Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
Liên lạc: Cha Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, (832) 692-4761 hoặc cha Hoàng Anh, OP, (832) 283-6258

 

MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Thánh Lễ tại Miền Đất Đức Maria của Latvia

Thứ tư - 26/09/2018 08:55

Thánh Lễ tại Miền Đất Đức Maria của Latvia

VietCatholicNews
 


 

Như chúng tôi đã đưa tin, lúc 07g20 sáng thứ Hai ngày 24 tháng 9, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Quốc tế Vilnius để đến Riga.

Sau một giờ bay, Đức Thánh Cha đã đến thủ đô của Latvia lúc 08g20.

Sau nghi thức chào đón, Đức Thánh Cha đã đi xe đến dinh tổng thống nơi đã diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 9g30.

Lúc 10g, Đức Thánh Cha đã đến đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân cộng sản trong thời kỳ hơn 50 năm chiếm đóng của Liên Sô.

Lúc 10g40, Đức Thánh Cha tham dự buổi cầu nguyện đại kết tại nhà thờ chính tòa Riga của Tin Lành Lutheran.

Sau đó, Đức Thánh Cha thăm nhà thờ chánh tòa Thánh Giacôbê Tông Đồ vào lúc 11g50.

Buổi chiều, lúc 14g30, Đức Thánh Cha đã di chuyển bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Riga Harbour đến Đền Thánh Mẹ Thiên Chúa, ở Aglona.

Tại đây, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho anh chị em giáo dân Latvia lúc 16g30. 

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Theo thống kê năm 2011, 79% dân số là các tín hữu Kitô, trong đó người Công Giáo có 476,700 người, tức là 22.7%, sinh hoạt trong 3 giáo phận và 1 tổng giáo phận. Người dân Latvia chủ yếu theo Tin Lành Luther với hơn 700,000 tín hữu. Bên cạnh đó còn có Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa với 370,000 tín hữu.

Giáo Hội tại Latvia có 135 linh mục trong đó có 108 linh mục triều và 27 linh mục dòng; 1 phó tế vĩnh viễn, 32 nam tu sĩ, và 109 nữ tu.

Sứ Thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Pedro López Quintana, người Tây Ban Nha. Ngài là Sứ Thần Tòa Thánh tại cả ba quốc gia vùng Baltic.

Tổng giáo phận duy nhất tại Latvia là tổng giáo phận thủ đô Riga hiện do Đức Tổng Giám Mục Zbigņev Stankevičs /dʒɪ-nɛv stæn-kɛ-viks/ lãnh đạo. Niên giám Tòa Thánh năm 2015 ghi nhận có 222,910 người Công Giáo trong tổng giáo phận Riga, chiếm 18.1% dân số. Tổng giáo phận có 69 giáo xứ, 30 linh mục triều, 13 linh mục dòng, một phó tế vĩnh viễn, 14 nam tu sĩ không có chức linh mục và 64 nữ tu.

Người dân Latvia chủ yếu theo Tin Lành Luther. Tuy nhiên, Latgale, người Latvia gọi là Latgola /l'ɑt-gɔ-lɒ/, một miền ở phía Đông Nam Latvia, lại là một miền gần như toàn tòng Công Giáo trước thời kỳ chiếm đóng của Liên Sô. Trong hơn 50 năm chiếm đóng, người Nga đưa dân sang vùng này. Cho nên, ngày nay 65.8% dân số là Công Giáo và 23.8% dân số là Chính Thống Giáo Nga.

Thủ phủ của Latgale là Aglona, nơi có Đền Thánh kính Đức Mẹ lớn nhất Latvia, cách thủ đô Riga 201km. Trong thời gian chuẩn bị cho chuyến tông du của Đức Thánh Cha, chính phủ Latvia quyết định ngày thứ Hai 24 tháng 9 năm 2018 là quốc lễ; và tăng cường 6 chuyến tàu tốc hành để dân chúng có thể di chuyển từ Riga đến Đền Thánh kính Đức Mẹ Aglona, là một địa điểm quan trọng trong chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Trong bài giảng thánh lễ tại đây, Đức Thánh Cha nói:

Sau nghi thức tiễn biệt diễn ra tại sân bay trực thăng Aglona vào lúc 18g30, Đức Thánh Cha đã di chuyển bằng máy bay trực thăng đến sân bay quốc tế Vilnius /vɪl -nɪʊs/ của Lithuania /lɪ-θjuˈ-eɪ-niə /; nghĩa là ngài quay trở lại quốc gia đầu tiên trong chuyến tông du này. Chỉ sau 15 phút bay trực thăng, ngài đã đến nơi.

Chúng ta có thể nói một cách thích đáng rằng điều Thánh Luca nói với chúng ta ở đầu sách Tông Đồ Công Vụ đang được lặp lại ở đây hôm nay: chúng ta cùng nhau cầu nguyện, và Mẹ Maria cùng cầu nguyện với chúng ta (xem Công-vụ 1:14). Hôm nay chính chúng ta thể hiện chủ đề của chuyến viếng thăm này: “Xin Mẹ tỏ ra là Mẹ chúng con!” Lạy Mẹ xin chỉ cho chúng con thấy nơi Mẹ tiếp tục hát bài Magnificat của mình. Xin chỉ cho chúng con thấy những nơi Con Mẹ bị đóng đinh, để chúng con có thể gặp được sự hiện diện kiên vững của Mẹ dưới chân thập tự giá.

Tin Mừng Gioan chỉ nói về hai khoảnh khắc trong cuộc đời của Chúa Giêsu với sự hiện diện của Mẹ Ngài: đó là trong tiệc cưới Cana (xem Ga 2: 1-12) và trong trình thuật Phúc Âm chúng ta vừa đọc, khi Đức Maria đứng bên dưới thập giá (xem Galat 19: 25-27). Có lẽ vị Thánh Sử muốn cho chúng ta thấy Mẹ của Chúa Giêsu trong hai hoàn cảnh trái ngược này của cuộc sống - niềm vui của một bữa tiệc cưới và nỗi buồn trong cái chết của một người con. Với sự hiểu biết ngày càng sâu sắc của Mẹ về mầu nhiệm Lời Chúa, Đức Maria chỉ cho chúng ta thấy Tin Mừng mà Chúa muốn chia sẻ với chúng ta ngày hôm nay.

Điều đầu tiên Thánh Gioan đề cập đến là Đức Maria “đứng gần thánh giá Chúa Giêsu”, gần với Con của Mẹ. Mẹ đứng đó, dưới chân cây thánh giá, với niềm tin vững chắc, không sợ hãi và không lay chuyển. Đây là điểm chính yếu mà Đức Maria thể hiện - Mẹ đứng gần những người đau khổ, những người mà thế giới xa lánh, Mẹ đứng gần ngay cả những người bị đưa ra xét xử, bị lên án bởi tất cả mọi người, bị trục xuất, là những người không chỉ đơn thuần bị áp bức hoặc bị bóc lột mà thôi; mà còn hoàn toàn bị gạt ra “bên ngoài hệ thống”, ngoài lề xã hội (xem Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 53). Mẹ đứng gần họ, kiên định dưới chân cây thập giá của sự thiếu được cảm thông và những đau khổ mà họ phải gánh chịu.

Đức Maria cũng chỉ cho chúng ta cách để “đứng gần” những tình huống này; nó đòi hỏi nhiều hơn việc đơn thuần là đi ngang qua, hay thực hiện một chuyến thăm chóng vánh, của một thứ “du lịch liên đới”. Thay vào đó, nó có nghĩa là những người trong tình huống đau đớn như thế phải cảm nhận được là chúng ta đứng vững bên cạnh họ và về phía họ. Tất cả những người bị xã hội loại bỏ đều có thể trải nghiệm được Mẹ vẫn kín đáo đứng gần họ, vì trong nỗi đau khổ của họ, Mẹ nhìn thấy những vết thương vẫn còn rộng mở của Chúa Giêsu Con Mẹ. Mẹ đã học được điều này ở chân thập giá. Cả chúng ta cũng được mời gọi để “chạm đến” những đau khổ của tha nhân. Chúng ta hãy đi ra ngoài để gặp gỡ người dân của chúng ta, để an ủi họ và đồng hành cùng họ. Chúng ta đừng ngại trải nghiệm sức mạnh của sự dịu dàng, đừng ngại dự phần và để cho cuộc sống của chúng ta trở nên phức tạp vì lợi ích của người khác (xem ibid, 270). Như Đức Maria, chúng ta hãy kiên định, lòng chúng ta hãy bình an trong Chúa. Chúng ta hãy sẵn sàng nâng đỡ người sa ngã, nâng cao kẻ thấp hèn và giúp kết thúc tất cả những tình huống áp bức đang khiến nhiều người cảm thấy như đang bị đóng đinh.

Chúa Giêsu yêu cầu Đức Maria đón nhận người môn đệ yêu dấu làm con Mẹ. Bản văn cho chúng ta biết rằng Đức Maria và người môn đệ ấy đứng cùng nhau ở chân thập giá, nhưng Chúa Giêsu nhận ra rằng điều ấy vẫn chưa đủ, vì họ chưa hoàn toàn “tiếp nhận” nhau. Chúng ta có thể đứng bên cạnh nhiều người, thậm chí có thể chia sẻ cùng một mái nhà, một khu xóm hay nơi làm việc; chúng ta có thể chia sẻ đức tin, chiêm ngắm và trải nghiệm cùng những mầu nhiệm, nhưng không đón nhận hoặc thực sự “tiếp nhận” nhau bằng tình yêu. Có bao nhiêu cặp vợ chồng có thể nói về cuộc sống bên nhau, nhưng không cùng với nhau; có bao nhiêu người trẻ cảm thấy đau khổ vì khoảng cách tách biệt giữa họ và người lớn; bao nhiêu người già cảm thấy được yên thân, nhưng không được chăm sóc và chấp nhận một cách thương yêu.

Chắc chắn, khi chúng ta mở lòng mình ra cho người khác, chúng ta có thể bị thương nặng. Cả trong đời sống chính trị cũng thế, những xung đột trong quá khứ giữa các dân tộc có thể thấy hiện ra tỏ tường một cách đau đớn. Đức Maria cho thấy Mẹ là một người phụ nữ mở lòng mình ra để tha thứ, để đặt sang một bên những oán giận và nghi ngờ. Mẹ không sống trên những giả định “chuyện gì có thể xảy ra” nếu như các bạn bè của con mình, hoặc các thượng tế và kỳ mục trong dân hành động khác đi. Mẹ không buông trôi theo sự chán nản hay bất lực. Đức Maria tín thác nơi Chúa Giêsu và tiếp nhận người môn đệ của Ngài, vì những mối quan hệ chữa lành và giải phóng chúng ta là những mối quan hệ mở ra cho chúng ta những cuộc gặp gỡ và tình huynh đệ với những người khác, mà trong họ chúng ta tìm thấy chính Thiên Chúa (xem Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 92). Đức Giám Mục Sloskans, người đang an nghỉ ở đây, sau khi bị bắt và bị lưu đầy, đã viết thư cho cha mẹ ngài: “Con cầu xin song thân từ tận đáy lòng con: đừng để lòng thù oán hay bực tức len lỏi vào lòng mình. Nếu chúng ta cho phép điều đó xảy ra, chúng ta sẽ không phải là những Kitô hữu đích thực, nhưng là những người cuồng tín”. Đôi khi chúng ta thấy sự quay lại của những cách nghĩ gieo vào lòng chúng ta sự nghi ngờ người khác, hoặc cho chúng ta thấy các số liệu thống kê theo đó chúng ta sẽ tốt hơn, thịnh vượng hơn và an toàn hơn nếu chúng ta cô lập trong chính mình. Vào những thời điểm đó, Đức Maria và các môn đệ của vùng đất này mời gọi chúng ta “tiếp nhận” các anh chị em của chúng ta, để chăm sóc cho họ, theo tinh thần của một tình huynh đệ phổ quát.

Đức Maria cũng cho thấy Mẹ là người phụ nữ sẵn sàng được đón nhận, một người khiêm tốn để cho mình trở thành một phần của thế giới môn đệ. Tại tiệc cưới, trước nguy cơ việc thiếu rượu có thể làm cho buổi lễ đầy những nghi thức nhưng lại cạn kiệt tình thương và niềm vui, Mẹ đã bảo những người đầy tớ hãy làm điều Chúa Giêsu nói với họ (x. Ga 2,5). Giờ đây, như một môn đệ vâng phục, Mẹ vui lòng để cho mình được đón tiếp, và thích ứng với nhịp sống của người trẻ hơn. Sự hòa hợp vẫn luôn là khó khăn khi chúng ta khác biệt nhau, khi tuổi tác, và những trải nghiệm trong cuộc sống cũng như những hoàn cảnh khiến chúng ta có những cách thức suy tư và hành động khác nhau, mà thoạt nhìn có vẻ là đối nghịch. Trong đức tin, khi chúng ta đón nhận lệnh truyền phải đón tiếp và để mình được đón tiếp, ta có thể kiến tạo sự hiệp nhất trong khác biệt, vì những khác biệt không ngăn cản và cũng chẳng phân rẽ chúng ta, nhưng cho phép chúng ta có thể nhìn xa hơn, và thấy tha nhân trong phẩm giá sâu xa nhất của họ, như những người con của cùng một Cha” (Tông huấn Niềm Vui Phúc Âm, 228),

Trong Thánh Lễ này, như trong mọi Thánh Lễ khác, chúng ta nhớ lại ngày tại đồi Golgotha. Từ chân thập giá, Đức Maria mời gọi chúng ta hãy mừng vui vì chúng ta đã được nhận làm con Mẹ, và cả Chúa Giêsu Con Mẹ cũng mời gọi chúng ta đón nhận Mẹ vào nhà mình để Mẹ trở thành một phần trong cuộc sống của chúng ta. Đức Maria muốn ban cho cho chúng ta sự can đảm của Mẹ, để chúng ta cũng có thể kiên định; và sự khiêm nhường của Mẹ, để giống như Mẹ, chúng ta có thể thích ứng với bất kỳ những gì cuộc sống mang đến. Trong ngôi đền thờ của Mẹ này, Mẹ xin tất cả chúng ta có thể tái cam kết chào đón nhau không có sự phân biệt đối xử nào. Bằng cách này, tất cả mọi người ở Latvia có thể biết rằng chúng ta sẵn sàng thể hiện cảm tình đối với người nghèo, nâng dậy những ai sa ngã, và tiếp nhận những người khác ngay khi họ đến, và ngay trong tình trạng hiện nay của họ. 

Amen.

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha nói thêm:

Anh chị em thân mến, 

Vào cuối buổi lễ này, tôi cảm ơn vị giám mục của anh chị em vì những lời ngài đã nói với tôi. Tôi cũng muốn cảm ơn, từ trái tim tôi, tất cả những người qua những cách khác nhau đã cống hiến cho chuyến tông du này. Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi với Tổng thống Cộng hòa và các nhà chức trách của đất nước vì sự chào đón của họ. 

Tôi phó dâng lên Mẹ Chí Thánh của Thiên Chúa, trong “Miền đất Đức Maria” này, một chuỗi Mân Côi đặc biệt: Xin Đức Trinh Nữ bảo vệ và luôn luôn đồng hành cùng anh chị em.
 

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây