỉnh cao của sự đi lên, của việc “nâng cao” con người.

“Ứng trực trước nhan Chúa và phụng sự Chúa”- điều này giờ đây có nghĩa là bước vào lời mời gọi của Người như người tôi tớ của Thiên Chúa. Như vậy, Bí tích Thánh Thể như là sự hiện thực của việc bước xuống và nâng lên của Chúa Kitô, sẽ vượt ra ngoài chính nó để quy về nhiều cách thức phục vụ bằng tình yêu thương người đồng loại. Ngày hôm nay chúng ta hãy cầu xin Chúa ban ơn để có thể một lần nữa thốt lên tiếng “vâng” theo nghĩa đó để đáp lại lời mời gọi của Người: “Con đây. Lạy Chúa xin hãy sai con” (x. Is 6, 8). Amen.

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây