Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
If you're a young person interested in exploring a religious vocation, we invite you to learn about the Dominican Order. Join us for a "Come and See" week in Houston, Texas, from December 31st, 2024, to January 3rd, 2025. 
For more information, please contact father Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, at (832) 692-4761 or email thienanopmelavang@gmail.com.

 

MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Hình ảnh quê hương oằn mình trong trận dịch quái ác. Chia sẻ của các linh mục và tu sĩ

Chủ nhật - 05/09/2021 10:18

Hình ảnh quê hương oằn mình trong trận dịch quái ác. Chia sẻ của các linh mục và tu sĩ

Giáo Hội Năm Châu - 03/Sep/2021
 

Quê hương trong những ngày này ra sao? Đình Trinh xin gởi đến quý vị và anh chị em một vài suy tư của các linh mục và nữ tu từ quê nhà yêu dấu.



1. NHỮNG CHUYẾN XE CHỞ “TẤM LÒNG”

Tôi đã trở về môi trường sống và làm việc nhưng tâm trí vẫn còn nghĩ nhiều đến những bài học quí giá trong bệnh viện chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid 19.

“Lạy Thầy xin cứu con với” (Mt 14, 30). Đó là lời van xin của Phêrô với Chúa Giêsu khi ông nhận ra mình sắp chìm. Đó cũng là lời của bao người, bao gia đình đang thốt lên trong cơn hoảng loạn của dịch bệnh. Tâm nguyện và khao khát của tôi là cùng nhân viên chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và mong ước nghe được giọng nói, biết vùng miền nơi họ đang cư trú; cảm nhận được những tâm tư và hoang mang khi họ đối diện với dịch bệnh đang diễn ra cho gia đình họ. Nhờ những tháng ngày sống và làm việc, tôi nghe được nỗi lòng của họ, hiểu được tâm trạng hoang mang của họ, cảm thông được những khó khăn họ đang gặp phải, và trực tiếp nghe được những câu chuyện gia đình chất chứa một nỗi niềm với nhiều lo âu pha chút hoảng loạn. Đặt mình trong hoàn cảnh và nỗi niềm của họ, tôi càng khám phá nỗi bất lực của phận người mà khiếm tốn hướng lòng cậy trông vào Thiên Chúa.

Anh em linh mục và chúng sinh chúng tôi khởi đầu ngày mới là đón nhận sự sống thiêng liêng của Chúa qua Thánh Lễ. Giây phút này, chúng tôi dâng cuộc đời cho Chúa, các công việc sẽ làm, những người sẽ gặp, bệnh nhân sẽ được phục vụ và dâng cả những ý nguyện của những ai xin chúng tôi cầu nguyện, đặc biệt những “bệnh nhân” và những người mới qua đời. Đây là món quà và nguồn động lực thiêng liêng quí báu nâng đỡ cho chúng tôi và quí bệnh nhân Công Giáo ở đây. Tôi chân nhật một điều, thánh lễ tôi dâng trong những ngày này ít nhiều cảm xúc của sự kết hợp mật thiết với Chúa hơn. Ý nghĩa rõ rệt hơn khi trong chén thánh và trên dĩa thánh chúng tôi dâng từng linh hồn mới qua đời đêm qua và sáng sớm nay, đặc biệt những người qua đời vì bệnh Covid; những lời cầu nguyện mà quí bệnh nhân gửi đến, những cảm xúc của nỗi buồn, thất vọng, cô đơn, lo lắng, sợ hãi vì bệnh tật. Tôi tin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu đến từng nhu cầu cũng như từng hoàn cảnh sống của mỗi người. Tôi cảm nhận Thánh lễ những một ‘chuyến xe thiêng liêng’ chở Thiên Chúa đến với bệnh nhân. Ngược lại, đó cũng là chuyến xe chở bệnh nhân đến cho Thiên Chúa.Tôi xác tin Chúa luôn ở với nhân loại và với từng người. Chúa nhìn thấu từng tâm hồn, thấu cảm nỗi đau, thấu hiểu nỗi khổ của họ. Ngài luôn nói lời động viên khơi dậy niềm tin và khớn lớn niền hy vọng, và khơi rộng lòng xót thương: “Thầy đây, đừng sợ” (Mt 14, 27).

Nếu “chuyến xe thiêng liêng” chở Thiên Chúa đến cho con người thì một chuyến xe khác mà khi lên đường tôi chưa hề nghĩ tới. Đó là chuyến xe chở tấm lòng yêu thương, quan tâm của những người bên ngoài cổng bệnh viện (ân nhân của bệnh nhân). Tôi càng thấm thía biết bao lời của Chúa Giêsu nói với các Tông đồ, “Chính anh em hãy cho họ ăn đi” (Mc 6, 37). Tôi cảm nhận phép lạ hóa bánh ra nhiều như đang được làm hôm nay và tại nơi này. Nếu bệnh nhân cần sự quan tâm nâng đỡ bao nhiêu thì những tấm lòng cũng muốn gửi đến và trao cho họ bấy nhiêu, có khi còn nhiều hơn thế nữa. Nói cách khác, khát khao chia sẻ của những tấm lòng đang cùng một nhịp yêu, cùng một ước mong thương anh chị em đang nhiễm bệnh rất lớn. Họ có thể là người trong gia đình, họ hàng, khu xóm hay chưa hề quen biết. Họ đang quan tâm, muốn giúp đỡ và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn với “bệnh nhân” chỉ vì muốn dành cho nhau một tấm lòng.

Trong những ngày phục vụ, tôi liên tục nhận những cuộc điện thoại hay tin nhắn từ nhiều nơi: “Sáng mai mình gửi xôi và bánh vào cho bệnh nhân ăn sáng nhé. Một cha bạn nhắn tin;” “có người ủng hộ sữa và tã cho em bé cha nhé, chiều con chuyển vào;” “trưa nay có người ủng hộ ổi và thanh long cho bệnh nhân nhé cha;” “cha Hiền ơi, chiều có người ủng hộ cam cho bệnh nhân nha;” “công ty chị ủng hộ khẩu trang cho bệnh nhân và sữa ensure cho nhân viên để giữ sức khỏe cha nhé….” Theo sau những cuộc điện thoại hay dòng tin nhắn là những chuyến xe chở nghĩa tình đến với bệnh nhân. Thật ấm lòng! Thật ý nghĩa! Trăm tấm lòng cùng đập chung một nhịp ‘yêu’ và diễn tả bằng lòng ‘thương’ cách cụ thể. Những chuyến xe từ các giáo xứ, công ty hay những ân nhân âm thầm xa gần. Dẫu họ không biết bệnh nhân bằng thể lý nhưng trái tim yêu thương của họ đã hiểu, cảm thông và gần gũi. Muôn tấm lòng cùng hòa chung một nhịp đập của yêu thương, nâng đỡ, động viên, mong ước và hy vọng. Những chuyến xe chở nhu yếu phầm đồng thời chở theo cả những con tim đầy trìu mến của bao người từ khắp nơi đến bệnh viện và trao tận tay cho những bệnh nhân. Tấm lòng như thế ý nghĩa biết bao. Con tim như vậy ngọt ngào dường nào. Ngồi phân chia từng quả cam, quả ổi, nải chuối gói chung với vài hộp nữa, cái bánh để trao cho bệnh nhân, lòng tôi rộn lên một niềm vui khi nghĩ rằng họ ăn thêm trái cam ngọt, quả ổi nhiều vitamin, hộp sữa chứa dưỡng chất… sẽ mau phục hồi sức khỏe và bệnh sớm bình phục. Dưỡng chất yêu thương làm tăng sức đề kháng tinh thần và làm bổ sức khỏe tâm linh. Một nhân viên chia sẻ, “Nhận được nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ cho bệnh viện, chúng con cảm thấy vui lắm. Sự hiện diện và làm việc nhiệt tâm của quý cha và quý thầy nối kết được nhiều người ghê luôn.”

Tôi không còn ở đây cùng bệnh nhân nhưng còn đó muôn tấm lòng từ nhiều phương vẫn đến và nhiều hướng vẫn về các bệnh viện. Họ mong ước thông qua những chuyến xe gửi đến một thông điệp cho những người đang được gọi tên là “Bệnh nhân F0” và quý nhân viên rằng: “Các bạn không cô đơn. Chúng tôi luôn bên cạnh và sẵn sàng chia sẻ cuộc sống vật chất và tinh thần với các bạn.” Quả thật, con tim đong đầy yêu thương không có điểm dừng. Bao tấm lòng vẫn mở ra rất rộng và mở rộng rất sâu.

Riêng bản thân mình, tôi nghiệm ra rằng từ nay trên hành cuộc đời, tôi có thêm những “bạn đồng hành” mới. Họ là quí y bác sĩ, nhân viên, anh em dân quân, công an, anh em quân đội, những ân nhân xa gần…. có khác nhau về tôn giáo nhưng chung nhau về tấm lòng yêu thương và phục vụ. Tôi được Chúa cho diễm phúc trở thành bạn của họ thông qua kênh “phục vụ bệnh nhân nhiễm bệnh Covid.” Ban đầu, chúng tôi đến đây với cảm giác xa lạ nhưng khi ra về trong sự ngập ngùi khó bước. Những ngày đầu tiên, chúng tôi dành những ánh mắt ngại ngùng nhìn nhau nhưng ra về trong những ánh mắt ngắn dài muốn giữ. Giây phút ấy, lời của nhà thơ Chế Lan Viên trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” thật gần và thấm thía, “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.”

Tôi mượn tâm tư của thánh Phaolô như một lời kết để nhận ơn những tấm lòng thảo của quý ân nhân; để biết ơn những bệnh nhân đã xây cho tôi một nhịp cầu gặp gỡ, và để cám ơn quý nhân viên đã cho tôi một tình bạn trên đường đời. Thánh Phaolô mong ước rằng, “Mỗi người đừng tìn lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu” (Pl 2, 4-5).

Lm. Phaolô Đinh Chí Hiền Giáo phận Xuân Lộc

2. Tình yêu chiến thắng sợ hãi

Tâm tình của một linh mục đang phục vụ tại bệnh viện dã chiến

Từ trong bệnh viện dã chiến, những tâm tình viết vội của một linh mục gửi đến người thân, nhưng thực ra là đang gửi bao người, những trái tim đang hướng về những thiện nguyện viên Xuân Lộc đang phục vụ cho các bệnh nhân, anh chị em tại các bệnh viện dã chiến, khu cách ly.

Đọc. Vui. Hạnh Phúc. Và cũng cay khóe mắt.

Đọc. Cảm phục.

Và cũng để cúi đầu tri ân

vì sự hy sinh lớn lao nhưng sao lại ví tựa nhẹ như hương thơm gió thoảng,

mà khi đọc, bạn sẽ thấy một sự bình an,

một tình yêu mạnh hơn sợ hãi và cả cái chết.

Tâm tình ấy không chỉ là của riêng tác giả trần tình, chia sẻ, nhưng cũng là đại diện của biết bao thiện nguyện viên Xuân Lộc đã, đang có cùng một niềm chia sẻ ấy.

Để rồi, nếu một ngày nào đó, bạn gặp những con người này, bạn sẽ thấy những tâm tình ấy là thực nơi những con người thực.

“Chút tin nhanh gửi đến những người thân yêu!

Con và mọi người ở đây vẫn mạnh khoẻ và bình an ạ! Xin mọi người tiếp tục đồng hành với con và các thiện nguyện viên trong lời cầu nguyện, hay trong những hy sinh nho nhỏ. Chúng con xin chân thành tri ân.

Được chia sẻ nỗi khổ với quê hương trong cơn dịch bệnh, được đóng góp một đôi bàn tay để phục vụ anh chị em, đó là vinh dự của chúng con. Có nhiều lúc mồ hôi nhễ nhãi, có những khó nhọc, những lắng lo, và có cả những nỗi sợ, nhưng chúng con cảm thấy được Chúa nâng đỡ và vượt qua tất cả...

Con đã từng rao giảng rằng tình yêu sẽ chiến thắng sợ hãi. Và bây giờ, con càng thêm xác tín vào điều ấy. Tình yêu không chỉ giúp con chiến thắng sợ hãi, nhưng còn cho con sức mạnh để dám chấp nhận những khó nhọc, và thậm chí cả những thương tích, hay khổ đau.

Nhìn nỗi đau của tha nhân, mà con có thêm sức mạnh. Con chỉ muốn hiện diện bên họ, và yêu thương họ, bằng chính những hy sinh cụ thể của mình. Sự hy sinh, cho con hiểu rõ hơn yêu là như thế nào.

Con nhận ra,

đó là điều mà Chúa muốn con thực hiện lúc này...

Con có một nguồn cội

Con có một quê hương

Khi quê hương và đồng bào gặp những gian truân

Con muốn ở giữa,

Và cùng sẻ chia chính những khó khăn ấy...

Con cũng chẳng làm gì lớn lao

Chỉ là mong ước được như một giọt nước vô tư, hoà vào dòng chảy yêu thương,

Cùng bao nhiêu con người

góp một đôi bàn tay không ngại khó

Và một trái tim đang học yêu thương...

Với một niềm tin và hy vọng: người người sẽ sớm được trở về với những tháng ngày hạnh phúc, bình an...”

Lm Giuse Nguyễn. Đ. N. MVTT Giáo Phận Xuân Lộc

3. VÌ YÊU

Tình yêu là một cái gì đó trừu tượng, vô hình nhưng nó lại có một uy quyền mãnh liệt, một sức cuốn hút đến lạ thường đến nỗi con người ta có thể từ bỏ tất cả để đi theo tiếng gọi tình yêu ấy. Khi nghe đến hai chữ “ tình yêu “ người ta nghĩ ngay đến tình yêu đôi lứa, tình yêu vợ chồng. Nhưng tôi muốn nói đến một tình yêu đặc biệt hơn đó chính là tình yêu thương tha nhân, tình yêu thương đồng loại. Vì yêu mà Chúa Giêsu đã làm người và tự hiến làm giá cứu chuộc nhân loại. Vì yêu mà các linh mục, tu sĩ lên đường thiện nguyện. Chính Chúa Giêsu đã nói: “ Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. “ (Ga 15,13)

Khi đại dịch covid-19 đang hoành hành trên đất nước chúng ta đặc biệt là ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận như Long An, Bình Dương, Đồng Nai... Mỗi ngày có 4,5, 6...đến trên dưới 10 nghìn ca dương tính. Các bệnh viện hầu như quá tải, các khu cách ly chật ứ người, các khu phố lần lượt bị phong tỏa, tiếng còi xe cứu thương hú cả ngày lẫn đêm và số người chết cứ thế tăng dần lên. Ước tính cứ 6 phút có một người ra đi vì covid tại Việt Nam trong những ngày này. Người người cầu cứu, người vì đói, người vì khát, người vì thiếu thuốc...thiếu đủ mọi thứ. Nhân viên y tế cũng thiếu trầm trọng, các y bác sĩ làm việc không kể ngày đêm mà các bệnh nhân lại thiếu người chăm sóc. Trước tình hình đó, Đức Tổng Giám Mục giáo phận Sài kêu gọi hàng linh mục, tu sĩ nam nữ cùng hợp tác với nhân viên y tế tham gia tuyến đầu chống dịch, góp phần ngăn chặn cơn đại dịch và mang yêu thương của Đức Kitô đến với mọi người. Đáp lại lời mời gọi ấy hàng trăm tu sĩ, linh mục không ngần ngại gian khổ đã lên đường thiện chiến. Một chiến trường có bộ đội, công an, có linh mục, tu sĩ và thường dân mà đội quân chủ chốt là các thiên thần áo trắng. Một cuộc chiến không tiếng súng, tiếng đạn, không trực thăng, không xe tăng mà thay vào đó là tiếng còi xe cứu thương. Một cuộc chiến âm thầm nhưng đầy kịch tính, kẻ thù tuy nhỏ bé đến nỗi mắt thường chúng ta không nhìn thấy nhưng lại là một đội quân hùng mạnh có sức tàn phá nặng nề, gây ra bao tang thương, đau khổ cho con người trên khắp thế giới cũng như đất nước chúng ta. Hành trang mà các chiến sĩ thiện nguyện mang theo trên hành trình thiện chiến là đức tin, tình yêu, sức khỏe và lòng hăng say, nhiệt huyết để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa giữa thế gian, giữa cơn đại dịch này. Đây chính là lúc ngọn lửa yêu thương được thắp lên, được lan tỏa cho mọi người.

Hình ảnh những người bệnh nằm thở hổn hển mà không có người thân bên cạch chăm sóc, hình ảnh những người đang hấp hối một mình, hình ảnh người sống nằm cạnh người chết, hình ảnh các thiên thần áo trắng gục ngã vì làm việc quá sức..., nhìn những hình ảnh ấy tôi không thể cầm được nước mắt, lòng tôi quặn đau như thể đó là những người thân của mình vậy. Và những hình ảnh đó như thêm sức cho tôi vượt qua bao nỗi sợ hãi. Tôi đã sợ bị nhiễm covid phải đi cách ly, tôi đã sợ thấy cảnh người sống nằm cạnh người chết, tôi đã sợ nhìn thấy cảnh tượng đâu đâu cũng có người chết. Nhưng giờ đây “ Tình yêu Đức Kitô thúc bách tôi” (2Cr 5,14) lên đường thiện chiến, tôi không thể ngồi yên ở nhà nhìn anh chị em tôi đau khổ, quằn quại trong cơn đau. Tình yêu thương những con người đang ngày đêm chiến đấu với con virus nhỏ bé để giành lại sự sống và tiếng cầu cứu của những người đói khổ vì đại dịch đã giúp tôi mạnh mẽ và can đảm vượt lên trên tất cả mọi nỗi sợ hãi để đáp lại lời mời gọi tham gia lên tuyến đầu chống dịch. Được sự đồng ý của soeur đồng hành, soeur bề trên và sự động viên của chị em trong nhà dòng tôi đã gọi điện lên văn phòng Tòa Giám Mục tổng giáo phận Sài Gòn để hỏi và xin được tham gia chuyến thiện nguyện này nhưng tôi đã bị từ chối vì cộng đoàn tôi ở không thuộc giáo phận Sài Gòn nên việc lưu thông di chuyển sẽ rất phức tạp bởi các chốt kiểm dịch. Tôi chưa kịp buồn vì bị từ chối thì này đây cộng đoàn tôi nhận được thư mời của Đức Giám Mục giáo phận Xuân Lộc kêu gọi linh mục, chủng sinh, tu sĩ nam nữ, giới trẻ lên tuyến đầu chống dịch làm chứng nhân Tin Mừng. Không chần chừ, tôi đã gửi ngay đơn đăng ký tham gia cùng với giáo phận. Tôi không phải là một bác sĩ giỏi giang gì cả, tôi chỉ là một dược sĩ quèn nhưng tiếng lòng thôi thúc tôi lên đường thiện chiến, góp một chút công sức nhỏ bé của mình vào việc chăm sóc, phục vụ, đẩy lùi dịch bệnh, mang yêu thương nụ cười đến với anh chị em của mình, đem niềm hi vọng và sự an ủi đến với người đau khổ. Một sự thôi thúc mãnh liệt khiến tôi không thể nào cưỡng lại nó.

Ước mong cho sự hiện diện của tôi, những cử chỉ, lời nói và hành động của tôi cũng như của bao thiện nguyện khác là dấu chỉ tình yêu, là chứng nhân sống động của Tình yêu Đức Kitô giữa thế gian này. Lạy Chúa, xin đừng để ngọn lửa yêu thương trong con vụt tắt, xin cho sự hăng say và ngọn lửa đức tin của con được tỏa sáng và lan tỏa đến những người xung quanh. Xin Chúa đừng để sự mệt mỏi làm con trở nên nóng nảy, làm con mất nhiệt tâm phục vụ, và xin cho con luôn biết nhìn và yêu thương những bệnh nhân con gặp gỡ như là người thân của con vậy.

Soeur Tâm Binh Dòng Tiểu Muội Đức Mẹ Lên Trời
 

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây