Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
If you're a young person interested in exploring a religious vocation, we invite you to learn about the Dominican Order. Join us for a "Come and See" week in Houston, Texas, from December 31st, 2024, to January 3rd, 2025
For more information, please contact father Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, at (832) 692-4761 or email thienanopmelavang@gmail.com.

 

NGÀY LỄ TẠ ƠN (THANKSGIVING DAY) 

Giáo xứ sẽ có Thánh Lễ Tạ Ơn lúc 8 giờ sáng thứ Năm, ngày 28 tháng 11 năm 2024. Xin kính mời giáo dân sắp xếp thời gian tham dự Thánh Lễ để tạ ơn Thiên Chúa. Sẽ không có Thánh Lễ 7 giờ tối. Chúc mừng Lễ Tạ Ơn!
 


MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Giám Mục đi chân đất vác thánh giá chúc lành cho thành phố, gây xúc động mạnh tại Ý

Thứ sáu - 17/04/2020 09:22

Giám Mục đi chân đất vác thánh giá chúc lành cho thành phố, gây xúc động mạnh tại Ý

Thế Giới Nhìn Từ Vatican
 


 

1. Giám Mục đi chân đất vác thánh giá chúc lành cho thành phố, gây xúc động mạnh tại Ý.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Tính đến chiều ngày thứ Năm 16 tháng Tư, tử vong trên thế giới đã lên đến 134,669 người trong tổng số 2,084,022 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.

Liên quan đến Giáo Hội Việt Nam, xin quý vị và anh chị em cầu nguyện cách riêng cho linh mục nhạc sĩ Phêrô Nguyễn Hùng Cường đang được cấp cứu tại New York vì nhiễm coronavirus. Cha Phêrô Nguyễn Hùng Cường là phó nội vụ của Hội Nhạc Sĩ Công Giáo Việt Nam. Ngài nổi tiếng với những bài thánh ca như Lạy Chúa Con Đây, Đời Người Thoáng Mây Bay, Dâng những buồn vui…

New York được kể là tâm chấn của dịch bệnh tại Mỹ hiện nay với số trường hợp tử vong gần bằng số tử vong của các nơi khác trên đất Mỹ cộng lại và số trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận khoảng 1 phần 3 tổng số trường hợp nhiễm bệnh ở các nơi khác tại Hoa Kỳ.

Liên quan đến Giáo Hội tại Ý, theo tờ La Stampa, không người Công Giáo nào tại Ý đã trải qua một Tuần Thánh kỳ lạ như Tuần Thánh năm nay: không có các cuộc rước sách, cả các thánh lễ cũng không. Ngay trong các cuộc thế chiến, tình hình xem ra cũng không đến nỗi bi đát như năm nay.

Tuy nhiên, Tuần Thánh năm nay đã không trôi qua một cách nhạt nhẽo nhưng sẽ để lại một dấu ấn sâu sắc trong lòng các tín hữu nhờ vào lòng nhiệt thành, đạo đức, can đảm và sáng tạo của các mục tử.

Một trong những tấm gương được tờ La Stampa nhắc đến là trường hợp của Đức Cha Giuseppe Pellegrini, 67 tuổi, Giám Mục thứ 78 của giáo phận Concordia-Pordenone từ ngày 25/2/2011. Giáo phận này thuộc về giáo tỉnh Venice, nằm trong lưu vực hai con sông Tagliamento và Livenza, không xa biển Adriatic. Dân số trong toàn giáo phận là 350,100 người trong đó có 345,360 người Công Giáo, tức là chiếm 98.6% dân số.

Hôm Thứ Sáu Tuần Thánh ngài đã yêu cầu tất cả các linh mục của 188 giáo xứ trong giáo phận, đúng giữa trưa thì đổ chuông nhà thờ và cùng vác thánh giá đến nhà anh chị em tín hữu để họ chiêm ngắm trước khi cử hành các nghi thức tưởng niệm cuộc thương khó Chúa vào lúc 3 giờ chiều.

Chính ngài và cha sở nhà thờ chính tòa Thánh Stêphanô là Đức Ông Otello Quaia cũng vác thánh giá đi quanh khu vực để anh chị em tín hữu kính viếng và cầu xin Chúa chúc lành cho thành phố Concordia Sagittaria. Đức Cha Giuseppe Pellegrini đã đi chân đất trong suốt cuộc vác thánh giá gần 3 giờ đồng hồ chung quanh thành phố.

Thành phố Concordia Sagittaria, cách Rôma 584km về phía Bắc, là thủ phủ của tỉnh Venezia thuộc miền Veneto, nơi được kể là đứng thứ tư toàn quốc Italia về số các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Cho đến chiều thứ Năm 16 tháng Tư miền này đã có 14,624 trường hợp nhiễm bệnh trong đó có 1,342 người thiệt mạng. Vì mức độ nghiêm trọng này, quý vị và anh chị em có thể thấy trong đoạn video này dân chúng không ai dám ra đường. Từ trong các cửa sổ, họ nhìn ra làm dấu thánh giá.

Tại quận Villabate thuộc thành phố Palermo trong miền Sicilia, cách Rôma 911km về phía Nam, nơi tình hình xem ra khả quan hơn, cha Leonardo Ricotta đã vác một thánh giá lớn đi quanh giáo xứ của ngài để anh chị em tôn kính và xin Chúa chúc phúc cho họ giữa trận dịch quá kinh hoàng.

2. Trò đùa mới ở Ý: Nhái giọng nói của Đức Thánh Cha gọi hỏi thăm các nhân viên y tế

Tính đến thứ Năm 16 tháng Tư, tử vong tại Ý đã lên đến 21,645 người, trong số 165,155 trường hợp nhiễm coronavirus. Điều đáng mừng là số trường hợp nhiễm bệnh mới được xác nhận hàng ngày đã liên tục giảm xuống. Trong 24 giờ qua có 2,972 trường hợp nhiễm bệnh mới, và 602 trường hợp tử vong.

Trong các thánh lễ ban sáng tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha đã nhiều lần bày tỏ lòng biết ơn các nhân viên y tế đang ở trên tuyến đầu chống dịch vì chứng tá đức tin của họ.

Tuy nhiên, thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, vừa tường thuật một chuyện không hay.

Nữ tu bác sĩ Angel Bipendu nói với CNA, hôm thứ Ba rằng cuộc gọi mà sơ nhận được vào Thứ Bảy Tuần Thánh tuyên bố là từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảm ơn sơ đã điều trị y tế cho bệnh nhân coronavirus chỉ là một trò đùa.

“Thật không may, đó chỉ là một trò đùa. Họ đang điều tra”, sơ Bipendu nói với CNA ngày 14 tháng 4. Sơ nói rằng sơ phát hiện ra cú gọi này chỉ là một trò đùa vào chiều ngày 13 tháng Tư.

Nữ tu bác sĩ Bipendu, là một thành viên của Nữ tử Đấng Cứu Chuộc, đã làm việc trên tuyến đầu của cuộc khủng hoảng coronavirus ở Ý như một thành viên trong một đơn vị chăm sóc đặc biệt. Trọng trách của sơ là đến thăm những người có triệu chứng coronavirus đang được điều trị tại gia.

Sau Lễ Vọng Phục Sinh vào ngày 11 tháng 4, sơ Bipendu nhận được một cú gọi đến

Nữ tử Đấng Cứu Chuộc, dịch vụ y tế khẩn cấp ở Villa d’Almè với một giọng nói bất ngờ.

“Tôi đang gọi từ Thành phố Vatican, tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn và đặc biệt Chị Bipendu vì những gì các bạn đang làm”, người trên điện thoại nói.

Sơ trả lời: “Tôi là Bipendu, nhưng... có phải là Đức Thánh Cha Phanxicô không?”

“Đúng là tôi đây, tôi muốn khen ngợi sơ vì những gì sơ làm, vì chứng tá đức tin của sơ”, người này nói và nói thêm rằng ông muốn gặp sơ sau đại dịch này.

Sơ Bipendu nói với CNA rằng sơ rất vui cho đến chiều thứ Hai sau khi nhận được cuộc gọi từ một đồng nghiệp. Anh ta cũng nhận được một cú gọi tương tự nhưng anh biết đó không phải là tiếng nói của Đức Thánh Cha.

Cha Giorgio Carobbio, phụ trách nguyện đường Almè nói với CNA rằng ngài biết cú gọi đó là giả vào ngày 13 tháng Tư.

Sơ Bipendu, là người Cộng hòa Dân chủ Congo, học ngành y ở Palermo và đã sống ở Ý được 16 năm. Trước đây, sơ giúp cho những người di cư trên một con tàu cứu vớt người tị nạn của Dòng Các Hiệp Sĩ Malta ở Địa Trung Hải.

Sơ Bipendu nói với AFP rằng khi sơ đến thăm các bệnh nhân lần đầu thì họ kinh ngạc, có lẽ là sợ, vì thấy một nữ tu đến thăm họ, thay vì một bác sĩ, chắc tình trạng của họ không xong rồi.

“Nhưng khi tôi tự giới thiệu, tôi nói với họ rằng tôi không chỉ là bác sĩ mà còn là một nữ tu, thái độ của họ thay đổi theo chiều hướng tích cực.”

3. Tuyên bố của Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York về cuộc nói chuyện với Đức Thánh Cha Phanxicô

Tính cho đến chiều thứ Tư 15 tháng Tư theo giờ địa phương, tại New York đã có đến 213,779 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận trong đó có 11,586 người chết. Nói cách khác, số trường hợp nhiễm bệnh và số người chết, chỉ tại New York mà thôi, trong 4 tuần qua, đã gần gấp ba lần những con số nhiễm bệnh và tử vong trên toàn cõi Hoa Lục trong suốt 4 tháng. Cố nhiên, đó là nói trên các con số thống kê do bọn cầm quyền Bắc Kinh đưa ra, mà không mấy ai tin là thật.

Trước con số thương vong kinh hoàng như thế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện thoại hỏi thăm Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám mục New York.

Dưới đây là tuyên bố của Đức Hồng Y được công bố vào chiều Thứ Ba, ngày 14 tháng 4 năm 2020.

Đức Thánh Cha của chúng ta, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã gọi cho tôi chiều nay vào khoảng 2g chiều để bày tỏ tình yêu, sự quan tâm và sự gần gũi của ngài với tất cả người dân New York, đặc biệt là những bệnh nhân, trong đợt bùng phát coronavirus.

Đức Giáo Hoàng, gọi từ nơi cư trú của ngài tại nhà trọ Santa Marta, nói rằng ngài đang cầu nguyện cách riêng cho người dân New York vào thời điểm này. Ngài yêu cầu tôi chuyển lời chúc tốt đẹp nhất đến các bệnh nhân, các bác sĩ, y tá, các nhân viên sơ cứu, các chuyên gia y tế và những người đang chăm sóc cho các bệnh nhân, các nhà lãnh đạo dân sự, cũng như các linh mục, tu sĩ và giáo dân của chúng ta. Ngài đã đề cập một cách đặc biệt đến Đức Cha Nicholas DiMarzio và người dân Giáo phận Brooklyn và Queens, và tôi hân hoan chia sẻ những lời này của Đức Thánh Cha với Đức Cha DiMarzio ngay sau đó.

Tôi cảm ơn Đức Giáo Hoàng về sự lãnh đạo mà ngài đã thể hiện trong đại dịch toàn cầu này, và bảo đảm với ngài về tình yêu và lời cầu nguyện của người dân New York dành cho Đức Thánh Cha và sứ vụ của ngài.

4. Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các dược sĩ

Lúc 7 sáng thứ Năm 16 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho các dược sĩ, và những người đang làm việc trong các nhà thuốc tây để giúp đỡ các bệnh nhân.

Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:

Những ngày này, tôi đã bị phàn nàn vì tôi quên cảm ơn một nhóm người cũng làm việc chăm chỉ và bất kể đến an toàn của mình. Tôi đã cảm ơn các bác sĩ, y tá, và các tình nguyện viên. Nhưng quên chưa nhắc đến các dược sĩ và các nhân viên trong các nhà thuốc, họ cũng làm việc rất chăm chỉ để giúp các bệnh nhân thoát khỏi bệnh tật. Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho họ.

Trong bài giảng, Đức Phanxicô đã trình bày các suy tư của ngài về Tin mừng trong ngày (Lc 24: 35-48), trong đó Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện trước các môn đệ đang buồn bã và sợ hãi vì họ nghĩ rằng họ nhìn thấy một con ma. Ngài mở mang tâm trí cho họ hiểu được Kinh thánh. Đầy tràn niềm vui, các môn đệ hân hoan trước sự hiện diện của Chúa Phục sinh ở giữa họ. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng được tràn đầy niềm vui là trải nghiệm cao nhất về ơn an ủi của Chúa.

PHÚC ÂM: Lc 24, 35-48

“Ðấng Kitô phải chịu thương khó như vậy, rồi mới được tôn vinh”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, hai môn đệ thuật lại các việc đã xảy ra dọc đường và hai ông đã nhận ra Người lúc bẻ bánh như thế nào. Mọi người còn đứng bàn chuyện thì Chúa Giêsu hiện ra đứng giữa họ và phán: “Bình an cho các con! Này Thầy đây, đừng sợ”. Nhưng mọi người bối rối tưởng mình thấy ma. Chúa lại phán: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”. Nói xong, Người đưa tay chân cho họ xem. Thấy họ còn chưa tin, và vì vui mừng mà bỡ ngỡ, Chúa hỏi: “Ở đây các con có gì ăn không?” Họ dâng cho Người một mẩu cá nướng và một tảng mật ong. Người ăn trước mặt các ông và đưa phần còn lại cho họ. Ðoạn Người phán: “Ðúng như lời Thầy đã nói với các con khi Thầy còn ở với các con, là: cần phải ứng nghiệm hết mọi lời đã ghi chép về Thầy trong luật Môsê, trong sách tiên tri và thánh vịnh”. Rồi Người mở trí cho các ông am hiểu Kinh Thánh.

Người lại nói: “Có lời chép rằng: Ðấng Kitô sẽ phải chịu thương khó và ngày thứ ba Người sẽ từ cõi chết sống lại. Rồi phải nhân danh Người rao giảng sự thống hối và sự ăn năn để lãnh ơn tha tội cho muôn dân, bắt đầu từ thành Giêrusalem. Còn các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy”.


Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

Thời đó, ở Giêrusalem, người ta có nhiều cảm giác: sợ hãi, kinh ngạc, nghi ngờ. Trong những ngày đó, người tàn tật mà Phêrô và Gioan vừa mới chữa lành đã không để các ngài ra đi. Tất cả mọi người đổ xô về phía các ngài đang đứng ở hành lang gọi là hành lang Salômôn. Mọi người ngạc nhiên: có một bầu không khí lo lắng, bởi vì có những điều đang diễn ra mà họ không hiểu.

Chúa cũng đã đến với các môn đệ của mình. Họ cũng biết rằng Ngài đã phục sinh, Thánh Phêrô biết vì thánh nhân đã nói chuyện với Chúa sáng hôm đó.

Hai người vừa trở về từ Emmaus cũng biết điều này, nhưng khi Chúa xuất hiện, họ sợ hãi. Buồn bã và đầy sợ hãi, họ nghĩ rằng họ đã nhìn thấy một con ma; họ có cùng trải nghiệm như khi Chúa Giêsu đi trên mặt nước mà đến với họ. Nhưng vào thời điểm đó, Phêrô, dũng cảm, đã nói với Chúa: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” Lần này, Phêrô vẫn im lặng, dù ông đã nói chuyện với Chúa sáng hôm đó. Không ai biết họ đã nói gì với nhau, và do đó, họ im lặng. Nhưng họ tràn ngập nỗi sợ hãi, buồn bã, đến nỗi họ nghĩ rằng họ đã nhìn thấy một con ma. Và Chúa Giêsu nói: “Sao các con bối rối và lòng các con lo nghĩ như vậy? Hãy xem tay chân Thầy: chính Thầy đây! Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây”, rồi Chúa cho họ thấy vết thương của Người. Các vết thương ấy là kho báu của Chúa Giêsu, và đã được Người đưa lên Thiên đàng để trình bày với Chúa Cha và cầu thay cho chúng ta. “Hãy sờ mà xem: ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây.”

Và rồi một câu mang đến cho tôi rất nhiều sự an ủi và vì lý do này, đoạn Tin Mừng này là một trong những điều tôi thích: “vì vui mừng mà bỡ ngỡ”, hết lần này đến lần khác đầy ngạc nhiên, niềm vui vỡ òa khiến họ không dám tin là thật. Có rất nhiều niềm vui đến nỗi “không, điều đó không thể là sự thật. Niềm vui này không có thật, vì nếu thật như thế thì vui quá”. Và điều đó ngăn cản họ tin tưởng. Đó là tâm trạng của họ trong những khoảnh khắc của niềm vui lớn. Họ tràn đầy niềm vui nhưng bị tê liệt vì niềm vui. Và niềm vui là một trong những lời cầu chúc mà thánh Phaolô gửi đến các tín hữu thành Rôma: “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui và bình an nhờ đức tin, để nhờ quyền năng của Thánh Thần, anh em được tràn trề hy vọng”. Đổ đầy niềm vui, tràn đầy niềm vui, là niềm an ủi cao nhất. Và đây là lý do tại sao thánh Phaolô cầu chúc cho người Rôma rằng “Xin Thiên Chúa là nguồn hy vọng, ban cho anh em được chan chứa niềm vui”.

Và từ đó, thành ngữ “đầy tràn niềm vui” được lặp đi lặp lại, rất nhiều lần. Chẳng hạn, khi ở trong tù, Phaolô cứu mạng viên cai ngục đang định tự tử vì trận động đất đã mở tung cánh cửa những phòng giam, ngài rao giảng Tin mừng, và rửa tội cho anh ta và cả nhà “tràn đầy niềm vui vì đã tin vào Thiên Chúa. Điều tương tự cũng xảy ra với viên thái giám của Nữ hoàng Canđakê, khi Philípphê làm phép rửa cho ông, vừa khi hai ông lên khỏi nước, Thần Khí Chúa đem ông Philípphê đi mất, và viên thái giám không còn thấy ông nữa. Nhưng ông tiếp tục cuộc hành trình, lòng đầy hoan hỷ. Điều tương tự cũng xảy ra vào ngày Chúa Thăng thiên: các môn đệ trở về Giêrusalem, Kinh thánh nói, lòng các ngài “tràn đầy niềm vui”.

Đó là sự an ủi trọn vẹn nhờ sự hiện diện của Chúa. Bởi vì, như Phaolô nói với các tín hữu thành Galát, “niềm vui là hoa trái của Chúa Thánh Thần”, đó không phải là hậu quả của những cảm xúc bùng phát vì một điều gì đó kỳ diệu... Không, nó còn hơn thế nữa. Niềm vui lấp đầy chúng ta là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Không có Thánh Linh, bạn không thể có niềm vui này. Nhận được niềm vui của Thánh Linh là một ân sủng.

Điều này làm tôi nhớ đến những đoạn cuối của Tông huấn Eveachii Nuntiandi, nghĩa là Loan báo Tin Mừng, của Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục, khi ngài nói về các Kitô hữu vui mừng, các nhà truyền giáo hân hoan, chứ không phải là những người luôn sống buồn bã. Hôm nay là một ngày tuyệt vời để đọc Tông huấn này. Tràn đầy niềm vui. Đó là những gì Kinh thánh nói với chúng ta “vì vui mừng mà bỡ ngỡ”, quá nhiều niềm vui đến mức không thể tin nổi.

Có một đoạn từ cuốn sách của Nơkhemia sẽ giúp chúng ta suy tư về niềm vui này. Người dân trở về Giêrusalem và tìm thấy cuốn sách luật - họ biết luật pháp bằng cách học thuộc lòng, nhưng họ đã không tìm thấy cuốn sách luật; đó là một lễ hội tuyệt vời và tất cả mọi người đến với nhau để lắng nghe kinh sư Étra đọc cuốn sách luật. Những người cảm động đã khóc, họ khóc vì vui sướng vì họ đã tìm thấy cuốn sách luật và họ khóc, họ hạnh phúc, họ khóc... Cuối cùng, khi kinh sư Étra kết thúc, Nơkhemia nói với mọi người : “Anh em đừng khóc nữa, vì hôm nay là ngày thánh! Anh em chớ phiền muộn làm gì! vì niềm vui của Thiên Chúa là thành trì bảo vệ anh em”.

Để kết luận, Đức Thánh Cha nói rằng những lời này trong sách Nơkhemia sẽ giúp chúng ta ngày hôm nay. Sức mạnh to lớn mà chúng ta phải huy động để rao giảng Tin Mừng, để tiến lên với tư cách là chứng nhân của sự sống là niềm vui trong Chúa, đó là hoa trái của Chúa Thánh Thần, và hôm nay chúng ta hãy xin Ngài ban cho chúng ta ân sủng này.

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây