Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE: Tuần tìm hiểu ơn gọi

Đợt I: Dec 26, 2023 - Dec 29, 2023
Đợt II: May 28, 2024  - May 31, 2024

Tại Tu Xá Thánh Đa Minh
12314 Old Foltin Rd, Houston, TX 77086

Liên lạc: Cha Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, (832) 692-4761 hoặc cha Hoàng Anh, OP, (832) 283-6258

 
Quang cao giua trang 3 - Crawfish

Hôn nhân khác đạo trong đời sống Giáo Hội tại Hy Lạp – Gương thánh nữ Mônica

Thứ năm - 19/09/2019 09:58

Hôn nhân khác đạo trong đời sống Giáo Hội tại Hy Lạp – Gương thánh nữ Mônica

Thế Giới Nhìn Từ Vatican
 


 

Hôn nhân khác đạo trong đời sống Giáo Hội tại Hy Lạp

Đời sống của một cộng đoàn Công Giáo bao quanh bởi một đa số áp đảo những người Hồi Giáo như ta thấy tại Pakistan, các nước Trung Đông, và Nam Dương không dễ dàng chút nào. Còn đời sống của một cộng đoàn Công Giáo giữa anh chị em Chính Thống Giáo thì sao? Đó là một phóng sự đặc biệt của đài truyền hình Công Giáo Pháp KTO. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi qua lời dịch của Thúy Nga.

Hy Lạp có 11 triệu dân, trong đó Chính thống giáo chiếm một đa số áp đảo. Tuy nhiên, ở quần đảo Cycladic, có một nhóm thiểu số Công Giáo rất nhỏ đã tồn tại được từ thế kỷ 13 cho đến nay. Làm thế nào những người Công Giáo ở quần đảo này sống đức tin của họ trong thế giới Chính thống giáo? Họ có cảm thấy hòa nhập tốt không? Những loại thỏa hiệp hoặc nhượng bộ nào họ phải thực hiện?

Những cảnh chúng ta đang xem thấy đây là những cảnh biển trời bao la thật ngoạn mục của quần đảo Cycladic.

Chúng tôi có cuộc gặp gỡ với gia đình Roussos. Gia đình này cũng như hầu hết các gia đình khác có các thành viên là người Công Giáo, cùng một lúc cũng có các tín hữu Chính thống giáo. Chúng tôi cũng Đức Cha Petros Stephanou, giám mục giáo phận Syros và Milos, là một phần của quần đảo này.

Quần đảo Cycladic bao gồm 30 đảo trong vùng Biển Aegean. Vùng này đã có một nền văn minh rực rỡ đến mức chúng ta có thuật ngữ “Cyclades”, nghĩa là nền văn hóa Cycladic. Nền văn hóa Cycladic, hay thường được gọi là nền văn minh Cycladic, là một nền văn hóa có từ thời đồ đồng (tức là trong khoảng từ năm 3200 đến năm 1050 trước Chúa Giáng Sinh) được tìm thấy trên khắp các đảo của quần đảo Cycladic trên Biển Aegean.

Dân số trong quần đảo với diện tích đất liền 2,572 km2 này là 119,500 người. Riêng giáo phận Syros và Milos rộng 633km2, có 31,300 dân trong đó có 6,831 người Công Giáo, chiếm tỷ lệ 21.8%.

Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang xem thấy đây là một thánh lễ ngày Chúa Nhật tại nhà thờ chính tòa Thánh George.

Đức Cha Petros Stephanou cho biết giáo phận của ngài được thành lập từ thế kỷ thứ 13 và một điều khá lạ lùng là giáo phận của ngài có tỷ lệ người Công Giáo so với tỷ lệ dân số gần như không đổi, xê xích trong phạm vi 20% đến 23% trong suốt 50 năm qua.

Giáo phận của Đức Cha Stephanou hiện có 15 giáo xứ, được coi sóc bởi 14 linh mục trong đó có 11 linh mục triều và 3 linh mục dòng. Bên cạnh đó còn có 5 nữ tu.

Trong một xã hội mà người Công Giáo là thiểu số và bị phân biệt đối xử một cách không chính thức, họ phải trả giá bằng nhiều tương nhượng.

“Việc mừng lễ Giáng Sinh và Phục sinh, chẳng hạn. Chúng tôi mừng theo lịch Chính Thống Giáo, nghĩa là không thống nhất với phần còn lại của Giáo Hội Công Giáo. Mục đích là để có một sự hài hòa trong các gia đình hôn nhân liên tôn giáo.”

“Chúng tôi sống được với anh chị em Chính Thống Giáo vì chúng tôi có những quan tâm chung. Chẳng hạn, như tình trạng băng hoại về đạo đức trong một xã hội thế tục hóa. Mỗi ngày tôi đi từ Tòa Giám Mục đến nhà thờ chính tòa để dâng lễ, ở cuối con đường trước khi đến nhà thờ là một tiệm bán các dụng cụ tình dục, các văn hóa phẩm khiêu dâm. Trước đây, một thập niên, không có như thế đâu.”

Quan hệ giữa Chính Thống Giáo và Công Giáo đã được cải thiện rất nhiều sau chuyến tông du lịch sử của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài là vị Giáo Hoàng đầu tiên được đặt chân đến Hy Lạp sau 1291 năm.

Tại Athens, tiếng Việt thường gọi là Nhã Điển, vị Thánh Giáo Hoàng Ba Lan đã gặp Đức Tổng Giám Mục Christodoulos, người đứng đầu Giáo hội Chính Thống Hy Lạp. Sau cuộc gặp gỡ riêng 30 phút, hai người đã có một buổi gặp gỡ công khai với dân chúng và đặc biệt là giới báo chí. Đức Tổng Giám Mục Christodoulos đã bất ngờ đọc một danh sách “13 tội danh” của Giáo Hội Công Giáo chống lại Giáo hội Chính thống Đông phương kể từ sau cuộc Đại ly giáo vào năm 1054, bao gồm cả việc những người thập tự chinh cướp phá Constantinople vào năm 1204, và than phiền về việc không có bất kỳ lời xin lỗi nào từ phía Giáo Hội Công Giáo.

Tuy hơi bất ngờ trước diễn biến này, vị Giáo Hoàng Ba Lan đã ôn tồn trả lời rằng trong quá khứ và hiện tại, con cái của Giáo Hội Công Giáo thực sự đã có những hành động không hay hoặc thiếu sót đối với anh chị em Chính thống của họ, xin Chúa ban cho chúng ta sự tha thứ,” nghe những lời này nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo vỗ tay ngay lập tức. Đức Gioan Phaolô II cũng nói rằng việc cướp phá Constantinople là một nguồn gây tiếc nuối sâu sắc cho người Công Giáo. Sau đó, Đức Giáo Hoàng và Đức Tổng Giám Mục đã gặp nhau tại một nơi mà Thánh Phaolô đã từng rao giảng cho các Kitô hữu Athen. Các ngài đã ban hành một tuyên bố chung, nói rằng “chúng tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình, để nguồn gốc Kitô giáo của Âu châu và linh hồn Kitô giáo của nó có thể được bảo tồn.Chúng tôi lên án tất cả sự truy đồi, cuồng tín, và bạo lực nhân danh tôn giáo”.

Hai nhà lãnh đạo sau đó cùng đọc Kinh Lạy Cha với nhau, phá vỡ một điều cấm kỵ của Chính Thống Giáo là cấm không được cầu nguyện với người Công Giáo.

Gương thánh nữ Mônica

Sau bao nhiêu mai mối, song thân quyết định gả thánh nữ Mônica cho Patriciô. Với 22 tuổi xuân, Mônica phải kết duyên với một người ngoại giáo, tuổi lại gấp đôi, tính tình cục cằn thô lỗ, hoang tàn. Song là người con hiếu thảo, có thưa cùng cha mẹ thiệt hơn, nhưng thấy song thân vui thuận, Mônica đành ép dạ vâng theo.

Mônica ước mong cuộc sống gia đình hạnh phúc. Nhưng khi về nhà chồng, nếp sống đảo lộn: mẹ chồng cay nghiệt, bắt bẻ chỉ trích việc này việc nọ, nhưng Mônica tự nhủ: “Mẹ tuổi đã cao thường hay khó tính, bổn phận ta thay chồng phụng dưỡng, phải hết lòng chiều chuộng mới phải đạo con dâu”. Mônica hết sức giữ gìn ý tứ sớm hôm thăm hỏi. Tuy làm việc luôn tay mà vẫn bị nhiếc mắng, lại thêm lũ gia nhân đầy tớ tìm cách vu oan cáo vạ cho Mônica để nâng công với chủ.

Patriciô rất bực mình và ngăn cấm khi thấy Mônica đọc kinh sớm tối, thăm hỏi bệnh nhân và bố thí cho người nghèo khổ. Mônica cố ép lòng nhịn nhục, mong một ngày mai tươi sáng. Thế rồi hương nồng chưa đượm được bao lâu, ngựa quen đường cũ, Patriciô lại ăn chơi trác táng. Dưới ngọn đèn một mình một bóng, Mônica thao thức đợi chồng, bà may vá để khuây niềm tâm sự, lắm hôm thâu đêm suốt sáng mà Patriciô chẳng buồn về. Mônica đã khóc rất nhiều, bà muốn bỏ nhà chồng để về sống lại giữa mối tình đằm thắm của song thân nhưng bà chợt nghĩ: “Trách nhiệm này ai đã gởi đến cho ta”. Dẫu một sợi tóc trên đầu cũng do ý Chúa định, huống chi ta là con của Chúa.

Mônica vội sấp mình cầu nguyện:

– Lạy Chúa, thánh giá này Chúa gởi đến cho con, con xin lãnh lấy linh hồnPatriciô để hoán cải. Chúa ôi! Trong ngày cưới, con đã hứa làm sao thì nay con xin chọn phu thê, một lòng chung thủy, dù trăm ngàn cay đắng con cũng cam lòng, không bao giờ con dám nghĩ đến sự chia ly nữa.

Trong cuộc sống hằng ngày, Mônica nêu cao đức hạnh, xử sự ôn hòa, nhẫn nại. Những lúc Patriciô trở về nhà hơi men nồng nặc, gây gổ mắng chửi Mônica vô cớ. Tuy đã cố nén lòng nhẫn nhục, bà vẫn giận run lên vì phẫn uất, bà đã khóc và tự nghĩ: “Mình đã làm gì nên tội mà phải bị đọa đày cách này”. Câu này đã nhắc đến điều mà bà hay suy gẫm: “Chúa Kitô xưa đã làm gì nên tội mà bị đóng đanh vào thập giá? Phải chăng vì lòng yêu thương loài người mà Chúa đã xuống thế chịu chết và cứu chuộc ta”. Mônica cầu nguyện:

– Lạy Chúa, Chúa đã chết vì tội con, con còn dám tiếc sự gì cùng Chúa, conxin vui lòng gánh đỡ thánh giá cho Chúa để tỏ lòng mến Chúa, trong sự nhịn nhục này, con hợp nhất cùng Chúa.

Mônica đã tìm ra phương pháp biết sống bởi Chúa, do Chúa, và vì Chúa. Đó chính là con đường đưa Mônica lên bậc thánh.

Trong gia đình, Mônica đã phải hứng chịu những bất công tàn nhẫn. Bà luôn cố gắng sống hòa nhã khiêm nhường để chu toàn phận sự, thảo kính mẹ, phục tùng chồng. Bà phải đối phó với mọi bề khó khăn phức tạp, mới mong giáo dục con cái theo đường lối của mình, để hun đúc đức tin cho con trẻ, để rồi một ngày kia Chúa đã thưởng công cho bà lên làm mẹ của ba vị thánh: Augustinô, Navigiô và Perpêtua.

Trước những đức tính đơn sơ và hiền hậu của Mônica, dù người ác nghiệt cách nào đi nữa, một ngày kia cũng siêu lòng đổi ý. Nên chẳng bao lâu, Mônica đã cảm hóa được mẹ chồng. Bà mẹ chồng đã cấm gia nhân không được xử tệ với Mônica, và công nhận Mônica là một người con dâu thảo. Mônica trang nghiêm nhưng độ lượng, nên từ mẹ chồng đến hàng xóm, kẻ ăn người ở trong nhà dần dần quí mến bà rất mực.

Patriciô càng ngày càng chơi bời quá trớn, phóng đãng bê tha, bỏ mặc vợ con. Mười bảy năm về nhà chồng Mônica đã chẳng bỏ qua một ngày hay để lỡ dịp mà không hoán cải chồng bằng lời cầu nguyện, nhẫn nhục chịu đựng. Lúc nào bà cũng tỏ ra là người vợ nết na hiền thục.

Patriciô nổi tiếng là tàn nhẫn, trái ý một chút là ông giở thói vũ phu. Nhưng nhiều lần Patriciô giơ tay định đánh vợ, nhưng trước nét mặt đoan trang của vợ, Patriciô lại buông xuôi vì như có một mãnh lực vô hình cản trở.

Cách cư xử điềm đạm của Mônica không những làm cho chồng dịu cơn nóng nảy, mà còn như giọt nước nhiệm mầu, mỗi ngày Patriciô thấy rõ rệt sự cao đẹp của bà, đến cảm phục.

Mônica không hề thúc giục chồng theo đạo. Hằng ngày, bà thầm thĩ cầu xin Chúa Thánh Thần soi sáng cho Patriciô trở lại. Bà tự thánh hóa bản thân, nêu gương nhân đức, cương quyết hy sinh trong cuộc sống hằng ngày. Theo bà, đó là cách giảng đạo hữu hiệu nhất. Mônica không những nổi danh là trang tuyệt sắc, mà còn có một tâm hồn cao thượng trong trắng, đem đức hạnh để thu phục chồng.

Trước tấm lòng cao đẹp ấy, Patriciô đã suy nghĩ nhiều và động lòng hối cải. Năm 370 ông ngỏ ý theo đạo, Mônica hân hoan xúc động, nước mắt tuôn trào vì sung sướng… Sau bao năm trời đằng đẵng, Mônica dâng nước mắt thay lời, nhẫn nại hy sinh, nay đã thực hiện được phần sứ mạng Chúa đã gởi đến cho bà.

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây