Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
If you're a young person interested in exploring a religious vocation, we invite you to learn about the Dominican Order. Join us for a "Come and See" week in Houston, Texas, from December 31st, 2024, to January 3rd, 2025. 
For more information, please contact father Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, at (832) 692-4761 or email thienanopmelavang@gmail.com.

 

MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Trẻ em xác tín đã thấy Đức Mẹ Fatima hiện ra tại một nhà thờ Brazil. Giáo phận mở cuộc điều tra

Thứ bảy - 05/06/2021 10:29

Trẻ em xác tín đã thấy Đức Mẹ Fatima hiện ra tại một nhà thờ Brazil. Giáo phận mở cuộc điều tra

Thế Giới Nhìn Từ Vatican - 04/Jun/2021

1. Trẻ em tuyên bố thấy Đức Mẹ Fatima hiện ra tại một nhà thờ Brazil. Giáo phận mở cuộc điều tra

Nhiều trẻ em ở thành phố Cristina, Minas Gerais, Brazil nói rằng Đức Mẹ Fatima đã hiện ra với các em.

Những đứa trẻ đang chơi trên đường phố cho rằng chúng đã nhìn thấy sự hiện ra này. Một bé gái quả quyết rằng Đức Mẹ đã nói chuyện với cô. Cha xứ cho biết những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội đang được điều tra.

Hãng tin G1 của Brazil đã đưa tin rằng những gì Đức Mẹ được cho là đã nói chuyện với cô gái.

Một cô gái khác nói: “Đức Mẹ liên tục bảo chúng tôi cầu nguyện, mọi nơi mọi lúc. Giọng Đức Mẹ trầm xuống và Mẹ nói như thế này: 'cầu nguyện, cầu nguyện.' Đức Mẹ nói rất nhỏ vào tai chúng tôi.” Cô gái nói trong một video đang được loan truyền nhanh tại Brazil.

Mẹ của một trong hai cô gái nói rằng chính bà cũng nhìn thấy hình ảnh tương tự của Đức Mẹ Fatima trong nhà của bà.

Cha Antonio Carlos Oliveira là cha xứ cho biết ngài đã bắt đầu điều tra vụ việc.

“Lần đầu tiên tôi trình với Đức Giám Mục về sự hiện ra này, ngài yêu cầu tôi kiên nhẫn đợi một thời gian xem sao. Khi chúng ta đề cập đến các cuộc hiện ra, chúng ta đang nói về một điều rất tế nhị. Nó cần được nghiên cứu và phân tích cẩn thận”.

“Vào lúc này, chúng ta cần cầu nguyện tại nhà như một gia đình với nhau, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch này”.
 
Source:Church POP Children Claim Our Lady of Fatima Appeared at Brazil Church: “She Kept Telling Us to Pray”

2. Đại sứ quán Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh treo cờ 'Tự hào Đồng Tính’ trong suốt tháng 6

Trong một cử chỉ đầy thách thức, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tòa thánh đã thông báo vào hôm thứ Ba, ngày 1 tháng 6, rằng họ sẽ treo cờ “Tự hào Đồng Tính” trong suốt tháng 6.

Theo truyền thống, tháng 6 được xem là Tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Các nhà vận động đồng tính đã tìm mọi cách để biến tháng này thành tháng “Tự hào Đồng Tính”

“Hoa Kỳ tôn trọng phẩm giá và bình đẳng của những người LGBTQI +. Quyền LGBTQI + là nhân quyền căn bản,” đại sứ quán tuyên bố như thế trên Twitter.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đầu năm nay thông báo rằng các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ trên toàn thế giới có thể treo cờ “Tự hào Đồng Tính” bên cạnh cờ Mỹ.

Việc cho phép treo cờ - không phải là một nhiệm vụ phải làm - đã được đưa ra trước ngày 17 tháng 5, được coi là ngày quốc tế chống lại việc kỳ thị đồng tính.

Dưới thời chính quyền Trump, các cơ sở ngoại giao của Hoa Kỳ bị cấm treo cờ cầu vồng từ các cột cờ của đại sứ quán.

Tháng Tư năm nay, tạp chí Foreign Policy báo cáo một chỉ thị của Ngoại trưởng Antony Blinken theo đó các cơ sở ngoại giao ở một số nước nên tránh treo cờ cầu vồng nếu làm như vậy sẽ tạo ra một phản ứng dữ dội.

Cũng trong ngày thứ Ba, Tổng thống Joe Biden, vị tổng thống Công Giáo thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, cũng đã đưa ra tuyên bố vào ngày 1 tháng 6 hoan nghênh “Tháng Tự hào Đồng tính nữ, Đồng tính nam, Song tính, Chuyển giới và Hồ nghi về giới tính”

Hội đồng giám mục Hoa Kỳ (USCCB) đã cảnh báo rằng bất chấp mục tiêu chống phân biệt đối xử của dự luật Bình đẳng giới tính, nó sẽ phân biệt đối xử đối với những người có đức tin là những người phản đối việc định nghĩa lại hôn nhân và chống lại việc hô hào chuyển giới.
Source:Catholic News Agency US Embassy to Vatican flies LGBT ‘Pride’ flag for month of June

3. Chính sách 3 con: Trung Quốc nâng giới hạn sinh trong một sự thay đổi chính sách rất lớn

Hôm thứ Hai, các cặp vợ chồng Trung Quốc đã kết hôn có thể có tối đa 3 con, trong một sự thay đổi lớn so với giới hạn hiện tại là 2 con sau khi dữ liệu gần đây cho thấy sự sụt giảm đáng kể về tỷ lệ sinh ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Bắc Kinh đã loại bỏ chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ của mình vào năm 2016, thay thế bằng giới hạn hai con để cố gắng ngăn chặn rủi ro đối với nền kinh tế do dân số già nhanh chóng. Nhưng điều đó không dẫn đến việc số ca sinh tăng liên tục do chi phí nuôi dạy trẻ cao ở các thành phố của Trung Quốc, một thách thức vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Tân Hoa xã cho biết, việc thay đổi chính sách sẽ đi kèm với “các biện pháp hỗ trợ, có lợi cho việc cải thiện cơ cấu dân số của nước ta, hoàn thành chiến lược chủ động đối phó với dân số đang già hóa”.

Số liệu gần đây cho thấy Trung Quốc có tỷ lệ sinh chỉ 1.3 con trên một phụ nữ vào năm 2020, ngang bằng với các xã hội già hóa như Nhật Bản và Ý và thua xa so với mức cần thiết cho mức thay thế là 2.1.
Source:Reuters Three-child policy: China lifts cap on births in major policy shift

4. Nhiều người Brazil giận dữ trước câu nói đùa của Đức Phanxicô

Tử vong tại Brazil tính đến chiều Thứ Hai 31 tháng 5, đã lên đến 462,092 người chết, trong số 16,515,120 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong 24 giờ trước đó, có 43,520 trường hợp nhiễm bệnh và 950 người chết.

Trong bối cảnh đó, một câu nói đùa của Đức Thánh Cha Phanxicô liên quan đến người Brazil đã gây ra sự phẫn nộ trong một số nhóm ở quốc gia Nam Mỹ này.

Vào ngày 26 tháng 5, Cha João Paulo Victor người Brazil đã xin Đức Thánh Cha gửi lời chúc phúc đến người dân Brazil sau buổi tiếp kiến chung tại Vatican. Một đoạn video cho thấy Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói đùa với vị linh mục bằng tiếng Ý như thế này: “Không có sự cứu rỗi nào dành cho các bạn. Quá nhiều cachaça và chẳng cầu nguyện gì cả”. Đức Thánh Cha sau đó đã chúc lành cho Victor và một người khác. Cachaça là một loại rượu làm từ mía rất được ưa chuộng tại Brazil.

Phản ứng vui vẻ của Cha Victor đối với lời bình luận đùa cợt này không khác với hầu hết người Brazil khi mới nghe câu nói đó. Nhưng sau khi đoạn video bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội, một làn sóng chỉ trích bắt đầu gia tăng, chủ yếu là từ những người ủng hộ Tổng thống bảo thủ Jair Bolsonaro.

Trong một bức thư công khai trên trang web ủng hộ tổng thống Bolsonaro có tên là Jornal da Cidade Online, luật sư Jorge Béja đã yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô “xin lỗi Brazil và những người Brazil” sau khi đã thốt ra “những lời lẽ cứng rắn, không đúng sự thật, tàn nhẫn và gây tổn thương” trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

“Trong một thời điểm như thế này, với quá nhiều đau đớn, ngài ngụ ý rằng ngay cả những lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng cũng không hiệu quả vì không có giải pháp nào cho chúng tôi, những người Brazil; chúng tôi không xứng đáng với những lời cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng, bởi vì chúng tôi uống quá nhiều rượu cachaça và cầu nguyện quá ít,” ông viết.

Béja yêu cầu Đức Thánh Cha Phanxicô xin lỗi ngay lập tức, và tuyên bố rằng người Brazil là “một dân tộc Kitô Giáo” và Đức Phanxicô đã có thể chứng kiến tận mắt điều này trong chuyến thăm của ngài đến Brazil trong khuôn khổ Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2013.

Bài đăng trên Facebook của bức thư trên trang Jornal da Cidade Online đã được chia sẻ hơn 8,000 lần và ít nhất 18,000 người đã đưa ra những lời bình luận.

Trên thực tế, hầu hết những lời chỉ trích dường như không nhắm vào chính trò đùa của Đức Thánh Cha Phanxicô, mà nhắm vào chính cá tính và quan điểm của ngài.

Frederico Viotti nói với tờ Crux rằng nhiều người đã “bị xúc phạm một cách thực sự bởi một nhận xét đáng tiếc như vậy của Đức Thánh Cha Phanxicô”.

“Nhiều người Công Giáo nhiễm bệnh không được tiếp cận với các bí tích. Ngay cả khi họ yêu cầu gặp một linh mục, yêu cầu của họ không thể được đáp ứng. Cuối cùng họ phải đối mặt với cái chết có thể xảy ra mà không nhận được sự trợ giúp từ tôn giáo của mình. Những người đó chắc chắn đang chờ đợi một lời bình luận khác từ Đức Giáo Hoàng”.

Viotti nói thêm người Brazil “ngoan đạo và có tinh thần cầu nguyện”, bất kỳ người nước ngoài thăm đất nước này đều có thể thấy điều đó. Đó là lý do tại sao, phá thai không bao giờ có thể được hợp pháp hóa ở Brazil, trong khi nó hiện đã được hợp pháp ở Á Căn Đình, quê hương của Đức Giáo Hoàng.

“Đối với những người Công Giáo như chúng tôi, điều này gây ra sự ngỡ ngàng và bối rối khi Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên có những lời lẽ thô bạo để nói về các quốc gia đang được cai trị bởi những người bảo thủ, là những người ở một mức độ nhất định, đang chống lại sự tục hóa và phi Kitô Giáo của xã hội, trong khi hiếm khi ngài thể hiện sự chỉ trích như thế đối với các chính phủ cánh tả,” Viotti nói.

Đức Cha Devair Araújo da Fonseca của Piracicaba, bang São Paulo, biết rõ tính hay thích hài hước của Đức Thánh Cha Phanxicô. Một trong những bức ảnh trong văn phòng của ngài cho thấy ngài chụp hình chung với Đức Thánh Cha trong chuyến tông du vào năm 2015. Cả hai vị đều đang cười. “Tôi đã nói điều gì đó, và ngay lập tức ngài pha trò”.

Theo ý kiến của Đức Cha da Fonseca, hầu hết những người chỉ trích Đức Giáo Hoàng về nhận xét của ngài không phải là “không hài lòng với những gì ngài đã nói, nhưng họ chỉ sử dụng bất cứ điều gì xảy ra như một cái cớ để chỉ trích ngài”.

“Đức Thánh Cha Phanxicô có thể có tinh thần tự nhiên. Đó là một điều tích cực. Tôi nghĩ chúng ta đang mất đi khiếu hài hước,” Đức Giám Mục nói với tờ Crux.

Đức Cha Da Fonseca nhấn mạnh rằng Đức Giáo Hoàng đã chúc lành cho vị linh mục Brazil sau trò đùa này “Nếu thực sự ngài nghĩ như trong câu nói đùa, thì ngài đã không chúc lành cho vị linh mục ấy”.

Đức Cha Da Fonseca nói thêm: Một yếu tố quan trọng khác cần nhớ là khiếu hài hước của người Mỹ Latinh không giống với người Âu Châu hoặc Bắc Mỹ.

“Người Brazil có thể cười ngay cả trong đám tang. Tại sao bây giờ họ không cười? Nếu chúng ta không thể tìm thấy một chút thời gian để thư giãn trong một khoảng thời gian như thế này, mọi thứ sẽ trở nên nặng nề hơn.”
Source:Crux Conservative Brazilians don’t see humor in Pope Francis’s joke about country

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây