Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE: Tuần tìm hiểu ơn gọi

Đợt I: Dec 26, 2023 - Dec 29, 2023
Đợt II: May 28, 2024  - May 31, 2024

Tại Tu Xá Thánh Đa Minh
12314 Old Foltin Rd, Houston, TX 77086

Liên lạc: Cha Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, (832) 692-4761 hoặc cha Hoàng Anh, OP, (832) 283-6258

 
Quang cao giua trang 2 - TamNhatThanh
Quang cao giua trang 3 - Crawfish

Tình cảnh bi thương của Kitô hữu Armenia: Con chào Đức Mẹ rồi con đốt nhà con trước khi ra đi.

Chủ nhật - 22/11/2020 08:50

Tình cảnh bi thương của Kitô hữu Armenia: Con chào Đức Mẹ rồi con đốt nhà con trước khi ra đi.

Thế Giới Nhìn Từ Vatican

1. Cuộc rút lui của các tín hữu Kitô Armenia. Dân chúng tự đốt những ngôi nhà của mình

Trong một diễn biến mới nhất, người Armenia đã có được thêm hơn mười ngày để thực hiện các hoạt động di tản khỏi Nagorno-Karabkh trước khi vùng đất này được bàn giao cho Azerbaijan.

Vì lý do nhân đạo, Azerbaijan đã đồng ý “hoãn đến ngày 25/11 thời hạn rút các lực lượng vũ trang Armenia và các khu định cư Armenia bất hợp pháp”, người phát ngôn chính phủ Azerbaijan là Hizmet Hajiyev cho biết như trên.

Đối với các nhà phân tích và chuyên gia, hiệp định này tiêu biểu cho một sự thất bại của Armenia và là một chiến thắng chiến lược đối với Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt cho Tổng thống Recep Erdoğan.

Những lo ngại bị người Azerbaijan tàn sát đã thúc đẩy một cuộc di cư ồ ạt của người dân Armenia.

Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, báo cáo rằng trước khi bỏ đi, nhiều người đã phóng hỏa đốt nhà để ngăn không cho tài sản của họ bị rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ. Mọi thứ có thể di chuyển được đều được lấy đi, từ cửa ra vào đến cửa sổ, quần áo và đồ đạc, cũng như các máy ổn áp.

Các làng mạc trông giống như những ngôi làng ma, với hàng chục ngôi nhà do chính chủ nhân đốt cháy trước khi họ di cư. Nhiều người phải bỏ rơi cho những con chó của họ, là những sinh vật duy nhất vẫn còn phiêu lưu trên đường phố và trong các quảng trường của thị trấn.

“Đây là nhà của tôi,” một người đàn ông nói. “Tôi chắc chắn không thể để nó cho người Thổ Nhĩ Kỳ.”

Người dân địa phương nghĩ rằng có thể tìm ra giải pháp, nhưng “khi chính quyền bắt đầu tháo dỡ nhà máy thủy điện, chúng tôi đã hiểu tình hình là tuyệt vọng” ông nói thêm.

“ Hôm nay, mọi người sẽ đốt nhà của họ chúng tôi phải chờ đến nửa đêm mới rời đi và trước khi đi chúng tôi cũng phải chuyển mồ mả của cha mẹ mình đi bọn Thổ sẽ xúc phạm họ, thật là điều không thể chịu nổi”.

Những tu sĩ Armenia can đảm

Trong nhiều ngày, binh sĩ Nga đã đóng quân dọc các con đường để theo dõi hoạt động di tán và tuần tra một số địa điểm nhạy cảm, chẳng hạn như tu viện Dadivank, một nơi thờ phượng của người Armenia ở vùng Shahumian, được xây dựng từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13.

Khu phức hợp tu viện nằm ở độ cao 1,100 mét so với mực nước biển. Nó được thành lập bởi Thánh Dadi, một đệ tử của Thánh Tađêo. Trong những năm gần đây, tu viện đã được trùng tu để bảo tồn cấu trúc đá, trong đó có một nhà thờ lớn.

Tu viện hiện đang chào đón những người hành hương cuối cùng. Lễ rửa tội cho 12 thiếu nữ được thu xếp vội vàng trong tình trạng khẩn trương. Ba linh mục Armenia, bao gồm cả cha bề trên, là Cha Hoyhannes, vẫn ở bên trong tu viện. Các ngài là những người rất can đảm. Không thiếu các báo cáo cho thấy quân Thổ Nhĩ Kỳ và đám lính đánh thuê người Syria tàn sát bất kể ai chúng gặp trên đường tấn công.

Cha Hoyhannes trấn an mọi người: “Mọi nơi đều được bảo vệ bởi những người lính Nga”.

Ngài lạc quan cho rằng tòa nhà vẫn là tài sản Giáo Hội Armenia Tông Truyền và các tín hữu “sẽ có thể tiếp tục đến và cầu nguyện ở đây”.

Tuy nhiên, chính phủ Armenia lo ngại về số phận của di sản lịch sử, tôn giáo và văn hóa độc đáo của họ, mặc dù Azerbaijan bảo đảm rằng họ sẽ bảo vệ các địa điểm thờ phượng trong các lãnh thổ mà họ sẽ kiểm soát.
 
Source:Asia News Nagorno-Karabakh: Armenian retreat postponed for a few days, houses on fire

2. Cảnh sát Anh phá tan lễ rửa tội trong một nhà thờ ở London vì những hạn chế của coronavirus

Cảnh sát đã tạm dừng một lễ rửa tội tại một nhà thờ Tin Lành Baptist ở London vào hôm Chúa Nhật 15 tháng 11, với lý do các hạn chế coronavirus của đất nước bao gồm lệnh cấm đám cưới và lễ rửa tội. Các hạn chế này đã bị chỉ trích bởi các giám mục Công Giáo của Anh và xứ Wales.

Một mục sư tại Nhà thờ Thiên thần ở quận Islington của London đã tổ chức lễ rửa tội với khoảng 30 người tham dự. Ông bị cáo buộc vi phạm các hạn chế về sức khỏe cộng đồng của đất nước. Cảnh sát thủ đô đã tạm dừng lễ rửa tội và đứng gác bên ngoài nhà thờ để ngăn không cho bất kỳ ai vào, BBC News đưa tin hôm Chúa Nhật.

Sau khi lễ rửa tội bị dừng lại, Mục sư Regan King được cho là đã đồng ý tổ chức một buổi tụ họp ngoài trời. Theo Evening Standard, 15 người vẫn ở bên trong nhà thờ trong khi 15 người khác tập trung bên ngoài để cầu nguyện. Sự kiện dự kiến ban đầu là một lễ rửa tội và một buổi lễ được trực tiếp truyền hình, Evening Standard đưa tin.

Chính phủ Vương quốc Anh đã thực hiện các hạn chế lớn lần thứ hai trên toàn quốc trong thời gian đại dịch, đóng cửa các quán rượu, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh “không thiết yếu “ trong bốn tuần do sự gia tăng các ca nhiễm coronavirus.

Nhà thờ chỉ có thể mở cửa cho tang lễ và các cá nhân đến cầu nguyện chứ không được có các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.

Các biện pháp cách ly đã được áp dụng lần đầu tiên vào mùa xuân năm nay, khi các nhà thờ bị đóng cửa từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 15 tháng 6.

Các giám mục Công Giáo đã chỉ trích gay gắt loạt hạn chế thứ hai. Đức Hồng Y Vincent Nichols của Westminster và Tổng giám mục Malcolm McMahon của Liverpool đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 31 tháng 10 rằng việc đóng cửa các nhà thờ sẽ gây ra những “nỗi đau khổ sâu sắc”.

“Trong khi chúng tôi hiểu được nhiều quyết định khó khăn phải đối mặt với chính phủ, chúng tôi vẫn chưa thấy bất kỳ bằng chứng nào có thể biện minh cho việc cấm thờ phượng công cộng,” các Giám Mục viết.

Người Công Giáo cũng phản đối những hạn chế mới. Chủ tịch Hiệp hội Công Giáo Anh, Sir Edward Leigh, gọi những hạn chế này là “một đòn giáng mạnh vào người Công Giáo trên toàn quốc”.

Hơn 32,000 người đã ký vào một bản kiến nghị lên Quốc hội yêu cầu cho phép các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự.

Trước cuộc cách ly lần thứ hai, Đức Hồng Y Nichols nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng một trong những hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khóa cửa đầu tiên là mọi người “bị chia cắt một cách tàn nhẫn khỏi những người thân yêu của họ, và những người bệnh nhân”.

Ngài cũng dự đoán sẽ có “những thay đổi” đối với Giáo hội. Một trong số các khuynh hướng nguy hiểm là những người Công Giáo có thể chỉ dự lễ trực tuyến thay vì tham dự các Thánh lễ tại các nơi thờ phượng.

“Đời sống bí tích này của Giáo hội là thể lý, là hữu hình. Sự tham dự thể lý nằm trong bản chất của các bí tích và của một nhiệm thể được quy tụ… Tôi hy vọng rằng lần này, đối với nhiều người, việc thiếu vắng Thánh Thể mang lại cho chúng ta một hương vị bổ sung, sắc bén đối với Mình và Máu thực sự của Chúa”.

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây