Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
If you're a young person interested in exploring a religious vocation, we invite you to learn about the Dominican Order. Join us for a "Come and See" week in Houston, Texas, from December 31st, 2024, to January 3rd, 2025
For more information, please contact father Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, at (832) 692-4761 or email thienanopmelavang@gmail.com.

 

NGÀY LỄ TẠ ƠN (THANKSGIVING DAY) 

Giáo xứ sẽ có Thánh Lễ Tạ Ơn lúc 8 giờ sáng thứ Năm, ngày 28 tháng 11 năm 2024. Xin kính mời giáo dân sắp xếp thời gian tham dự Thánh Lễ để tạ ơn Thiên Chúa. Sẽ không có Thánh Lễ 7 giờ tối. Chúc mừng Lễ Tạ Ơn!
 


MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Bách hại tôn giáo thẳng tay tại Ấn Độ: 100 chí khó để mở lại các nhà thờ

Thứ tư - 10/06/2020 10:59

Bách hại tôn giáo thẳng tay tại Ấn Độ: 100 chí khó để mở lại các nhà thờ

Thế Giới Nhìn Từ Vatican
 


 

1. Những điều kiện để mở lại Thánh lễ khắt khe đến mức các Giám Mục Ấn quyết định đóng cửa tiếp

Từ hôm 8 tháng Sáu, các nhà thờ Công Giáo ở Ấn Độ có thể tái tục các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự. Các thánh đường trên toàn Ấn Độ đã bị đóng cửa kể từ khi chính phủ ban hành lệnh cô lập, bắt đầu vào ngày 25 tháng 3. Sau khi chính quyền trung ương cho phép tiếp tục các buổi lễ, chính phủ của các bang đã công bố các quy tắc cụ thể mà các nơi thờ phượng phải tuân theo.

Không giống như những gì đang xảy ra ở phương Tây, ở Ấn Độ, rất khó để tìm ra các quy tắc công bằng cho tất cả các tôn giáo. Ví dụ, bang Kerala đã cấm phân phát tất cả các loại lễ vật. Ấn Giáo có hai loại lễ vật Prasadam, và Theertham. Đây là hai thuật ngữ dùng trong Ấn Giáo. Prasadam là những thức ăn thừa trong bữa tráng miệng của những người giàu có. Họ mang đến đền thờ Ấn Giáo vào ngày hôm sau. Sau khi cử hành các nghi thức, Prasadam được trao cho những người nghèo. Theertham là nước dành cho các tín hữu Ấn Giáo uống khi đến đền thờ.

Các nhà cầm quyền tại bang Kerala, nơi có đông các tín hữu Công Giáo nhất Ấn Độ cho rằng Mình Máu Thánh Chúa trong nhà thờ Công Giáo cũng chỉ là một loại Prasadam, tương tự như những thức ăn thừa trong bữa tráng miệng của những người giàu có. Còn nước thánh, và dầu được dùng trong các bí tích cũng chỉ như Theertham của Ấn Giáo.

Chính vì thế, tại Kerala cũng như nhiều bang khác, Thánh lễ có thể được tái tục nhưng các linh mục không được trao Mình Thánh Chúa, không được xức dầu hay rảy nước thánh trên các tín hữu. Ngoài hai cái không được ấy còn một lô những cái không được khác như những ai trên 65 tuổi thì không được đến nhà thờ.

Dụng tâm rõ rệt của các nhà cầm quyền Ấn Độ là chỉ cho các đền thờ Ấn Giáo được mở cửa trong khi tiếp tục đóng cửa các nơi thờ phượng của các tôn giáo khác.

Đức Tổng Giám Mục Antony Kariyil, Tổng Giám Mục Ernakulam Angamaly, là giáo phận lớn nhất của Kerala, nói rằng ngài đã đi đến kết luận rằng tốt hơn là giáo phận của ngài không nên tiếp tục các cử hành phụng vụ như một hành động phản kháng. Quyết định này đã diễn ra sau khi thảo luận với các cha xứ và với các đại diện giáo dân.

Đức Cha Thekkekara Thomas Puthenpurackal, Giám Mục giáo phận Changacherry, nói với AsiaNews rằng mặc dù ngài đã bắt đầu vệ sinh môi trường giáo xứ, rất có thể ngài sẽ không thể mở lại nhà thờ để cử hành Bí tích Thánh Thể với mọi người. Trở ngại lớn nhất là chỉ thị của chính quyền Kerala cấm phân phát Mình Thánh Chúa cho các tín hữu. “Nếu chúng ta không thể rước lễ thì sự tham gia của các tín hữu trong cử hành Phụng Vụ còn có ý nghĩa gì? ”

Đức Tổng Giám Mục Joseph Perumthottam của Changanacherry tuyên bố rằng các nhà thờ trong tổng giáo phận của ngài sẽ không tái tục các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự. Các linh mục và tín hữu thấy rằng các biện pháp bảo vệ sức khỏe theo quy định của chính phủ quá phức tạp: các linh mục phải lưu giữ hồ sơ của tất cả những người tham dự; các buổi cử hành không được quá 100 người; phải lột hết các tấm thảm trong nhà thờ; không được hát…Nhiều cái không được quá nên ngài tiếp tục đóng cửa nhà thờ.

Giáo Hội Công Giáo tại Ấn Độ đã chịu đủ các hình thức bách hại từ ngày 16 tháng Năm 2014, khi lãnh tụ Ấn Giáo cực đoan Narendra Modi của đảng Bharatiya Janata (BJP) lên làm thủ tướng.

Các cuộc tấn công chống các tín hữu Kitô đã tăng lên kể từ khi BJP lên nắm quyền ở New Delhi vào năm 2014 và ngày càng nhiều. Các con số thống kê tiêu biểu cho thấy có 736 vụ tấn công chống lại Kitô hữu vào năm 2017, so với 348 vụ vào năm 2016.

Được sự khích lệ ngấm ngầm của BJP do thủ tướng Narendra Modi lãnh đạo, nhiều làng ở miền đông Ấn Độ tiếp tục cấm sự hiện diện của các linh mục bất chấp một quyết định của tòa án ra lệnh ngưng ngay những cấm đoán vô lý này.

Ngay cả ở cấp trung ương, ngày 5 tháng 7 năm 2017, bộ trưởng Tư Pháp Ấn Prem Prakash Chaudhary, thành viên BJP, còn táo tợn đến mức đề nghị rằng các linh mục chỉ được phép giải tội cho nam giới, không được phép giải tội cho phụ nữ để tránh lạm dụng tính dục.

Trước cuộc bầu cử toàn quốc lần thứ 17, kéo dài từ 11 tháng Tư, 2019 cho đến 23 tháng Năm, 2019 - có nước nào bầu cử dài kinh khủng như thế không? - các Kitô hữu đã mừng thầm vì sau 5 năm vác thánh giá mệt mỏi, chắc đã đến lúc chấm dứt một triều đại kinh hoàng nhất trong lịch sử.

Chẳng may, vô cùng chẳng may, khi số phiếu bầu được đếm xong, ngày 23 tháng 5, 2019 các Kitô hữu tại Ấn “tái mặt” nhận ra rằng Đảng BJP còn thắng đậm hơn kỳ bầu cử trước. Trong Quốc Hội gồm 542 ghế, BJP giành được 303 ghế. Đảng liên minh với nó là đảng Lok Sabha giành được 46 ghế khác. Với 349 ghế trong một Quốc Hội 542 ghế như thế, BJP dễ dàng thông qua bất cứ dự luật nào nhằm Ấn Giáo hoá quốc gia này.

Dân số Ấn Độ hiện nay là 1.3 tỷ. 80% dân theo Ấn giáo. 20% còn lại bao gồm Hồi giáo 14%, Kitô hữu 2.3%, Sikh 1.7% và 2% theo các tín ngưỡng khác, bao gồm Phật giáo, Jains và Zoroastrians.

Cả Kitô giáo và Hồi giáo đều bị coi những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn giáo coi là tôn giáo nước ngoài cần phải bị bài trừ.
 
Source:Asia News Kerala, the government bans communion to the faithful. Churches prolong closure

2. Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo dân sự tại Ý âu lo các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc sẽ làm tăng nguy cơ dịch bệnh quay trở lại

Cuối tuần qua, các cuộc biểu tình đã càn quét qua hàng loạt các thành phố Âu châu bao gồm Rôma, Copenhagen, Budapest và Madrid và trên khắp nước Anh để đoàn kết với người biểu tình ở Hoa Kỳ.

Trên đài truyền hình RAI, thủ tướng Giuseppe Conte nói ông ủng hộ chính nghĩa chống phân biệt chủng tộc nhưng lo ngại rằng các cuộc tụ họp đông người này sẽ có nguy cơ lây nhiễm trầm trọng.

“Gần 34, 000 người Ý đã phải thiệt mạng trong đại dịch coronavirus kinh hoàng vừa qua. Cho đến ngày hôm qua, mỗi ngày đất nước chúng ta vẫn phải chứng kiến hàng chục người qua đời vì đại dịch coronavirus quái ác này. Thế mà nhiều người hành xử như thể đại dịch kinh hoàng này chưa hề xảy ra trên đất Ý, ” ông Conte nói và cảnh cáo rằng: “Chúng ta có thể phải trả giá đắt cho sự khinh mạn này.”

Trong lời chào mừng các tín hữu đang tụ tập tại quảng trường thánh Phêrô để đọc Kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng bày tỏ mối quan tâm của ngài. Đức Thánh Cha nói: “Sự hiện diện của anh chị em tại Quảng trường hôm nay là một dấu chỉ cho thấy thời gian đại dịch đã kết thúc ở Ý, mặc dù vẫn cần phải tuân thủ các quy tắc y tế một cách cẩn thận.”

Đức Thánh Cha nhắc nhở cho những người đang qui tụ tại Quảng trường “hãy cẩn thận, đừng háo thắng quá sớm”.

Đức Thánh Cha cũng khuyên họ nên tuân thủ nghiêm nhặt các quy tắc y tế “bởi đó là những quy tắc giúp chúng ta ngăn chặn sự lây lan của con vi khuẩn quái ác Covid-19!”

Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng ở một số quốc gia, con virus khủng khiếp này vẫn tiếp tục lây lan mà theo một báo cáo hôm thứ Sáu, “tại một số quốc gia, cứ mỗi một phút là có một người chết! Thật là kinh hoàng!”

Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ sự gần gũi với những đất nước này, với các bệnh nhân và gia đình của họ và với tất cả những ai đang miệt mài chăm sóc họ.
 

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây