Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
If you're a young person interested in exploring a religious vocation, we invite you to learn about the Dominican Order. Join us for a "Come and See" week in Houston, Texas, from December 31st, 2024, to January 3rd, 2025
For more information, please contact father Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, at (832) 692-4761 or email thienanopmelavang@gmail.com.

 

NGÀY LỄ TẠ ƠN (THANKSGIVING DAY) 

Giáo xứ sẽ có Thánh Lễ Tạ Ơn lúc 8 giờ sáng thứ Năm, ngày 28 tháng 11 năm 2024. Xin kính mời giáo dân sắp xếp thời gian tham dự Thánh Lễ để tạ ơn Thiên Chúa. Sẽ không có Thánh Lễ 7 giờ tối. Chúc mừng Lễ Tạ Ơn!
 


MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Đức Cha Robert Morlino, tiếng nói bênh vực giáo huấn truyền thống

Thứ tư - 05/12/2018 10:07

Đức Cha Robert Morlino, tiếng nói bênh vực giáo huấn truyền thống

Giáo Hội Năm Châu 03/12/2018
 


 

1. Đức Cha Robert Morlino, tiếng nói bênh vực giáo huấn truyền thống của Giáo Hội, đã qua đời

Người Công Giáo ở Madison và Hoa Kỳ đã thương tiếc Đức Cha Robert Morlino, một Giám Mục thẳng thắn bênh vực giáo huấn truyền thống của Giáo Hội trong hơn 15 năm cai quản giáo phận Madison, một vùng khét tiếng có quá nhiều những chính trị gia cấp tiến cánh tả.

Giáo phận Madison với diện tích 20,893 km2 có 285,000 người Công Giáo trong tổng số 1,037,600 dân. Theo niên giám 2016, giáo phận có 142 linh mục trong đó có 130 linh mục triều và 12 linh mục dòng, 17 phó tế vĩnh viễn, 312 nữ tu và 20 nam tu sĩ không có chức linh mục.

Đức Giám Mục Morlino, 71 tuổi, đã qua đời vào tối thứ Bảy 24 tháng 11 sau một cơn đau tim. Ngài đã được đưa vào bệnh viện St. Mary ở Madison từ hôm thứ Tư 21 tháng 11.

Đức Cha Robert Charles Morlino sinh ngày 31 tháng 12 năm 1946. Ngài được thụ phong linh mục Dòng Tên ngày 1 tháng 6 năm 1974. Ngày 6 tháng 7, 1999, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Helena ở Montana.

Đức Cha Robert Morlino đã nhanh chóng trở thành một trong những tiếng nói nổi tiếng bênh vực giáo huấn truyền thống của Giáo Hội.

Ngày 23 tháng 5, 2003, vị Giáo Hoàng Ba Lan đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục Madison và chính thức coi sóc giáo phận này vào ngày 1 tháng 8 năm 2003. Trong nhiệm kỳ của ngài, ơn gọi linh mục gia tăng mạnh, thánh lễ tiếng Latin đã trở lại ở một số khu vực và các linh mục được khuyến khích chỉ sử dụng những bé trai và các chủng sinh trong việc giúp lễ.

Khi tuyên bố cái chết của ngài, giáo phận nói rằng ba ưu tiên của Đức Cha Morlino là “tăng số lượng và phẩm chất những người được phong chức tư tế trong giáo phận, truyền cảm thức tôn kính thờ phượng Chúa trong toàn giáo phận… và thách thức người Công Giáo cũng như các tổ chức Công Giáo trong giáo phận tuyên xưng đức tin của họ nơi Chúa Giêsu Kitô thông qua những chức vụ họ đảm nhận trong cộng đồng thế tục”

Sự lãnh đạo của Đức Cha Morlino đã sớm gặp những thử thách. Ngày 14 tháng 3 năm 2005, Nhà thờ chính tòa St. Raphael 150 tuổi ở trung tâm thành phố Madison đã bị một người đàn ông vô gia cư bị bệnh tâm thần đốt cháy.

Năm 2007, Đức Cha Morlino đã công bố kế hoạch xây dựng lại ngôi nhà thờ này với kinh phí 14 triệu Mỹ Kim. Tuy nhiên, trước tình cảnh dân chúng vất vả đối phó với tình trạng kinh tế suy thoái, vào năm 2008, ngài từ bỏ ý định này. Năm 2012, giáo phận đã biến khu vực này thành một công viên với 14 chặng đàng thánh giá. Đến nay, giáo phận vẫn chưa công bố kế hoạch xây dựng một nhà thờ mới.

Trước ngày bầu cử năm 2006, Đức Cha Morlino đã là mục tiêu bị chỉ trích của đảng Dân Chủ khi ngài lên tiếng kêu gọi người Công Giáo chú ý đến các giáo huấn Công Giáo truyền thống khi đi bỏ phiếu. Cuối tuần trước ngày bầu cử năm 2006, ngài ra lệnh cho tất cả các linh mục phát trong các thánh lễ một thông điệp thu âm của ngài, trong đó ngài lên tiếng phản đối hôn nhân đồng tính, án tử hình và nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai người.

Gần đây nhất, trong một lá thư gửi cho các thành viên của giáo phận vào tháng Tám, Đức Cha Morlino tuyên bố rằng tai tiếng lạm dụng tính dục là hậu quả của thứ văn hóa đồng tính.

Hôm Chúa Nhật 25 tháng 11, tại nhà thờ Công Giáo St. Mary ở Pine Bluff, cha Richard Heilman nói với anh chị em giáo dân rằng Đức Cha Morlino là gương sáng của một Giám Mục Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận - và đương đầu - với thách thức khó khăn trong việc lãnh đạo một giáo phận trong một khu vực bị chi phối bởi các chính trị gia cấp tiến tả phái.

“Ngài hoàn toàn tận tụy trong việc giúp chúng ta gặp gỡ Chúa qua Phụng Vụ Thánh, qua việc thờ phượng tôn kính. Đây là điều quan trọng nhất đối với ngài.”

Cha Michael Burke, linh mục lâu năm tại nhà thờ Công Giáo St. Maria Goretti cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 2017, nói Đức Cha Morlino là một người nhân lành biết cách lắng nghe.

Đức Cha Morlino đã khiến nhiều giáo dân ở St. Maria Goretti - nằm ở phía Tây Nam của Madison và là một trong những giáo xứ lớn nhất của giáo phận – hoang mang khi ngài ra lệnh cho cha Burke nghỉ hưu vì lý do sức khỏe. Một số người nghĩ rằng ngài sử dụng các vấn đề sức khỏe của cha Burke như một cái cớ để loại bỏ một linh mục không đồng ý với ngài về mặt triết học.

Cha Burke nói rằng ngài không hiểu lý do Đức Cha Morlino loại bỏ ngài vào thời điểm đó nhưng sau vài cuộc trò chuyện với Đức Cha Morlino, ngài nhận ra lòng nhân lành của ngài. Với tình trạng sức khoẻ như thế, cha Burke nhận ra nếu tiếp tục công việc của một giáo xứ lớn như thế ngài không thể phục hồi sức khoẻ. Đức Cha Morlino đã cố gắng giúp ngài khỏe mạnh trở lại.

2. Đức Cha Robert Morlino: Căn nguyên của các cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục là thứ văn hóa đồng tính

Trong niềm thương tiếc, Đức Cha Robert Morlino, trong chương trình này, chúng tôi xin mời quý vị và anh chị em nghe lại một bức thư nổi tiếng của ngài về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục tại Hoa Kỳ.

Lên tiếng về các cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục gần đây, Đức Cha Robert Morlino Giám mục Madison, Wisconsin, nói rằng Giáo Hội Công Giáo phải tái xác nhận những xác tín của mình để có thể chỉ ra tội lỗi và từ khước tội lỗi. Đồng thời, Giáo Hội cũng phải thừa nhận và nhổ tận gốc một thứ văn hóa đồng tính giữa một số giáo sĩ đã và đang gây ra những tổn hại lớn lao cho Giáo hội.

Đức Cha Robert Morlino cũng kêu gọi người Công Giáo tham gia với ngài trong các hành động phạt tạ vì các hành vi tội lỗi và vô đạo đức về tình dục giữa các phó tế, linh mục và giám mục Công Giáo.

“Trong một thời gian dài chúng ta đã giản lược thực tại tội lỗi - chúng ta đã từ chối gọi tội lỗi là tội lỗi - và chúng ta đã miễn tội cho những lỗi lầm nhân danh một khái niệm sai lầm về lòng thương xót. Trong nỗ lực nhân danh nhu cầu cởi mở hơn với thế giới, chúng ta đã trở nên quá sẵn sàng để từ bỏ Đường, Sự Thật và Sự Sống. Để tránh gây bất bình, chúng ta bán đứng chính chúng ta để nói những lời ngọt ngào và dịu dàng với những người khác” Đức Cha Robert Morlino đã viết như trên trong một bức thư mục vụ được công bố hôm 18 tháng Tám.

Đức Cha Morlino cho biết ngài đau buồn tột độ khi đọc những câu chuyện về lạm dụng tình dục trong báo cáo của bồi thẩm đoàn Pennsylvania được công bố hôm 14 tháng 8, và những cáo buộc chống lại cựu Hồng Y Theodore McCarrick, là người bị buộc tội lạm dụng tình dục trẻ em, cũng như tấn công tình dục và ép các linh mục, chủng sinh quan hệ tình dục với mình trong nhiều thập niên.

Đức Cha Morlino đặc biệt thẳng thắn trong đánh giá của ngài về nguyên nhân của những tội ác này: “Trong những tình huống cụ thể này, chúng ta đang nói về những hành vi tình dục biến thái – hầu hết là những hành vi tính dục đồng tính - của các giáo sĩ. Chúng ta cũng đang nói về các hành vi dụ dỗ đồng tính và lạm dụng tính dục các chủng sinh và các linh mục trẻ bởi các linh mục, giám mục và Hồng Y đầy quyền thế. Chúng ta đang nói về những hành vi và hành động của một số người, nói ngắn gọn, là những người có chức thánh, không chỉ vi phạm những lời hứa thiêng liêng họ đã tuyên hứa, mà còn chà đạp lên luật luân lý tự nhiên áp dụng cho tất cả mọi người. Nói quanh co che đậy bằng bất cứ điều gì khác sẽ chỉ là lừa dối và làm vấn đề trầm trọng hơn nữa.”

“Đã đến lúc phải thừa nhận rằng có một thứ văn hóa đồng tính luyến ái trong hàng giáo sĩ Giáo Hội Công Giáo đang gây ra những tàn phá lớn lao trong vườn nho của Chúa. Giáo huấn của Giáo hội minh định rõ ràng rằng khuynh hướng đồng tính tự nó không phải là tội lỗi, nhưng tự bản chất đó là một sự rối loạn khiến cho bất kỳ người đàn ông nào bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng này không thể trở thành một linh mục”, ngài nói thêm.

Đức Cha Morlino đã viết thư cho các chủng sinh trong giáo phận của ngài rằng họ nên thông báo ngay cho ngài biết về bất kỳ hành vi lạm dụng tình dục, ép buộc, hoặc những hình thức vô luân mà họ là nạn nhân hay họ chứng kiến trong các chủng viện.

“Tôi sẽ ra tay ngay lập tức và mạnh mẽ. Tôi sẽ không chấp nhận điều này trong giáo phận của tôi hoặc bất cứ nơi nào tôi gửi người đến để được đào tạo”.

Đối với các linh mục của Madison, Đức Cha giải thích kỳ vọng của ngài rằng mỗi người phải “sống trong chức tư tế của mình như một linh mục thánh thiện, một linh mục làm việc chăm chỉ, và một linh mục thuần khiết và hạnh phúc - như chính Chúa Kitô đang kêu gọi anh em làm. Hãy sống một cuộc sống thanh bần và khiết tịnh để anh em hoàn toàn có thể trao ban sự sống của mình cho Chúa Kitô, Giáo Hội và những người mà Ngài đã kêu gọi anh em phục vụ. Chúa sẽ ban cho anh em những ân sủng cần thiết để có thể làm như vậy.”

Đức Cha Morlino cũng viết thư cho anh chị em giáo dân, yêu cầu họ báo cho ngài biết bất kỳ trường hợp lạm dụng tình dục hoặc vô đạo đức nào mà họ có thể biết.

Đức Cha đã kết thúc lá thư của ngài với một lời kêu gọi thánh thiện và cầu nguyện.

“Hơn bất cứ điều gì khác, chúng ta trong tư cách là một Giáo Hội phải chấm dứt việc chấp nhận tội lỗi và sự dữ. Chúng ta phải loại bỏ tội lỗi khỏi cuộc sống của chính mình và hướng về sự thánh thiện. Chúng ta phải từ chối im lặng khi đối mặt với tội lỗi và tà ác trong gia đình và cộng đồng của chúng ta và chúng ta phải đòi hỏi các mục tử của chúng ta - bao gồm cả chính tôi - rằng bản thân các ngài phải quyết chí ngày này qua ngày khác hướng đến sự thánh thiện. Chúng ta phải luôn làm điều này với sự tôn trọng yêu thương đối với các cá nhân nhưng với một sự hiểu biết rõ ràng rằng tình yêu đích thực không bao giờ có thể tồn tại nếu không có chân lý.”

“Tôi yêu cầu tất cả các bạn tham gia cùng tôi và toàn bộ giáo sĩ của Giáo phận Madison trong việc thực hiện các hành động công khai và cá nhân để phạt tạ Trái tim chí thánh của Chúa Giêsu và trái tim vô nhiễm của Đức Maria vì tất cả tội lỗi tình dục ghê tởm của các thành viên trong hàng giáo sĩ”

3. Đức Hồng Y Charles Bo, Myanmar được bầu vào chức vụ Chủ tịch của Liên đoàn Hội đồng Giám mục Châu Á .

Đức Hồng Y Charles Bo, Myanmar được bầu vào chức vụ Chủ tịch của Liên đoàn Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC).

Đức Hồng Y Charles Maung Bo, Tổng giám mục Yangon mới được bầu vào chức vụ Chủ tịch của FABC trong cuộc họp của Ủy ban Trung ương FABC vào ngày 16 tháng 11 vừa qua và Ngài sẽ bắt đầu chức vụ này vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng giám mục Bombay, sẽ kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 31 tháng 12 năm 2018. Hồng Y Gracias, người trước đây từng giữ chức Tổng thư ký FABC từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2012, hiện là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công Giáo Ấn Độ (CBCI).

Đôi nét tiểu sử của Đức Tân Chủ Tịch

Đức Hồng Y Bo sinh ngày 29 tháng 10 năm 1948 tại Monhla, một ngôi làng nhỏ trong Tổng giáo phận Mandalay. Sau khi theo học tại đệ tử viện rồi tập viện Nazareth của Dòng Salesians Don Bosco ở Anisakan, Pyin Oo Lwin, từ năm 1962 đến năm 1976, ngài đã được khấn dòng vào ngày 24 tháng 5 năm 1970, và khấn trọn vào ngày 10 tháng 3 năm 1976.

Sau khi được thụ phong linh mục tại Lashio, bang Shan ngày 9 tháng 4 năm 1976, ngài được bài sai về làm cha phó tại Loihkam (1976-1981) và Lashio (1981-1983). Từ 1983 đến 1985, ngài giảng dạy tại chủng viện Anisakan.

Đức Hồng Y Bo từng giữ chức vụ Quản Trị Tông Tòa tại Lashio từ năm 1985 đến năm 1986 và làm Giám quản Tông Tòa từ năm 1986 đến năm 1990. Khi giám quản được nâng lên hàng giáo phận vào ngày 7 tháng 7 năm 1990, ngài được bổ nhiệm làm giám mục đầu tiên cho tân giáo phận. Ngài thụ phong giám mục vào ngày 16 tháng 12 năm 1990.

Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đã chuyển ngài về Giáo Phận Pathein, bang Ayeyarwaddy vào ngày 24 tháng 5 năm 1996, nhưng ngài vẫn tiếp tục làm Giám Quản Tông Đồ của Lashio cho đến tháng 11 năm 1998. Ngày 15 tháng 5 năm 2003, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Yangon. Từ năm 2000 đến 2006, ngài là chủ tịch của Hội đồng Giám mục Công Giáo Myanmar.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nâng ngài lên hàng Hồng Y, và ngài là vị Hồng Y đầu tiên của Myanmar vào ngày 14 tháng 2 năm 2015 tại Vatican. Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm thành viên của Thánh bộ về Đời sống thánh hiến và Tu hội Giáo hoàng và là thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và Truyền thông của Tòa thánh Vatican.

FABC qui tụ 19 Hội đồng Giám mục châu Á với tư cách là thành viên đầy đủ và 8 thành viên liên đới. Mục đích của Liên đoàn nhằm thúc đẩy sự đoàn kết giữa các thành viên và đồng trách nhiệm về phúc lợi của Giáo hội và xã hội ở châu Á. Các quyết định của Liên đoàn không bị ràng buộc bởi pháp lý; sự đồng thuận của các thành viên là một biểu hiện của sự liên đới trách nhiệm Giám mục đoàn.

4. Pakistan bắt giữ các giáo sĩ Hồi Giáo cực đoan trước nguy cơ một cuộc tổng biểu tình bạo động

Đêm thứ Sáu 23 tháng 11, thủ tướng Imran Khan đã ra lệnh bắt giữ Khadim Rizvi, lãnh tụ phong trào Hồi Giáo cực đoan Tehran-e-Labbaik và hàng chục người khác.

Trước đó, Khadim Rizvi kêu gọi một cuộc tổng biểu tình vào ngày Chúa Nhật 25 tháng 11. Nếu chính phủ Pakistan không bắt giữ các lãnh tụ Hồi Giáo cực đoan, đất nước có thể rơi vào hỗn loạn và một cuộc đảo chính là có thể thấy trước.

Fawad Chaudhry, bộ trưởng thông tin Pakistan cho biết việc bắt giữ của chính phủ là nhằm “bảo vệ đời sống, tài sản và trật tự và chuyện này không liên quan gì với vụ Asia Bibi”.

Pakistan hầu như bị bao vây bởi những kẻ cuồng tín tôn giáo sau khi Tòa án Tối cao tha bổng cho Asia Bibi, một phụ nữ Công Giáo bị cáo buộc báng bổ tiên tri Mohammed. Ngay sau khi bản án được công bố, giáo sĩ Molvi Khadim Hussain Rizvi, chủ tịch sáng lập của Tehla-e-Labbaik Pakistan (TLP), kêu gọi phản đối trên toàn quốc, và trong vòng vài giờ đất nước đã bị tê liệt bởi các các đám đông cuồng loạn.

Các xa lộ kinh mạch của đất nước và các điểm ra vào của hầu hết mọi thành phố đều bị những người biểu tình đóng lại. Từ ngày 31 tháng 10 đến nay, những người cuồng tín với gậy gộc, dao và mã tấu trong tay lang thang khắp các đường đường phố. Họ đốt xe hơi, phá phách tài sản công cộng và đánh đấm túi bụi các công dân bình thường, trong khi tụng kinh “Bàn giao ngay tên báng bổ Asia Bibi cho chúng tôi.”

Hai giáo sĩ Khadim Rizvi và Afzal Qadri là những kẻ tổ chức chính của các cuộc biểu tình bạo lực và cuộc biểu tình ngồi ở phía trước toà nhà Quốc Hội Punjab ở Lahore. Họ yêu cầu đình chỉ bản án ngay lập tức. Họ khinh mạn tòa án và yêu cầu cách chức các thẩm phán đã đưa ra quyết định ủng hộ Asia Bibi.

Afzal Qadri cũng yêu cầu Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, Tướng Qamar Javed Bajwa, phải từ chức và kêu gọi các sĩ quan quân đội nổi dậy chống lại Tướng Qamar.

5. Thượng đỉnh giải quyết khủng hoảng lạm dụng tình dục: ủy ban tổ chức đã được công bố

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới cuộc họp thượng đỉnh các chủ tịch hội đồng giám mục thế giới bàn về việc giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trong Giáo Hội, nhưng nhân cơ hội Tòa Thánh công bố danh sách ban tổ chức cuộc họp, báo chí Công Giáo nhộn nhịp hẳn lên trong việc đưa tin và bình luận về nó.

Elise Harris của tờ Crux cho hay Đức Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y Blase Cupuch giúp tổ chức hội nghị thượng đỉnh về lạm dụng tình dục.

Thực vậy, vị Hồng Y của Chicago trên đứng đầu danh sách gồm các nạn nhân bị lạm dụng, các người trung thành và những vị “có nắm đấm nặng ký” (heavy-hitters) trong việc bảo vệ trẻ em như là các kiến trúc sư cho một trong những hội nghị quan trọng nhất thời giáo hoàng của Đức Phanxicô.

Ban tổ chức trên còn gồm ba vị nữa là Đức Tổng Giám Mục Charles Scicluna của Malta, hiện là phó tổng thư ký của thánh bộ Giáo Lý Đức Tin và là người chủ chốt giải quyết cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục ở Chile; Cha Dòng Tên Hans Zollner, thành viên của Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Vị Thành Niên và đứng đầu Trung Tâm Bảo Vệ Trẻ Em tại Giáo Hoàng Đại Học Gregorian; và Đức Hồng Y Oswald Gracias của Mumbai, vị cũng phục vụ trong hội đồng 9 Hồng Y của Đức Phanxicô.

Ngoài 4 vị trên, Đức Phanxicô cũng đề cử Tiến Sĩ Gabriella Gambino, phó tổng thư ký thánh bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống và Tiến Sĩ Linda Ghisoni, phó tổng thư ký của phân bộ giáo dân của cùng thánh bộ này để lo công việc chuẩn bị.

Nhân cơ hội này, Harris nhắc lại sự kiện Đức Hồng Y Cupich gần đây đã được báo chí chú ý nhiều khi bác bỏ các phúc trình cho rằng ngài và Đức Hồng Y Donald Wuerl đã tìm cách thúc đẩy một đề nghị thay thế cho kế hoạch giải quyết khủng hoảng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, khiến gây ngỡ ngàng cho rất nhiều người sau điều nhiều người gọi là “mùa hè nhục nhã” tức hồ sơ của đại bồi thẩm đoàn Pennsylvania (1,000 vụ lạm dụng bởi 300 linh mục) và vụ cựu Hồng Y McCarrick.

Với việc đề cử lần này, lời bác bỏ của Đức Hồng Y Cupich nói trên dường như không có mấy giá trị. Người ta không biết hội nghị thượng đỉnh này có đem lại những đóng góp gì khiến công luận Công Giáo ở Hoa Kỳ và một số nước đang lao đao về tai tiếng lạm dụng tình dục an lòng hay không.

Trong tuyên bố ngày 23 tháng 11, giám đốc báo chí của Tòa Thánh, Greg Burke, gọi hội nghị thượng đỉnh này là “vô tiền khoáng hậu” vì nó cho thấy việc bảo vệ trẻ em là “ưu tiên nền tảng” của Giáo Hội Công Giáo. Ông bảo Đức Phanxicô “muốn các nhà lãnh đạo Giáo Hội hiểu đầy đủ tác động tàn hại của việc giáo sĩ lạm dụng tình dục đối với các nạn nhân”.

Dù cuộc họp chủ yếu dành cho các giám mục, những vị “có phần lớn trách nhiệm đối với vấn đề trầm trọng này”, nhưng Ông Burke nhận định rằng một số chuyên viên giáo dân, cả nam lẫn nữ, trong lãnh vực này cũng sẽ đóng góp, giúp giải quyết việc phải đưa ra các biện pháp nào “để bảo đảm sự minh bạch và nhận trách nhiệm”.

Đức Hồng Y Cupich thì cho rằng cuộc họp cũng là một bằng chứng cho thấy Đức Phanxicô không coi việc giáo sĩ lạm dụng tình dục là “một vấn đề chỉ của Hoa Kỳ hay Tây Phương”, mà là một vấn đề có ảnh hưởng tới toàn bộ Giáo Hội hoàn cầu.

Trong khi đó, trong một cuộc phỏng vấn của Vatican News, Cha Zoller nói rằng Ủy Ban đã khởi đầu diễn trình tham khảo bằng cách gửi đi các bản câu hỏi tới các vị sẽ tham dự, để biết cả các kinh nghiệm lẫn các khó khăn, hòng tìm ra giải pháp.

Cha cho biết cuộc họp sẽ “tự do và sinh hoa trái bao nhiêu có thể” và Đức Phanxicô hứa sẽ hiện diện trong các phiên làm việc.

Trong khi ấy, tuy không ở trong ban tổ chức, Đức Hồng Y Sean O’Malley, chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Vị Thành Niên, nói ngài sẽ tham dự và ủy ban của ngài sẽ phục vụ “như một nguồn tài nguyên cho ban tổ chức”.

6. Những hài cốt tìm được tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Rôma có niên đại ít nhất 100 năm

Theo tin của tờ Vatican Insider, các nguồn tin từ văn phòng Công tố Rôma cho biết hài cốt tìm được tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Rôma có niên đại ít nhất là 100 năm. Trong 10 ngày tới, các thử nghiệm carbon 14 sẽ cho biết chính xác thời gian tử vong của một hay nhiều người liên quan đến những hài cốt này. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, người ta đã có thể xác định các hài cốt này có niên đại ít nhất là 100 năm.

Câu chuyện về những hài cốt này đã bắt đầu vào hôm thứ Hai 29 tháng 10 khi các công nhân ngành xây dựng phát hiện ra một bộ xương người trong khi trùng tu Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Ý. Biệt thự này thường được gọi là Villa Giorgina.

Tòa nhà này, nằm trong khu vực quận Pinciano, đã được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 20, chính xác là vào năm 1929. Toàn bộ Tòa Sứ Thần Tòa Thánh rộng đến 20,000m2. Tòa nhà chỉ chiếm một góc nhỏ trong toàn bộ diện tích mênh mông này.

Chủ nhân của ngôi biệt thự này là ông Isaia Levi, một người Do Thái, sinh trưởng tại thành phố Turinô, miền Bắc nước Ý. Ông là một kỹ nghệ gia và từng được bầu vào Thượng Viện Ý dưới thời Mussolini. Ông chỉ làm Thượng Nghị Sĩ được có 11 ngày từ 9 tháng 12, 1933 đến ngày 20 tháng 12 năm đó thì phải từ chức vì bị phát hiện là người Do Thái.

Trong thời kỳ Quốc Xã Đức chiếm đóng Rôma, ông được Tòa Thánh che chở. Cảm ơn này, ông đã cải đạo sang Công Giáo và năm 1949 đã tặng ngôi biệt thự này cho Đức Giáo Hoàng Piô thứ 12. Mười năm sau đó, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã di chuyển Tòa Sứ Thần Tòa Thánh từ đường Nomentana, nay là Tòa Đại Sứ Libya, về biệt thự này.

Các công nhân ngành xây dựng đã phát hiện ra một bộ xương người khi đào bới tầng hầm của ngôi nhà. Hiến binh Vatican lập tức được gọi đến hiện trường, và họ đã nhanh chóng báo cho các viên chức hữu quan của Tòa Thánh.

Biệt thự Villa Giorgina tuy nằm ngoài Vatican nhưng vẫn được hưởng quy chế “extra territorium” – nghĩa là coi như nằm ngoài lãnh thổ nước Ý. Do đó, toàn bộ câu chuyện này có thể được giải quyết hợp pháp bởi Vatican. Đây là một chi tiết các báo chí thế tục không có cảm tình với Giáo Hội không muốn đề cập đến.

Chánh Công tố của Rôma, là ông Giuseppe Pignatone, đã ra lệnh cho các chuyên gia pháp y cảnh sát và một đội điều tra lưu động đến tại hiện trường. Tòa Thánh đã giao bộ xương người này cho chính quyền Ý. 

Nhật báo La Repubblica của Ý là tờ đầu tiên tung ra tin đồn theo đó người chết là một trong hai cô gái trẻ, là Emmanuela Orlandi và Mirella Gregori, đã biến mất cách đây ba mươi lăm năm trước. Chủ ý của tờ này là vu cáo có ai đó ở Tòa Sứ Thần Tòa Thánh đã lạm dụng tính dục rồi “giết người diệt khẩu”. 

Trong bối cảnh những tai tiếng lạm dụng tính dục, thủ đoạn của tờ La Repubblica được nhiều phương tiện truyền thông thế tục tung hứng. Trước những đồn thổi bất lợi cho Giáo Hội, ngày thứ Năm 8 tháng 11 vừa qua, đích thân Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã chủ tọa một buổi họp báo về câu chuyện bộ xương người tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Ý. Điều này cho thấy sự quan tâm sâu xa của Tòa Thánh trước diễn biến này.

7. Chứng nhân kể lại phép lạ của cha thánh Padre Pio ''năm dấu''

Cơ quan truyền thông ACI Prensa tại Tây Ban Nha, đã cho phổ biến câu chuyện anh Matteo Pio Colella thoát được căn bệnh chết người nhờ sự cầu bầu của Cha Thánh Padre Pio. Việc anh Colella khỏi bệnh được coi là một phép lạ mở đường cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh cho cha Padre Pio vào tháng 6 năm 2002.

Năm nay anh Matteo Pio Colella 27 tuổi đã dành cho cơ quan truyền thông ACI một cuộc phỏng vấn trước khi bộ phim “El Misterio del Padre Pío” Bí ẩn của Padre Pio được trình chiếu tại Tây Ban Nha.

Anh Colella kể rằng, khi anh lên 7 ttuổi, anh mắc căn bệnh chết người, mà các bác sĩ không có hy vọng gì chữa được.

Anh kể tiếp “ Tôi đã nói với mẹ tôi, con không khoẻ, con không muốn đi học nhưng mẹ tôi vẫn đưa tôi đi học. Đêm đó, khi mẹ tôi đến bên giường nói chúc con ngủ ngon thì tôi không còn nhận ra mẹ tôi nữa và ngay lập tức mẹ tôi đưa tôi đi bệnh viện.

Vào ngày 20 tháng 1 năm 2000, tôi được chẩn đoán mắc bệnh viêm màng não cấp tính do vi khuẩn gây ra. Căn bệnh này đã ảnh hưởng đến thận, hệ hô hấp và đông máu. Tôi đã ngay lập tức được nhận vào bệnh viện do Cha Padre Pio thành lập. Đó là bệnh viện mang tên, “Casa Sollievo della Sofferenza” Căn nhà cứu trợ người đau khổ), nằm ở San Giovanni Rotondo, nơi tu viện của thánh nhân.

Ngày hôm sau, tôi lâm vào tình trạng hôn mê. Sức khỏe của tôi suy giảm đáng kể, và các bác sĩ nghĩ rằng tôi sẽ chết trong vài giờ. Các bác sĩ coi đây là một vụ thất bại của họ.

Trong khi tôi đang ở trong tình trạng nguy kịch thì mẹ tôi là Maria Lucia đi ra ngôi mộ cha Padre Pio để cầu xin Ngài chữa bệnh cho tôi.

Anh Colella kể tiếp Trong thời gian hôn mê,tôi thấy Padre Pio ở bên phải và ba thiên thần ở bên trái. Cha Padre Pio bảo tôi đừng lo lắng vì tôi sẽ sớm được chữa trị. Thực ra, việc chữa trị của tôi giống như sự sống lại của Lazarô trong Thánh Kinh. “

Anh Colella khẳng định: Đó là chính xác là những gì đã xảy ra. Các bác sĩ coi tôi đã chết lâm sàng, nhưng tôi đã sống lại.

Ngày nay anh Colella biết ơn cha Thánh Padre Pio vì sự can thiệp của Ngài . Anh nói, anh coi cha giống như ông nội mình và có thể đặt hết niềm tin vào ông nội

Anh Colella kết luận “Tôi luôn nghĩ rằng tôi đã được một ân sủng to lớn mà tôi phải biết ơn. Khi tôi nói chuyện với một người không tin, tôi bảo họ 'Tôi đây. Đối với khoa học thì không thể giải thích được, nhưng cũng có một lời giải thích khác mà chúng ta không thể hiểu được.

8. Charles A. Coulombe nhận định: Người linh hứng cho việc hình thành nên Hồi Giáo là một linh mục Công Giáo

Charles A. Coulombe, giáo sư Đại Học người Mỹ, tác giả nhiều sách nói về Giáo Hội tại Hoa Kỳ và lịch sử Giáo Hội, đặc biệt lịch sử các triều đại Giáo Hoàng; và là cây bút thường xuyên cho những tờ như National Catholic Register (Hoa Kỳ), Fidelity (Úc Đại Lợi), Prag, Catholic Herald (Anh quốc) vừa đưa ra một nhận định trên tờ Catholic Herald rằng “thủy tổ” của Đạo Hồi là một linh mục Công Giáo: ông Arius.

Arius, tiếng Việt gọi là Ariô, là người lập ra bè rối Ariô, sinh năm 250 hoặc 256, và qua đời năm 336. Ariô là một linh mục Bắc Phi đã dạy rằng Chúa Kitô không phải là Thiên Chúa. 

Trong khi Giáo Hội Công Giáo rao giảng rằng từ thuở đời đời Ngôi Cha sinh ra Ngôi Con cùng một bản thể; thì linh mục Ariô chủ trương Ngôi Con Thiên Chúa chỉ là một thụ tạo không hơn không kém, và không hiện hữu đồng thời với Đức Chúa Cha. Nói cách khác, Ariô phủ nhận thiên tính của Ngôi Con. 

Đứng trước sự sai lạc về đức tin Công Giáo của Ariô, thánh Giám mục Alexandria lấy lời dịu hiền khuyên bảo, cảnh cáo để ông khỏi sai lạc chân lý. Nhưng sau nhiều cuộc đàm đạo qua đi mà không mang lại một hiệu quả nào. Ariô cố chấp không trở lại, lại còn tuyên truyền lập bè đảng, lôi kéo một số linh mục và tín hữu theo mình.

Năm 320, Đức Giám Mục Alexandria triệu tập công đồng gồm 100 Giám mục xứ Ai Cập và Syria. Ngài cho mời Ariô đến cắt nghĩa minh bạch lời dạy của ngài. Nhưng Ariô bác bỏ và đưa ra những lời lẽ khinh mạn. Nghe những lời ngạo mạn, cố tình phản tín lý căn bản Công Giáo ấy, cả công đồng cương quyết lên án lý thuyết sai lầm này, đồng thời tuyên án tuyệt thông nếu Ariô không thành khẩn trở về với Giáo hội. 

Nhưng thay vì vâng phục, Ariô lại tìm cách phát triển bè rối của ông tại Ai Cập và Palestin. Ông đã khéo lôi kéo được nhiều Giám mục, đặc biệt có Êusêbiô Nicôđêmi và Êusêbiô Cêsarê thuộc xứ Palestine. 

Đáp lại, Đức Giám Mục Alexandria viết nhiều thư cắt nghĩa rõ ràng thái độ của ngài đối với Ariô cho mọi người hiểu, đồng thời nêu lên những sai lầm của Ariô. Qua những bức thư ấy, người ta càng ngày càng nhận rõ chủ đích cao cả, kết tinh của lòng bác ái, đức tính khoan hòa của vị thánh Giám mục này.

Lợi dụng lòng tin tưởng của hoàng đế Contantinôpôli, Êusêbiô Nicôđêmi viết thư cho các Giám mục Tiểu Á và Cận đông vận động xiết chặt hàng ngũ ủng hộ Ariô và chống lại Đức Giám Mục Alexandria. Ariô cũng viết thư trình bày các giáo thuyết của ông cho các Giám mục. Đồng thời Êusêbiô cổ động triệu tập hai công đồng với mục đích ủng hộ Ariô, một tại Bitini và một tại Palestine.

Đức Giám Mục Alexandria cương quyết trung thành bảo vệ chân lý, ngài tìm mọi cách ngăn chặn âm mưu của bè rối Ariô. Ngài viết thư vạch rõ những âm mưu đen tối của Êusêbiô và Ariô trong những công đồng sắp tới. Trong thư, ngài nêu cao tinh thần anh dũng, sẵn sàng chết để bảo vệ mọi chân lý thánh thiện của đạo Công Giáo. Đồng thời ngài cũng viết thư đệ trình lên Đức Thánh Cha Sylveste về mọi công việc xảy ra.

Mặc dù thuyết Ariô bị lên án bởi Công Đồng Nicê vào năm 325 - nơi Thánh Nicholas nổi tiếng tát ông này một bạt tai - sau khi Đại đế Constantine qua đời sau đó, Đại đế Constans đón nhận ý tưởng của Ariô và ra tay bách hại những người có niềm tin chính thống. Ngay cả Giáo hoàng Liberius cũng bị buộc phải ký một tuyên bố có những phần xuôi theo Ariô. Chỉ có năm giám mục can đảm đứng lên bảo vệ Thiên Tính của Chúa Kitô, và Thánh Jerome tuyên bố rằng “thế giới thức dậy, và rên rỉ khi thấy đâu đâu cũng là Ariô”.

Đại đế Theodosius đã đàn áp dị giáo trong phần lớn Đế chế La Mã theo các nghị định của Công Đồng đầu tiên tại Constantinople vào năm 381. Tuy nhiên, thuyết Ariô vẫn không chết. Các nhà truyền giáo Ariô đã cải đạo các bộ tộc người Đức như Goths và Vandals. Đến phiên họ, những bộ tộc người Đức này lại giới thiệu chủ thuyết Ariô đến Tây Ban Nha, Ý và Bắc Phi trong những năm 400 khi họ tiếp thu các tỉnh của Đế chế bị thất trận. Cho đến thế kỷ thứ 8, những người Ariô còn lại mới hoán cải.

Người ta có thể tự hỏi về tầm quan trọng của chủ thuyết Ariô ngày nay là gì. Nhưng ba nhóm rất có ảnh hưởng đã được hình thành ít nhiều từ những lời rao giảng của Ariô về Chúa Kitô. Thuyết Nhất Thể, là thuyết bác bỏ giáo lý về Chúa Ba Ngôi, xem Chúa Giêsu chỉ là một con người duy nhất như chúng ta, đã công khai xem mình là chủ thuyết tân Ariô vào thời điểm phát sinh tại New England vào thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Thông qua những gương mặt đầy thế giá trong xã hội Hoa Kỳ như Ralph Waldo Emerson, Henry David Thoreau và Thomas Jefferson, nó đã ảnh hưởng đến xã hội và văn hóa Mỹ trong tất cả các chiều kích.

Giáo phái Chứng Nhân Giê-hô-va cũng được coi là một biến thể của chủ thuyết Ariô khi họ coi Chúa Kitô là Tổng Lãnh Thiên Thần Micae trước khi xuống thế làm người.

Nhưng không có bất kỳ nghi ngờ nào, cộng đồng Ariô thành công nhất, trên thực tế, chính là Hồi giáo.

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây