Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
If you're a young person interested in exploring a religious vocation, we invite you to learn about the Dominican Order. Join us for a "Come and See" week in Houston, Texas, from December 31st, 2024, to January 3rd, 2025
For more information, please contact father Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, at (832) 692-4761 or email thienanopmelavang@gmail.com.

 

NGÀY LỄ TẠ ƠN (THANKSGIVING DAY) 

Giáo xứ sẽ có Thánh Lễ Tạ Ơn lúc 8 giờ sáng thứ Năm, ngày 28 tháng 11 năm 2024. Xin kính mời giáo dân sắp xếp thời gian tham dự Thánh Lễ để tạ ơn Thiên Chúa. Sẽ không có Thánh Lễ 7 giờ tối. Chúc mừng Lễ Tạ Ơn!
 


MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Cuộc rước thánh giá với hàng chục triệu người tại Phi Luật Tân thời đại dịch coronavirus ra sao?

Thứ ba - 12/01/2021 10:51

Cuộc rước thánh giá với hàng chục triệu người tại Phi Luật Tân thời đại dịch coronavirus ra sao?

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 10/Jan/2021


1. Đức Cha Tôn Hoài Đức, giám mục hiệu tòa của Tam Nguyên đã qua đời

Theo Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, lúc 20g ngày 5 tháng Giêng, Đức Cha Giuse Tôn Hoài Đức (Zong Huaide, 宗怀德), giám mục nghỉ hưu của giáo phận Tam Nguyên (Sanyuan, 三元), thuộc tỉnh Thiểm Tây (陕西 – Shaanxi) đã qua đời. Ngài thọ 99 tuổi, nhưng đối với Trung Quốc - nơi tính cả 9 tháng trong bụng mẹ, ngài đã được 100 tuổi.

Thông báo của giáo phận nói rằng giờ đây ngài “an nghỉ trong vòng tay của Chúa sau một đời cầu nguyện và bác ái, trường thọ, vui tươi và không bệnh tật”.

Đức Cha Giuse Tôn Hoài Đức là một trong những giám mục đầu tiên được Tòa thánh bí mật phong chức cho Giáo Hội tại Hoa Lục. Vì điều này, ngài đã phải chịu ít nhất 14 năm lao động cưỡng bức trong một số trại ở Thiểm Tây. Với tính cách hiền hòa và tận tụy, ngài được cả những người Công Giáo thầm lặng và chính thức yêu mến. Trên mạng xã hội tràn ngập những kỷ niệm và các chứng tá ca ngợi ngài.

Đức Cha Tôn Hoài Đức sinh ngày 16 tháng 6 năm 1922 trong một gia đình Công Giáo lâu đời, là con thứ tư trong gia đình có 5 người con, ba anh em trai, một em gái, tại một ngôi làng nghèo ở phường Ngũ Quan (Wuguanfang, 五冠方) ở thành phố Tam Nguyên. Năm 1935, ngài vào tiểu chủng viện ở Đồng Nguyên (Tongyuanfang, 同元坊) và năm 1948 ngài học thần học. Được thụ phong linh mục năm 1949, ngài là cha xứ ở Phú Bình (Fuping, 富平) và Đồng Nguyên, trước khi trở thành Chánh Đại Diện của giáo phận. Từ năm 1961 đến năm 1965, ngài bị bọn cầm quyền cấm thi hành chức vụ linh mục, nên lui về nhà làm ruộng. Năm 1965, ngài bị bắt và năm 1966, giữa cuộc Cách mạng Văn hóa, ngài bị kết án “cải tạo lao động”, làm việc trong các trại lao động cưỡng bức ở Tam Nguyên, Tây An (Xian, 西安), Bảo Kê (Baoji, 宝鸡) và Diên An (Yanan, 延安). Tháng 2 năm 1980, ngài được trả tự do và trở lại làm linh mục ở Đồng Nguyên.

Theo các nguồn tin của giáo phận, năm 1985 ngài được bí mật bổ nhiệm làm giám mục Tam Nguyên và được bí mật tấn phong vào năm 1987. Ngày 23 tháng 12 năm 1997, ngài đã tìm cách thực hiện một chuyến đi đến Ý, nơi ngài đã được Đức Gioan Phaolô II tiếp đón. Năm 2003, Tòa Thánh chấp nhận đơn từ chức của ngài vì lý do tuổi tác.
 
Source:Asia News Msgr. Zong Huaide, bishop emeritus of Sanyuan, has died

2. Cuộc rước thánh giá hàng chục triệu người tại Phi Luật Tân thời đại dịch coronavirus

Giáo Hội Công Giáo và chính quyền Phi Luật Tân đã đồng ý hạn chế sự tham dự của anh chị em giáo dân trong cuộc rước tượng Chúa chịu nạn Black Nazarene tại thủ đô Manila. Đây là một trong những sự kiện lớn nhất của đất nước, thường quy tụ vài triệu người, có năm đạt đến kỷ lục là 15 triệu người.

Tượng Chúa chịu nạn Black Nazarene, làm bằng gỗ, với kích thước như người thật, nhìn xa giống như làm bằng đồng đen nhưng thực ra làm bằng gỗ.

Bức tượng được một nghệ nhân Mễ Tây Cơ chạm trỗ vào thế kỷ thứ 16 và được các giáo sĩ Tây Ban Nha dòng Augustinô đưa đến Phi Luật Tân vào năm 1606. Truyền thuyết cho rằng bức tượng có màu đen sau khi trải qua một trận hỏa hoạn trên chiếc thuyền buồm Tây Ban Nha chở bức tượng này.

Năm 1650, Đức Giáo Hoàng Innôcentê thứ 10, ban phép cho các sư huynh dòng Santo Cristo Jesús Nazareno được dùng bức tượng này trong việc truyền bá lòng sùng kính Chúa Giêsu chịu nạn tại thủ đô Manila của Phi Luật Tân. Trong những thập niên đầu, bức tượng được trưng bày tại nhiều nhà thờ khác nhau. Lý do là vì bức tượng được cho là có quyền năng kỳ diệu. Càng ngày càng có nhiều người nhận được ơn lạ, cho nên bức tượng phải được dời đến các nhà thờ lớn hơn cho phù hợp với số tín hữu đến kính viếng. Cuối cùng, vào năm 1787, sau khi Tiểu Vương Cung Thánh Đường Black Nazarene được xây xong tại quận Quiapo, bức tượng được đưa đến đây từ đó cho đến nay.

Mỗi năm bức tượng được đưa ra khỏi Tiểu Vương Cung Thánh Đường trong các cuộc rước vào ngày 9 tháng Giêng, ngày thứ Sáu Tuần Thánh và ngày 31 tháng 12.

Trong ba cuộc rước trên, cuộc rước vào ngày 9 tháng Giêng là trọng thể hơn cả vì đó là dịp người dân Phi Luật Tân cầu mong một năm mới tốt lành. Năm ngoái cuộc rước kéo dài 7km này lôi cuốn đến 9 triệu người.

Trong cuộc rước ngày 9 tháng Giêng hàng năm, bức tượng được đưa từ Tiểu Vương Cung Thánh Đường đến nhà thờ San Nicolás de Tolentino trong khu Intramuros (Nội Thành), là nơi bức tượng được trưng bày trước khi được chuyển đến Quiapo.

Tại nhà thờ Quiapo các thánh lễ được tổ chức từ nửa đêm 8 tháng Giêng cho đến sáng ngày mùng 9 khi bức tượng được long trọng rước trở lại để tái diễn lại việc di dời bức tượng. Cuộc rước này, do đó, gọi là Traslación, nghĩa là “chuyển giao long trọng” từ nhà thờ cũ ở Intramuros về nhà thờ mới.

Trong cuộc rước kiệu ngày 9 tháng Giêng, hàng chục ngàn người đi chân đất mặc áo màu vàng và màu hạt dẻ cố chen lấn để chạm được vào tượng Chúa chịu nạn. Nhiều trường hợp khỏi bệnh kỳ lạ và tức khắc đã được ghi nhận.

Những ai không thể chạm vào bức tượng thì ném những chiếc khăn tay của họ vào các tình nguyện viên đứng trên xe hoa được các thanh niên kéo bằng dây thừng. Các tình nguyện viên sẽ lau những khăn này trên những phần của thập tự giá và bức tượng với niềm tin chủ nhân của những chiếc khăn ấy sẽ được chữa khỏi những bệnh tật, được sức khỏe tốt, và một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đám rước hàng năm này, luôn luôn là một sự kiện náo nhiệt và gây nhiều cảm xúc, đã diễn ra dưới sự bảo vệ an ninh rất chặt chẽ. Khoảng 5,000 cảnh sát và quân đội được giao nhiệm vụ bảo vệ cuộc rước kiệu, cùng với những con chó đánh hơi bom và máy bay do thám vần vũ trên bầu trời.

Năm nay, vì đại dịch coronavirus, sẽ không có cuộc rước kiệu long trọng này.

Nhà thờ Quiapo đã ấn định giới hạn 400 người cho mỗi thánh lễ. Tuy nhiên, 15 thánh lễ được cử hành trong ngày lễ 9 tháng Giêng. Điều này có nghĩa là chỉ 6,000 người có thể tham gia các cử hành bên trong nhà thờ.

Đức Cha Broderick Pabillo, giám quản tông tòa của tổng giáo phận Manila, cử hành thánh lễ đầu tiên lúc 4:30 sáng ngày 9 tháng Giêng và Đức Ông Hernando Coronel, cha sở Nhà thờ Quiapo, chủ sự thánh lễ cuối cùng lúc 10:15 tối

Đối với những người không thể tham dự Thánh lễ bên trong Nhà thờ Quiapo, các màn hình lớn sẽ được hiển thị bên ngoài nhà thờ để các tín hữu không thể tham dự Thánh lễ bên trong nhà thờ có thể xem được.

Thay vì hôn bức tượng, một thực hành còn được gọi là pahalik, những người tham dự sẽ có thể tôn kính và cầu nguyện với bức tượng, bức tượng sẽ được hiển thị trên ban công của nhà thờ.

“Thay vì pahalik, nghĩa là tri ân. Chúng tôi đặt tượng Nazarene bên ngoài để mọi người có thể đến thăm bất cứ lúc nào và vẫy chiếc khăn tay của họ để thể hiện sự tôn vinh đối với Black Nazarene,” Cha Badong, là cha phó xứ nói với ABS-CBN.

Vị linh mục không khuyến khích những người tham dự mang các bản sao rất lớn của bức tượng. Ngài nói những hình ảnh nhỏ hơn thì được.
 
Source:Catholic News Agency Attendance limited at Black Nazarene Masses in Philippines

3. Kinh truyền tin với Đức Thánh Cha Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa

Chúa Nhật 10 tháng Giêng, Giáo Hội cử hành Lễ Chúa Giêsu chịu phép Rửa. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bắt đầu truyền thống rửa tội cho trẻ em trong nhà nguyện Sistina, nơi diễn ra các mật nghị bầu giáo hoàng, vào ngày Chúa Nhật này.

Vào ngày lễ năm ngoái, Đức Thánh Cha Phanxicô đã rửa tội cho 32 trẻ sơ sinh - 17 bé trai và 15 bé gái – con cái của các nhân viên của Vatican.

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Ba 5 tháng Giêng, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ không rửa tội cho các trẻ sơ sinh trong nhà nguyện Sistina vào Chúa Nhật tuần này do đại dịch coronavirus. Thay vào đó, các trẻ sơ sinh sẽ được rửa tội tại giáo xứ địa phương của các em.

Phụng Vụ trong ngày hôm nay cho chúng ta biết như sau về biến cố Thánh Gioan Tẩy Giả làm phép Rửa cho Chúa Giêsu:

Khi ấy, Gioan rao giảng rằng: “Có Đấng đến sau tôi, nhưng quyền lực hơn tôi, tôi không xứng đáng cúi xuống cởi dây giày cho Người. Phần tôi, tôi đã rửa anh em trong nước, nhưng Người, Người sẽ rửa anh em trong Thánh Thần.”

Và đã xảy ra là trong những ngày đó, Chúa Giêsu từ Nadarét xứ Galilêa đến và chịu phép rửa bởi Gioan ở sông Giođan. Khi vừa lên khỏi nước, Người liền thấy trời mở ra, thấy Thánh Thần như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật từ thư viện của Dinh Tông Tòa, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào buổi sáng!

Hôm nay chúng ta mừng Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. Một vài ngày trước, chúng ta đã cử hành lễ các đạo sĩ đến thăm Hài Nhi Giêsu; hôm nay chúng ta thấy Ngài là một người lớn ở bờ sông Gioóc-đăng. Phụng vụ khiến chúng ta có một bước nhảy vọt trong khoảng ba mươi năm, ba mươi năm mà chúng ta biết chỉ một điều: đó là những năm sống ẩn dật, mà Chúa Giêsu đã trải qua trong gia đình của Ngài - một số năm ở Ai Cập, như một người di cư trốn tránh cuộc bách hại của Hêrôđê, và một số năm khác ở Nadarét, học nghề với Thánh Giuse - trong gia đình vâng lời cha mẹ, vừa học vừa làm. Điều đáng chú ý là hầu hết thời gian trên dương thế này Chúa đã trải qua cuộc sống như thế, sống một cuộc sống thường nhật, chưa công khai rao giảng. Theo các sách Phúc âm, chúng ta biết rằng, đã có ba năm đầy ắp những bài giảng, phép lạ và nhiều điều khác nữa. Ba năm. Còn những năm khác, tất cả những năm khác, của Chúa Giêsu là dành cho cuộc sống ẩn dật trong gia đình. Đó là một thông điệp tuyệt đẹp cho chúng ta: nó cho thấy sự vĩ đại của cuộc sống hàng ngày, và tầm quan trọng trong mắt Chúa của mọi cử chỉ và khoảnh khắc của cuộc sống, dù là đơn giản nhất, thậm chí là ít được biết đến nhất.

Sau ba mươi năm sống ẩn dật này, cuộc đời công khai của Chúa Giêsu bắt đầu. Và nó bắt đầu chính xác với việc Chúa Giêsu chịu phép Rửa ở sông Gioóc-đăng. Nhưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, tại sao Chúa Giêsu chịu phép rửa? Thưa: Phép rửa của Gioan bao gồm một nghi thức sám hối, nó là dấu chỉ của ý chí muốn hoán cải, muốn trở nên tốt hơn, cầu xin sự tha thứ cho tội lỗi của một người. Chúa Giêsu chắc chắn không cần những điều đó. Quả thực Gioan Tẩy Giả cố gắng chống lại điều này, nhưng Chúa Giêsu nhất quyết chịu phép Rửa. Bởi vì sao? Thưa: bởi vì Chúa Giêsu muốn gần gũi với những người tội lỗi: đây là lý do tại sao Ngài xếp hàng chung với họ và thực hiện cùng một cử chỉ với họ. Ngài làm điều đó với thái độ của dân chúng, với cử chỉ của họ, những người, như một bài thánh ca phụng vụ đã nói, đã đón nhận phép Rửa của Gioan với “tâm hồn trần trụi và đôi chân trần trụi”. Linh hồn trần trụi, tức là không có gì che đậy, đơn sơ thú nhận mình là người tội lỗi. Đây là cử chỉ mà Chúa Giêsu thực hiện, và Người xuống sông để đắm mình trong cùng tình trạng của chúng ta. Thực ra, từ “Rửa Tội” thực sự có nghĩa là “ngâm mình vào”. Vào ngày đầu tiên của sứ vụ, Chúa Giêsu đưa ra cho chúng ta “bản tuyên ngôn lập trình” của ngài. Ngài nói với chúng ta rằng Ngài không cứu chúng ta từ trên cao, bằng một quyết định tối cao hay một hành động áp đặt, một sắc lệnh, không: Ngài cứu chúng ta bằng cách đến gặp chúng ta và tự gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Đây là cách Thiên Chúa chiến thắng sự dữ của thế gian: đó là bằng cách hạ mình xuống, bằng cách gánh vác nó trên mình Ngài. Đó cũng là cách mà chúng ta có thể nâng người khác lên: không phải bằng cách phán xét, không phải bằng cách chỉ thị phải làm những gì, nhưng bằng cách làm cho chúng ta gần gũi, bằng cách hiệp thông, bằng cách chia sẻ tình yêu của Thiên Chúa. Gần gũi là phong cách của Thiên Chúa đối với chúng ta; Chính Ngài đã nói điều đó với ông Môise: “Hãy nghĩ xem: có dân nào có thần thánh của họ gần gũi với họ như Ta gần gũi với dân Ta không?” Gần gũi là phong cách của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Sau cử chỉ nhân ái này của Chúa Giêsu, một điều phi thường xảy ra: các tầng trời mở ra và cuối cùng Ba Ngôi được tỏ lộ. Chúa Thánh Thần hiện xuống dưới hình dạng chim bồ câu (x. Mc 1,10) và Chúa Cha nói với Chúa Giêsu: “ Con là Con yêu dấu của Cha” (c. 11). Chúa tỏ mình ra khi lòng thương xót xuất hiện. Đừng quên điều này: Thiên Chúa tỏ mình ra khi lòng thương xót xuất hiện, vì đó là khuôn mặt của Người. Chúa Giêsu trở thành người tôi tớ của những người tội lỗi và được loan báo là Con Thiên Chúa; Người hạ mình xuống trên chúng ta và Thánh Linh ngự xuống trên Người. Tình yêu gọi mời tình yêu. Điều này cũng áp dụng đối với chúng ta: trong mọi cử chỉ phục vụ, trong mọi công việc của lòng thương xót mà chúng ta thực hiện, Thiên Chúa biểu lộ chính Ngài, Thiên Chúa hướng ánh nhìn của Người về thế giới. Điều này cũng áp dụng cho chúng ta.

Nhưng, ngay cả trước khi chúng ta làm bất cứ điều gì, cuộc sống của chúng ta đã được ghi dấu bởi lòng thương xót đã ngự trên chúng ta. Chúng ta đã được cứu độ cách nhưng không. Ơn cứu rỗi là nhưng không. Đó là cử chỉ thương xót nhưng không của Thiên Chúa đối với chúng ta. Điều này này được thực hiện vào ngày Rửa tội của chúng ta; nhưng ngay cả những người chưa được rửa tội cũng luôn nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ở đó, Người chờ đợi, Người đợi những cánh cửa tâm hồn mở ra. Tôi dám nói rằng, Người đến gần, Người vuốt ve chúng ta với lòng thương xót của Người. Xin Đức Mẹ, Đấng mà chúng ta cầu nguyện bây giờ, giúp chúng ta bảo vệ căn tính của mình, đó là căn tính “giàu lòng thương xót”, là nền tảng của đức tin và cuộc sống của chúng ta.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến,

Tôi gửi lời chào trìu mến tới người dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, đang bị rúng động bởi những sự kiện ở toà nhà Quốc hội gần đây. Tôi cầu nguyện cho những người đã mất mạng – năm người đã mất mạng trong những khoảnh khắc kịch tính đó. Tôi nhắc lại rằng bạo lực luôn tự hủy hoại bản thân. Không có gì có thể đạt được bằng bạo lực nhưng chúng ta mất mát rất nhiều. Tôi kêu gọi các cơ quan chức năng của nhà nước và toàn dân hãy duy trì tinh thần trách nhiệm cao, nhằm xoa dịu các tâm hồn, thúc đẩy hòa giải dân tộc và bảo vệ các giá trị dân chủ bám rễ trong xã hội Mỹ. Cầu xin Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng Bảo Trợ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, giúp duy trì nền văn hóa gặp gỡ, văn hóa chăm sóc, như cách thức chính để cùng nhau xây dựng công ích; và Mẹ đang làm điều đó với tất cả những người sống trong vùng.

Và bây giờ tôi thân ái chào tất cả anh chị em đã kết nối qua các phương tiện truyền thông. Như anh chị em đã biết, do đại dịch, tôi không thể cử hành lễ Rửa Tội trong Nhà nguyện Sistina hôm nay, như thường lệ. Tuy nhiên, tôi cũng xin cam đoan những lời cầu nguyện của tôi dành cho những trẻ em đã ghi danh và cho cha mẹ các em, cũng như những người đỡ đầu của chúng; và tôi mở rộng lời cầu nguyện này cho tất cả trẻ em lãnh nhận Bí tích Rửa tội trong giai đoạn này, cầu xin cho các em nhận được căn tính Kitô giáo, nhận được ân sủng của sự tha thứ, của sự cứu chuộc. Xin Chúa phù hộ tất cả mọi người!

Anh chị em thân mến, ngày mai là kết thúc Mùa Giáng Sinh, chúng ta sẽ lại tiếp tục hành trình của Mùa Thường Niên trong phụng vụ. Chúng ta đừng mệt mỏi trong việc khẩn cầu ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, để giúp chúng ta sống những điều bình thường với tình yêu và do đó làm cho chúng trở nên phi thường. Đó là tình yêu thay đổi: những điều bình thường dường như tiếp tục là bình thường, nhưng khi chúng được thực hiện với tình yêu thương, chúng trở nên phi thường. Nếu chúng ta vẫn cởi mở, ngoan ngoãn trước Thánh Linh, thì Ngài sẽ soi dẫn suy nghĩ và hành động của chúng ta mỗi ngày.

Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật an lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!
 
Source:Holy See Press Office Le parole del Papa alla recita dell’Angelus, 10.01.2021

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây