Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
Liên lạc: Cha Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, (832) 692-4761 hoặc cha Hoàng Anh, OP, (832) 283-6258

 

MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Đức Thánh Cha xưng tội trong buổi Phụng Vụ Thống Hối 24 giờ cho Chúa tại Vatican

Chủ nhật - 31/03/2019 11:04

Đức Thánh Cha xưng tội trong buổi Phụng Vụ Thống Hối 24 giờ cho Chúa tại Vatican

Thế Giới Nhìn Từ Vatican
 


 

Lúc 5 giờ chiều ngày Thứ Sáu, 29 tháng Ba, tại Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Phụng Vụ Thống Hối khai mạc truyền thống 24 giờ cho Chúa, là một sáng kiến của Hội Đồng Tòa Thánh Tái Truyền Giảng Tin Mừng diễn ra hàng năm vào Thứ Sáu và Thứ Bảy trước Chúa Nhật thứ Tư Mùa Chay.

Năm nay là năm thứ sáu, và chủ đề cho chương trình 24 giờ cho Chúa năm nay được trích từ Tin Mừng theo Thánh Gioan: “Tôi cũng không lên án chị đâu”. (Ga 8:11). Cử hành này sẽ được đánh dấu bởi việc Chầu Thánh Thể, suy tư cá nhân và lời mời hoán cải cá nhân. Chúng ta được mời gọi chiêm ngưỡng hình ảnh của Chúa Giêsu, không giống như đám đông tập hợp để phán xét và lên án người phụ nữ ngoại tình, nhưng Ngài đưa ra lòng thương xót vô hạn như một cơ hội cho ân sủng và cuộc sống mới.

Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói trong Tông Thư Misericordia et Misera (Lòng Thương Xót và Nỗi Khốn Cùng): “Bí tích Hòa giải cần được tái khám phá và được đặt ở vị trí trung tâm trong đời sống Kitô hữu. Một dịp thuận lợi cho việc này có thể là sáng kiến 24 giờ cho Chúa, một cử hành được tổ chức vào gần Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Chay. Sáng kiến này, đã có tại nhiều giáo phận, có giá trị mục vụ rất lớn trong việc khuyến khích một kinh nghiệm nhiệt thành hơn về Bí tích Hòa giải.”

Sáng kiến 24 giờ cho Chúa mời gọi cả thế giới đắm mình trong lòng thương xót vô biên của Chúa. Phụng Vụ Thống Hối cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Đền Thờ Thánh Phêrô sẽ bắt đầu sáng kiến tuyệt vời này. Từ khi bắt đầu ở Rôma, sáng kiến này giờ đây đã là một phần thiết yếu trong Mùa Chay tại các giáo phận trên khắp thế giới với mong muốn kết hợp thiêng liêng với Đức Thánh Cha nhằm đưa ra tất cả khả năng cho một kinh nghiệm cá vị về lòng thương xót Chúa.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Đức Thánh Cha đang làm dấu bắt đầu buổi cử hành Phụng Vụ.

Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. 

Amen.

Xin lòng thương xót và bình an của Chúa Kitô ở cùng tất cả anh chị em. 

Và ở cùng cha. 

Anh chị em, thân mến hôm nay cũng vậy, Chúa Giêsu do lòng thương xót của Ngài đang nói những lời tha thứ cho chúng ta và mời gọi chúng ta hoán cải. Chúng ta hãy mở rộng lòng mình để ân sủng của Thiên Chúa có thể hoạt động trong chúng ta. Chúng ta hãy giao phó anh chị em chúng ta cho Người, đặc biệt là những người đã rời xa Thiên Chúa, để trong hai mươi bốn giờ đặc biệt dành riêng cho việc tôn thờ này và hòa giải này trong toàn thể Giáo hội, họ có thể nghe thấy tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi: “Tôi cũng không lên án bạn đâu; hãy đi và từ giờ trở đi đừng phạm tội lỗi nữa.”

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Giờ đây cộng đoàn đang yên lặng cầu nguyện. 

Bài đọc Một.

Bài trích sách tiên tri Isaia

Đây là lời ĐỨC Chúa, Đấng đã vạch một con đường giữa đại dương, một lối đi giữa sóng nước oai hùng, Đấng đã cho xuất trận nào chiến xa chiến mã, nào tướng mạnh binh hùng: - tất cả đã nằm xuống, và không còn trỗi dậy, đã bị dập đi, tắt ngấm như tim đèn.

Người phán như sau: “Các ngươi đừng nhớ lại những chuyện ngày xưa, chớ quan tâm về những việc thuở trước.

Này Ta sắp làm một việc mới, việc đó manh nha rồi, các ngươi không nhận thấy hay sao?

Phải, Ta sẽ mở một con đường giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn.

Loài dã thú, chó rừng và đà điểu, đều sẽ tôn vinh Ta; vì Ta cho nước chảy ngay giữa sa mạc, khơi những dòng sông tại vùng đất khô cằn, cho dân Ta tuyển chọn được giải khát.

Ta đã gầy dựng cho Ta dân này, chúng sẽ lên tiếng ngợi khen Ta. 

Đó là Lời Chúa.

Đáp Ca:

Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu tình thương.

Người không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm.

Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao.

Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu tình thương.

Như đông đoài cách xa nhau ngàn dặm, tội ta đã phạm, Chúa cũng ném thật xa ta.

Như người cha chạnh lòng thương con cái, Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn.

Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu tình thương.

Kiếp phù sinh, tháng ngày vắn vỏi, tươi thắm như cỏ nội hoa đồng,

một cơn gió thoảng là xong, chốn xưa mình ở cũng không biết mình.

Nhưng ân tình Chúa thiên thu vạn đại, dành cho kẻ nào hết dạ kính tôn.

Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu tình thương.

Người xử công minh cả với đời con cháu, cả những ai giữ giao ước của Người

và nhớ tuân hành mệnh lệnh Người ban.

Chúa đặt ngai báu trên trời cao thẳm, quyền đế vương bá chủ muôn loài.

Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và giàu tình thương.

Câu xướng trước Phúc Âm

Hãy trở về cùng Chúa là Thiên Chúa của anh em,

bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm bất bình và giàu tình thương.

Tin Mừng

Chúa ở cùng anh chị em

Và ở cùng cha

Bài trích Tin Mừng theo thánh Gioan (Ga 8: 1-11)

Khi ấy, Chúa Giêsu lên núi cây dầu. Và từ sáng sớm, Người lại vào trong đền thờ. Toàn dân đến cùng Người, nên Người ngồi xuống và bắt đầu giảng dạy. 

Lúc đó, luật sĩ và biệt phái dẫn đến Người một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, và họ đặt nàng đứng trước mặt mọi người. 

Họ hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?” 

Họ nói thế có ý gài bẫy Người để có thể tố cáo Người. Nhưng Chúa Giêsu cúi xuống, bắt đầu lấy ngón tay viết trên đất. 

Vì họ cứ hỏi mãi, nên Người đứng lên và bảo họ: “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi”. 

Và Người ngồi xuống và lại viết trên đất. Nghe nói thế họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất, và còn lại một mình Chúa Giêsu với người thiếu phụ vẫn đứng đó. 

Bấy giờ Chúa Giêsu đứng thẳng dậy và bảo nàng: “Hỡi thiếu phụ, những người cáo chị đi đâu cả rồi? Không ai kết án chị ư?” 

Nàng đáp: “Thưa Thầy, không có ai”. Chúa Giêsu bảo: “Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. 

Đó là lời Chúa.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

“Chỉ còn lại có hai điều: nỗi khốn khổ và lòng thương xót” (In Joh 33, 5). Thánh Augustinô đã tổng kết như thế về phần cuối của bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe. Những kẻ đến để ném đá người phụ nữ hay để bắt lỗi Chúa Giêsu về Lề Luật đã bỏ đi, vì đối với họ không còn gì đáng quan tâm. Nhưng, Chúa Giêsu vẫn ở lại. Ngài ở lại vì điều quý giá trong mắt Ngài vẫn còn: đó là người phụ nữ, là một nhân vị. Đối với Ngài, tội nhân đáng kể hơn tội lỗi. Trong trái tim Thiên Chúa tôi, bạn, mỗi người trong chúng ta đều đáng kể hơn so với những lỗi lầm, các luật lệ, những phán xét và các thất bại của chúng ta. Chúng ta hãy xin ơn để có cái nhìn như Chúa Giêsu, chúng ta hãy xin để có quan điểm Kitô về cuộc sống. Chúng ta hãy nhìn với lòng mến trên những người tội lỗi vượt lên trên những lỗi lầm của họ, nhìn với tình yêu trên những người lầm đường lạc lối vượt lên những sai lầm của họ, và nhìn một con người vượt lên lịch sử của người đó.

“Chỉ còn lại có hai điều: nỗi khốn khổ và lòng thương xót”. Đối với Chúa Giêsu, người phụ nữ bị bắt đang ngoại tình không tiêu biểu cho một đoạn trong Lề Luật, nhưng là một tình huống cụ thể mà Ngài can thiệp. Vì thế, Ngài ở lại đó với người phụ nữ, là người hầu như luôn đứng im lặng trong suốt câu chuyện này. Trong khi đó, Ngài làm một cử chỉ bí ẩn hai lần: Ngài lấy ngón tay viết trên đất (Ga 8:6,8). Chúng ta không biết Ngài đã viết những gì và có lẽ đó không phải là một yếu tố quan trọng nhất: sự chú ý của Tin Mừng đặt nơi sự kiện là Chúa viết. Chúng ta nhớ đến câu chuyện ở núi Sinai, khi Thiên Chúa đã viết các tấm bia Lề Luật bằng ngón tay của Ngài (xem Xh 31:18), như Chúa Giêsu đang làm đây. Sau đó, qua các tiên tri, Thiên Chúa đã hứa sẽ không viết trên các tấm bia đá nữa, nhưng ghi khắc trực tiếp lên con tim (xem Gr 31:33), trên tấm bia bằng thịt của trái tim chúng ta (xem 2 Cr 3:3). Với Chúa Giêsu, Đấng là lòng thương xót của Thiên Chúa nhập thể, đã đến lúc viết lên con tim của những người nam nữ; đã đến thời viên mãn để Ngài mang lại niềm hy vọng chắc chắn cho nỗi khốn khổ của con người: đó là không đưa ra quá nhiều lề luật bên ngoài, thường làm cho Thiên Chúa và con người xa cách nhau, nhưng mang đến luật của Thánh Thần là điều đi vào con tim và giải phóng nó. Đây là điều xảy ra với người phụ nữ, là người đã gặp Chúa Giêsu và tái tục cuộc sống mình bằng cách ra đi và không phạm tội nữa (xem Ga 8:11). Chính Chúa Giêsu, với quyền năng của Thánh Thần, giải thoát chúng ta khỏi sự dữ bên trong chúng ta, khỏi tội lỗi mà Lề Luật có thể ngăn đe, nhưng không loại bỏ được.

Tội lỗi vừa mạnh, vừa có sức quyến rũ: nó thu hút, và mê hoặc con người. Nỗ lực riêng của chúng ta không đủ để thoát khỏi nó, chúng ta cần một tình yêu lớn hơn. Không có Thiên Chúa, chúng ta không thể chiến thắng được tội lỗi: chỉ có tình yêu của Ngài nâng chúng ta dậy từ bên trong, chỉ có sự dịu dàng của Ngài tuôn đổ trong tâm hồn chúng ta mới làm cho chúng ta được tự do. Nếu chúng ta muốn được giải thoát khỏi mọi tội lỗi, thì cần dành không gian cho Chúa, Đấng tha thứ và chữa lành. Và Ngài làm điều đó trước hết qua Bí tích mà chúng ta sắp cử hành. Xưng tội là một thông lộ đi từ sự khốn khổ đến lòng thương xót, là điều Chúa viết lên trái tim chúng ta. Trong tâm hồn chúng ta, chúng ta đọc thấy thường xuyên rằng chúng ta quý giá trong ánh mắt của Thiên Chúa, rằng Ngài là Cha và Ngài yêu thương chúng ta thậm chí còn hơn cả chúng ta yêu mình.

“Chỉ còn lại có hai điều: nỗi khốn khổ và lòng thương xót”. Chỉ có hai điều đó. Đã bao lần chúng ta cảm thấy cô đơn và lạc lối trong cuộc sống. Đã bao lần chúng ta không biết làm thế nào để bắt đầu lại, thấy mình bị vùi chôn trong cố gắng làm thế nào để có thể chấp nhận chính mình. Chúng ta cần bắt đầu lại, nhưng chúng ta không biết bắt đầu từ đâu. Kitô hữu được sinh ra từ sự tha thứ đã được lãnh nhận nơi Bí tích Rửa tội. Họ luôn được tái sinh từ đó: từ sự thứ tha đáng kinh ngạc của Thiên Chúa, từ lòng thương xót của Người khiến chúng ta được phục hồi. Chỉ qua việc được Chúa thứ tha, chúng ta mới có thể đứng dậy với niềm tự tin mới, sau khi trải nghiệm niềm vui được Chúa Cha yêu thương đến cùng. Chỉ qua sự tha thứ của Thiên Chúa, những điều mới mẻ trong chúng ta mới thực sự xảy ra. Chúng ta hãy lắng nghe lời Chúa đã phán với chúng ta qua tiên tri Isaia: “Này, Ta sắp làm một việc mới” (Is 43:19). Sự tha thứ mang lại cho chúng ta một khởi đầu mới, làm cho chúng ta trở thành những tạo vật mới, cho chúng ta bắt đầu cuộc sống mới của mình. Sự tha thứ của Chúa không phải là một bản phôtôcôpi được tạo ra giống hệt như nhau mỗi khi chạy ngang qua tòa giải tội. Nhận được sự tha thứ tội lỗi thông qua vị linh mục luôn luôn là một kinh nghiệm mới mẻ, khác biệt và độc đáo. Từ tình trạng cô đơn trong những khốn khổ và trước những người cáo buộc, như người phụ nữ trong Tin Mừng, chúng ta tiến đến tình trạng được Chúa nâng dậy và khích lệ; và Ngài ban cho chúng ta một khởi đầu.

“Chỉ còn lại có hai điều: nỗi khốn khổ và lòng thương xót”. Chúng ta phải làm gì để yêu mến lòng thương xót, để vượt qua nỗi sợ phải đi xưng tội? Chúng ta hãy đón nhận một lần nữa lời mời của tiên tri Isaia: “Các ngươi không nhận thấy sao?” (Is 43,19). Điều quan trọng là cảm nhận được sự tha thứ của Chúa. Thật là đẹp, nếu sau khi xưng tội, chúng ta vẫn ở lại như người phụ nữ, với ánh mắt dán chặt vào Chúa Giêsu, Đấng vừa giải thoát chúng ta: đừng nhìn về những nỗi khốn khổ chúng ta nữa nhưng hãy dán mắt vào lòng thương xót của Ngài. Hãy nhìn vào Đấng Chịu Đóng Đinh và nói với sự ngạc nhiên: “Đó là nơi mà tội lỗi của tôi đã đưa đẩy đến. Ngài đã mang lấy chúng trên mình. Ngài đã không chỉ tay vào mặt con, nhưng Ngài mở rộng vòng tay và Ngài lại tha thứ cho con lần nữa”. Điều quan trọng là phải nhớ đến sự tha thứ của Chúa, nhớ đến sự dịu dàng Ngài, và nếm hưởng hết lần này sang lần khác sự bình an và tự do mà chúng ta đã trải nghiệm. Đây là trung tâm của Bí tích Hoà giải: không phải là tội lỗi mà chúng ta xưng ra, nhưng là tình yêu của Thiên Chúa mà chúng ta nhận lãnh và luôn luôn cần đến. Chúng ta có thể vẫn còn một ngờ vực: “xưng tội làm gì vô ích, vì tôi luôn phạm đi phạm lại những tội như thế”. Chúa biết chúng ta; Ngài biết rằng cuộc đấu tranh nội tâm là gian nan, rằng chúng ta yếu đuối và dễ sa ngã, thường rơi trở lại vào vòng tội lỗi. Và Ngài đề nghị chúng ta bắt đầu rơi trở lại vào điều tốt, rơi trở lại vào việc cầu xin lòng thương xót. Ngài sẽ nâng chúng ta dậy và biến chúng ta thành những thụ tạo mới. Chúng ta hãy bắt đầu lại, từ bí tích Hòa Giải, và trả lại cho bí tích này vị trí xứng đáng trong cuộc sống và trong việc mục vụ!

“Chỉ còn lại có hai điều: nỗi khốn khổ và lòng thương xót”. Ngày hôm nay trong Bí tích Hoà Giải, chúng ta hãy kín múc sức sống từ cuộc gặp gỡ cứu độ này: chúng ta, với những khốn khổ và tội lỗi của chúng ta; gặp gỡ Chúa, Đấng biết rõ chúng ta, yêu thương chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi mọi tội lỗi. Chúng ta hãy tiến vào cuộc gặp gỡ này, và cầu xin ân sủng để tái khám phá quyền năng cứu độ của cuộc gặp gỡ ấy.

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây