Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
Liên lạc: Cha Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, (832) 692-4761 hoặc cha Hoàng Anh, OP, (832) 283-6258

 

MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Điện tặc Nga tấn công Tòa Thượng Phụ Constantinope

Thứ năm - 06/09/2018 03:42

Điện tặc Nga tấn công Tòa Thượng Phụ Constantinope

Giáo Hội Năm Châu 03/09/2018
 


 

1. Thêm một linh mục bị giết tại Mễ Tây Cơ

Thêm một linh mục nữa đã bị giết ở Mễ Tây Cơ, thi thể ngài đã được tìm thấy hôm thứ Bảy 25 tháng 8 trong khu vực Tierra Caliente của bang Michoacán, nổi tiếng về tình trạng bất ổn dân sự và là một tâm chấn trong việc sản xuất và buôn bán ma túy tại đất nước này.

Cha Miguel Gerardo Flores Hernández đã biến mất vào ngày 18 tháng 8, và ba ngày sau, giáo phận Morelia đã chính thức tuyên bố ngài bị mất tích. Thi thể của ngài đã được tìm thấy 7 ngày sau tuyên bố này.

Ít nhất 24 linh mục đã bị giết ở Mễ Tây Cơ trong sáu năm qua, phần lớn các vị bị giết vì lên tiếng tố cáo các băng đảng mua bán ma túy. Các băng đảng này coi Giáo Hội Công Giáo là một trở ngại cho công việc kinh doanh của họ.

Đức Cha Herculano Medina Gargias, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Morelia tin rằng cha Flores có lẽ bị giết nhầm khi bọn cướp tấn công và cướp đi một chiếc xe tải cho ngài quá giang.

2. Điện tặc Nga tấn công vào Tòa Thượng Phụ Constantinope

Các điện tặc người Nga bị truy tố bởi công tố viên đặc biệt của Mỹ hồi tháng trước đã dành nhiều năm cố gắng ăn cắp thư tín của một số nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo tại Constantinople. Associated Press đã cho biết như trên.

Mục tiêu tấn công bao gồm các phụ tá hàng đầu của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, người thường được mô tả là người thứ nhất trong số các Thượng Phụ Chính Thống Giáo.

Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô hiện đang cân nhắc liệu có chấp nhận việc cho Ukraine hình thành Giáo Hội Chính Thống độc lập với Nga hay không.

Trong những tháng gần đây, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã tuyên bố ngài hoàn toàn có thẩm quyền ban cấp cho một Giáo Hội Chính Thống tân lập tại Ukraine tư cách “Tomos of Autocephaly” - một Giáo Hội tự trị hoàn toàn, mà chính phủ Ukraine đang mong đợi. 

Giáo hội Chính thống Nga cho biết họ không có thông tin gì về những tấn công của nhóm điện tặc Nga có tên là Fancy Bear và từ chối bình luận. Các quan chức Nga nói với AP rằng điện Kremlin không có liên quan gì đến Fancy Bear, mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng ngược lại.

Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, 78 tuổi, không sử dụng email, các viên chức trong Tòa Thượng Phụ Constantinope nói với AP. Nhưng các trợ lý của ngài thì dùng nhiều loại tài khoản của Google.

Trong số đó có một số quan chức cao cấp gọi là metropolitans, những người gần tương đương với Tổng Giám Mục Công Giáo. Những người này bao gồm Bartholomew Samaras, Emmanuel Adamakis, và Elpidophoros Lambriniadis. Tất cả đều liên quan đến vấn đề Tomos.

Các nhà lãnh đạo thân phương Tây của Ukraine đã từng bước tìm cách di chuyển nước cộng hòa Xô Viết cũ này ra khỏi quỹ đạo của Nga, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình năm 2014 và xúi dục một cuộc nổi loạn ở miền đông Ukraine.

Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Kiev coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Cho đến nay, nhóm này là nhóm Chính Thống Giáo duy nhất tại Ukraine được thế giới Chính Thống Giáo nhìn nhận.

Tháng Tư vừa qua, tại Istanbul, tổng thống Poroshenko đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống toàn thế giới, để tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc nhìn nhận tính cách hợp pháp của Chính Thống Giáo Ukraine.

Ông Poroshenko đã so sánh việc có một Giáo Hội tự trị với nguyện vọng của Kiev được gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, “bởi vì điện Kremlin coi Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga là một trong những công cụ quan trọng ảnh hưởng đến Ukraine.”

3. Tổng thống Nam Dương kêu gọi người Công Giáo hãy giúp bảo tồn tính đa dạng cho xã hội Indo

Tổng thống Joko Widodo đã đến thăm trụ sở của Hội đồng Giám mục Indonesia ở Jakarta ngày 24 tháng 8 để cập nhật về tình hình địa phương của Giáo hội.

Tổng thống Indonesia kêu gọi mọi người Công Giáo của quốc gia này hãy giúp bảo tồn sự đa dạng và tình đoàn kết quốc gia. TT Joko Widodo đã đến thăm trụ sở của Hội đồng Giám mục Indonesia (KWI) ở Jakarta hôm thứ Sáu để cải thiện và phát huy mối quan hệ giữa chính phủ với Giáo hội địa phương và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các tổ chức tôn giáo trong việc bảo tồn và duy trì tính đa dạng trong nước.

TT Widodo, người cầm quyền chính phủ từ năm 2014, được Đức Tổng Giám Mục KWI Ignatius Suharyo, Chủ tịch HĐGM ở Jakarta, và Đức Tổng Giám Mục Antonius Subianto Bunjamin của Bandung, Tổng thư ký, và 8 giám mục khác nghênh đón.

Cuộc họp kéo dài hơn một giờ, mỗi giám mục giới thiệu với tổng thống về các sinh hoạt và ảnh hưởng của giáo phận trong cuộc sống xã hội.

TT cũng cho hay “Trong cuộc họp, tôi đã nói về các vấn đề liên quan đến 5 nguyên tắc của các tiểu bang, cũng như sự đa dạng đặc biệt về mặt tôn giáo, sắc tộc, phong tục và truyền thống mà chúng ta cần tiếp tục duy trì”.

TT nói tiếp: “Chúng ta phải duy trì tình huynh đệ, hòa hợp và đoàn kết,”

Đức TGM Suharyo nói với Thông tấn xã UCANEWS rằng chuyến viếng thăm của Tổng thống Widodo đã “xây dựng tình bằng hữu” chứ không có gì liên quan đến cuộc vận động bầu cử tổng thống sắp diễn ra vào năm tới.

Cuộc bầu cử toàn quốc Indonesia vào ngày 17 tháng 4 năm 2019, và đây là lần đầu tiên tổng thống cũng như các thành viên của Hội đồng Tư vấn Nhân dân sẽ được bầu trong cùng một ngày.

TT Widodo tin tưởng ông sẽ được tái tín nhiệm thêm nhiệm kỳ thứ hai tới này.

Đức TGM Suharyo cho hay: “Không có vấn đề cụ thể nào được đề ra do tổng thống trong cuộc họp này.” “ TT chỉ muốn nghe trực tiếp xem người Công Giáo nói lên những vấn đề họ đang phải đối diện.”

Theo ông, đây là chuyến viếng thăm thứ hai của TT Widodo, vì Ông đã đến thăm trụ sở của Hội đồng Giám mục lần đầu lúc ông còn là thống đốc thủ đô Jakarta từ năm 2012 đến năm 2014.

Đức Tổng Giám Mục Suharyo cũng tiết lộ rằng TT Widodo ngỏ lời muốn viếng thăm Vatican trong tương lai.

“Nếu điều mà TT chia sẻ được xảy ra, thì những giá trị cao quý mà người dân Indonesia sống, sẽ được cộng đồng quốc tế công nhận, nếu các vấn đề đa dạng và chủ nghĩa xã hội được hiến pháp thừa nhận”.

Giám mục Leo Laba Ladjar của Jayapura cho biết tổng thống nhấn mạnh tới sự cần thiết phải duy trì tính đa dạng “bởi vì bản sắc tôn giáo đã trở thành một vấn đề lớn đặc biệt trong cuộc vận động bầu cử tổng thống lần này.”

Indo là một nước lớn nhất thế giới về số các đảo với nhiều các nhóm sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, kể cả cây cỏ thực vật và động vật, Indonesia cũng là nơi có dân số Hồi giáo đông nhất thế giới. Quốc gia này từ lâu đã là tấm gương về một xã hội hòa bình, khoan dung và đoàn kết giữa nhiều sắc dân nhờ vào đạo luật Pancasila.

Đại đa số người Hồi giáo tại Indonesia đều là những người Hồi giáo dung hòa chân chính, nhưng hình ảnh về một quốc gia khoan dung đã bị suy yếu bởi chủ nghĩa cấp tiến Hồi giáo và không khoan dung trong vài năm qua, đang đe dọa sự toàn hảo của nó giữa một thực tại đa dạng của nó.

Trong bài phát biểu của mình trước quốc dân nhân dịp Ngày quốc khánh Indonesia ngày 17 tháng 8, TT Widodo đã thúc giục mọi người hãy gìn giữ tinh thần khoan dung. Cha ông chúng ta đã đấu tranh giành độc lập, họ đã chiến thắng vì họ biết loại trừ những khác biệt về chính trị, dân tộc, tôn giáo hay phân biệt giai cấp trong dân chúng.

Vào ngày 18 tháng 8, ngày sau Ngày Độc lập, TT Widodo đã khai mạc Thế vận hội Châu Á lần thứ 18 đang được tổ chức tại Jakarta và Palembang cho đến ngày 2 tháng 9. Các giám mục của Indonesia đã ủng hộ sự kiện thể thao hàng đầu của châu lục này như một cơ hội để xây dựng hòa bình giữa mọi người. 

4. Đức Thánh Cha kính viếng hai thánh tượng Đức Mẹ tại hai ngôi thánh đường, khi Ngài về lại Rome

Vào sáng thứ Hai sau khi trở về từ chuyến Tông du thứ 24 của Ngài đến Ireland, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm Đền thờ Đức Bà Cả và thánh Đường Thánh Augustinô.

Đức Thánh Cha Phanxicô trở về Rô-ma sau chuyến Tông du hai ngày đến Ireland để tham dự Đại Hội Thế Giới về Gia Đình lần thứ IX.

Đức Thánh Cha về tới sân bay Ciampino Rome vào khoảng 11 giờ đêm Chúa Nhật. Và ngay sáng thứ hai, Đức Thánh Cha đã đến kính viếng Đền Thờ Đức Bà Cả. Ở đó, Ngài cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ Hộ phù dân thành Roma (Salus Populi Romani), và đặt bó bông tạ ơn Mẹ.

Tuy nhiên, trước khi trở về lại Vatican, Ngài đã bất ngờ ghé thăm Nhà thờ Thánh Augustine, nằm ngay gần quảng trường Piazza Navona. Trong một nhà nguyện cạnh, nằm bên trái của bàn thờ chính, nơi chôn cất hài cốt Thánh nữ Monica. Đức Thánh Cha Phanxicô đã quì cầu nguyện trong yên lặng ít phút. Hôm nay, Giáo hội kỷ niệm lễ kính Thánh Monica, mẹ của Thánh Augustinô.

5. Hội nghị gia đình thế giới tiếp theo sẽ được tổ chức tại Rome vào năm 2021

Đức Hồng Y Kevin Farrell, Chủ tịch Bộ Giáo dân tại Vatican cho hay Đại hội Gia đình Thế giới tiếp theo sẽ diễn ra tại Rome vào năm 2021.

Chủ đề và địa điểm tổ chức chưa được công bố. Theo Đức Hồng Y Kevin Farrell, chủ tịch bộ đặc trách về Giáo dân công bố vào chiều Chúa Nhật tại Công viên Phoenix của Dublin, nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô kết thúc lễ bế mạc Đại hội Thế giới lần thứ 9, với nhiều gia đình đến từ khắp đất nước Ireland và nhiều phần đất của thế giới.

Trong bài phát biểu kết thúc của mình, Đức Hồng Y Farrell lưu ý rằng hàng ngàn gia đình đã đến “để chia sẻ niềm vui của Tin Mừng. Họ đến với tinh thần hiệp thông và chia sẻ tình bạn trong Giáo hội”. Đức Hồng Y nói về các kinh nghiệm tham gia các Đại hội Thế giới về Gia đình là nguồn cảm hứng cho các gia đình và con cái của họ, những người sẽ “nhận thức rõ hơn về ý nghĩa của ơn gọi của họ và gia đình của họ trong Giáo hội khi họ trở về lại với cộng đoàn, với giáo xứ của họ “.

Năm 2021 cũng là năm đánh dấu kỷ niệm lần thứ năm của Tông huấn Amoris Laetitia ra đời, Đức Thánh Cha Phanxicô khi nói về niềm vui của tình yêu, Amoris laetitia, đã cung cấp nhiều dữ liệu cho các Đại hội học hỏi suy tư trước cũng như trong Đại hội nghị thế giới về gia đình, nó còn là nguồn cảm hứng cho các chủ đề: “Tin Mừng của Gia Đình: Niềm vui cho Thế Giới”. Hội nghị gia đình thế giới tiếp theo sẽ được tổ chức tại Rome vào năm 2021.

Đức Hồng Y Kevin Farrell, Chủ tịch của bộ Giáo dân tại Vatican cho hay rằng cuộc họp thế giới tiếp theo của gia đình sẽ diễn ra tại Rome vào năm 2021. Địa danh cho Ngày Thế giới Gia đình kế tiếp là một bí mật được bảo mật chặt chẽ, chỉ ít người được biết, kể cả Đức Thánh Cha cũng tuân thủ quyết định của bộ Gia đình và Đời sống, là ủy ban có trách nhiệm tổ chức cho các sự kiện này.

6. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét: Tôi đã tìm thấy rất nhiều niềm tin tại đất nước Ireland!

Đức Giáo Hoàng Phanxicô chia sẻ những suy tư của ngài về chuyến Tông du Ireland khi ngài chia sẻ với các phóng viên trên chuyến bay trở về Rome vào tối Chúa Nhật.

Theo đó Đức Thánh Cha nhìn lại hai ngày của chuyến Tông du Ireland, Ngài hành hương về miền đất của nhiều Thánh nhân và Học Giả. Đức Thánh Cha nói: “Tôi đã tìm thấy nhiều niềm tin ở Ireland,” “Người Ái Nhĩ Lan đã phải chịu đựng nhiều từ những vụ bê bối, nhưng họ biết phân biệt đâu là sự thật và đâu là sự thật nửa vời”, Ngài nói khi ngài nghe những lời phát biểu của một vị Giám mục mà ngài không biết tên trước đó, cũng như trong quá trình chữa lành đang diễn ra, tôi thấy niềm tin của người Ái Nhĩ Lan thật vững chắc.

Mặc dù Đức Thánh Cha đến Ireland nhằm mục đích chào mừng Đại Hội Thế Giới về Gia Đình, nhưng chủ đề lạm dụng tính dục đã khiến ngài phải đối diện với nhiều khó khăn đau buồn trong chuyến viếng thăm này. Đặc biệt, các phóng viên đang chờ đợi để nghe phản ứng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước những cáo buộc được phơi bày bởi một cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ. Trong một tài liệu được công bố đêm thứ Bảy, Đức TGM Carlo Maria Viganò đặt câu hỏi Đức Thánh Cha sẽ phản ứng ra sao khi ngài tiết lộ việc ngài đề nghị Đức Thánh Cha phải cho Đức Tổng Giám Mục Theodore McCarrick, từ chức Hồng Y trước những cáo buộc “đáng tin cậy” và khả thi “chứng minh” được là Đức Hồng Y lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Các cáo buộc chống lại Đức Hồng Y McCarrick sau đó đã được phơi bày ra bao chí.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã trả lời thẳng thắn trước lời cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò: “Tôi nói điều này một cách rất chân thành là các bạn hãy đọc nó một cách kỹ lưỡng và hãy đưa ra phán quyết cho chính bạn. Tôi không bình luận một lời nào về điều này. Tôi tin rằng tài liệu tự nó nói lên những gì cần nói.

Đánh giá các Giám mục theo từng trường hợp

Thay vào đó, Đức Giáo Hoàng đã nói về một số vấn đề phức tạp, bao gồm quá trình xét xử một vị giám mục bị buộc tội lạm dụng. Một cách nhẹ nhàng ngài từ chối trả lời câu hỏi của bà Marie Collins một cựu thành viên của Ủy ban Giáo hoàng về bảo vệ trẻ vị thành niên, Đức Giáo Hoàng nói như khẩu hiện của tòa án (motu proprio) “Come una madre amorevole” Hãy hành xử như một người mẹ chọn điều gì tốt nhất. Nên các giám mục có thể bị một tòa án đặc biệt cứu xét trên cơ sở từng trường hợp. Như Đức Thánh Cha khẳng định và lưu ý tới phiên tòa xét xử Tổng Giám mục Guam được xử lý theo cách này. Đức Thánh Cha cũng nêu ra những thử nghiệm khác đang được tiến hành trong các trường họp tương tự.

Nói ra ngay lập tức!

Khi được hỏi về cách “Người tín hữu” có thể và nên phản ứng sao trước những tệ nạn do các linh mục gây ra, Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi các gia đình hãy tin vào con cái... “Khi bạn thấy một cái gì đó, bạn hãy nói ra, phải trình báo ngay lập tức”.

Mặt khác, Đức Thánh Cha cũng chỉ trích các phương tiện truyền thông nhiều khi vô trách nhiệm đã làm lu mờ niềm tin của đại chúng trước các sự kiện, nhiều khi được coi là xác thực và chắc chắn. Như Ngài nêu ra trường hợp ở Granada, một nhóm linh mục đã bị cáo buộc là lạm dụng tính dục và các ngài phẫn nộ với một sinh viên vì đã vu cáo khi viết thư lên Giáo hoàng... Các ngài đã chịu nhiều sỉ nhục cho tới khi các ngài chứng minh được là các ngài bất công bị vu cáo! Các ngài vô tội. Đức Thánh Cha thừa nhận rằng công việc của các nhà báo nhiều khi rất tinh tế - họ phải nói cái gì đó, nhưng Đức Thánh Cha nhấn mạnh hãy “luôn giả định là nạn nhân vô tội chứ đừng chụp mũ và giả định là họ có tội.”

7. Tình hình tự do tôn giáo tại Á Châu càng ngày càng tệ hại

Các quyền tự do tôn giáo đang dần bị xói mòn trên khắp các khu vực lớn ở châu Á và chủ nghĩa cực đoan tôn giáo đang gia tăng, đặc phái viên của Liên hợp quốc về tự do tôn giáo đã cảnh báo như trên.

“Tự do tôn giáo thường xuyên bị chà đạp trên khắp châu Á”, Ahmad Shaheed phát biểu tại một cuộc họp báo được tổ chức bởi Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài Thái Lan tại Bangkok. “Nói chung, nhân quyền đang thoái lui ở châu Á.”

Shaheed, một nhà ngoại giao người Maldives, là người đảm nhiệm chức vụ đặc phái viên của Liên hợp quốc về tự do tôn giáo vào tháng 11 năm 2016, trích dẫn những trường hợp của các quốc gia cộng sản như Trung Quốc và Việt Nam, nơi tín đồ các tôn giáo thường xuyên bị bách hại. Ông cũng bày tỏ lo ngại về các quốc gia như Miến Điện và Pakistan, nơi các nhóm tôn giáo thiểu số phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và các cuộc tấn công bạo lực.

Ở Miến Điện, quốc gia coi Phật giáo là quốc giáo, hàng trăm ngàn người Rohingya Hồi giáo đã bị quân đội lùa sang nước láng giềng Bangladesh trong một nỗ lực mà các nhà quan sát nước ngoài mô tả là cuộc thanh lọc chủng tộc đại quy mô.

Trong khi đó, tại quốc gia Hồi giáo ở Pakistan, các Kitô hữu địa phương và người Hồi Giáo Ahmadis đã phải đối mặt với phân biệt đối xử dai dẳng cũng như những chính sách loại trừ xã hội, chính trị và kinh tế có hệ thống.

8. Khuynh hướng của các Giám Mục Mỹ là yêu cầu mở một cuộc Thanh Tra Tông Tòa

Sau khi Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, nguyên Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ từ năm 2011 đến 2016, công bố các cáo buộc rất nghiêm trọng của ngài, nhiều Giám Mục Hoa Kỳ đã lên tiếng.

Đức Tổng Giám Mục Viganò cáo buộc 3 vị Giám Mục Hoa Kỳ “thăng tiến rất nhanh” nhờ sự tiến cử của Tổng Giám Mục McCarrick. Ba vị này là Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago, Đức Hồng Y Joseph Tobin của Newark, và Đức Giám Mục Robert McElroy của San Diego. Cả ba vị đều đã đưa ra các tuyên bố phản bác lại các cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò.

Các Giám Mục khác tỏ ra tin tưởng rằng những cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Viganò có những cơ sở nhất định và đòi hỏi Tòa Thánh phải mở một cuộc Thanh Tra Tông Tòa để làm rõ những cáo buộc này.

Dưới đây là toàn văn tuyên bố của Đức Cha Robert C. Morlino, Giám Mục Madison, Wiscosin có thể coi là một phản ứng tiêu biểu của các Giám Mục Hoa Kỳ. Tuyên bố này được đưa ra ngay sau tuyên bố của Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Tuyên bố của Đức Giám Mục Robert C. Morlino ngày 27 tháng 8 năm 2018, liên quan đến khủng hoảng lạm dụng tình dục đang diễn ra trong Giáo hội

(Madison, WI) Trước hết, tôi muốn khẳng định sự đồng tâm nhất trí của tôi với Đức Hồng Y DiNardo và với tuyên bố của ngài thay mặt cho Hội Đồng Giám Mục, đặc biệt trong hai khía cạnh sau: 1) Trong tuyên bố của mình, Đức Hồng Y DiNardo chỉ ra rằng bức thư gần đây của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, khiến cuộc thanh tra về sự thất bại đạo đức nghiêm trọng của các Giám Mục càng trở thành một vấn đề “trung tâm và cấp bách”. “Các câu hỏi được nêu ra”, theo Đức Hồng Y, “xứng đáng được có những câu trả lời và kết luận dựa trên bằng chứng. Nếu không có những câu trả lời đó, những người vô tội có thể bị bôi xấu bởi những cáo buộc sai trái và những người có tội có thể ung dung lặp lại những tội lỗi trong quá khứ.” 2) Và, Đức Hồng Y DiNardo viết tiếp, “Chúng tôi lặp lại tình cảm yêu mến của chúng tôi đối với Đức Thánh Cha trong những ngày khó khăn này.”

Tôi thấy mình hoàn toàn đồng tâm nhất trí với những xác tín và tình cảm đó.

Tuy nhiên, tôi phải thú nhận sự thất vọng của tôi rằng trong những phát biểu của ngài trên chuyến bay từ Dublin về Rôma, Đức Thánh Cha đã chọn đường lối “miễn bình luận” đối với bất kỳ kết luận nào có thể rút ra từ những cáo buộc của Tổng Giám mục Viganò. Đức Giáo Hoàng Phanxicô tiếp tục nói rõ ràng rằng những kết luận như vậy nên được dành cho “sự trưởng thành chuyên nghiệp” của các nhà báo. Ở Hoa Kỳ và các nơi khác, trên thực tế, sự trưởng thành chuyên nghiệp của các nhà báo là vấn đề đáng đặt nghi vấn hơn bất cứ chuyện nào khác. Sự thiên vị trong các phương tiện truyền thông chính thống là quá rõ ràng và hầu như ai cũng nhận thấy như thế. Chẳng hạn, tôi sẽ không bao giờ gán sự trưởng thành chuyên nghiệp về báo chí cho tờ National Catholic Reporter[1]. (Và, có thể dự đoán trước được, họ đang dẫn đầu một chiến dịch phỉ báng chống lại Đức Tổng Giám Mục Viganò.)

Sau khi lặp lại sự tôn trọng và tình cảm con thảo của tôi đối với Đức Thánh Cha, tôi phải nói thêm rằng trong nhiệm kỳ Sứ Thần Tòa Thánh của ngài, tôi đã biết Đức Tổng Giám Mục Viganò cả về chuyên môn lẫn cá nhân, và tôi vẫn tin tưởng sâu sắc về sự thành thật, trung thành và tình yêu của ngài dành cho Giáo Hội với một sự liêm chính hoàn hảo. Thực tế là Đức Tổng Giám Mục Viganò đã đưa ra một số cáo buộc cụ thể, và thật sự trong tài liệu gần đây của ngài, cung cấp những tên tuổi, ngày tháng, địa điểm và vị trí của các tài liệu hỗ trợ [cho các cáo buộc] - tại Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh hoặc tại Tòa Sứ Thần. Vì vậy, các tiêu chí đối với một cáo buộc đáng tin cậy là quá đủ, và một cuộc điều tra, theo đúng thủ tục giáo luật, chắc chắn là thích đáng.

Tôi có thể nói thêm rằng đức tin của tôi đối với Giáo Hội không bị lung lay chút xíu nào vì tình hình hiện tại. Những tình huống tương tự, và tệ hơn nữa, đã xảy ra trong quá khứ - mặc dù có lẽ không phải ở Hoa Kỳ. Đã đến lúc chúng ta phải canh tân niềm tin của mình trong đoạn cuối cùng của Kinh Tin Kính: Credo… et unum, sanctam catolicam et apostolicam Ecclesiam, nghĩa là, tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Giáo Hội là nhiệm thể của Chúa Kitô và, như bài Tin Mừng ngày hôm qua đã đặt câu hỏi, “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời?”

Cầu xin Đức Mẹ đầy ơn phúc của chúng ta, Mẹ của Giáo Hội, và Mẹ của các Giám Mục và Linh Mục, cầu bầu cho chúng ta, cùng với Tổng lãnh thiên thần Micae, khi chúng ta tiếp tục cuộc chiến chống lại kẻ thù cổ xưa.

+ Đức Cha Robert C. Morlino,

Giám Mục Madison, Wiscosin
 

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây