Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
If you're a young person interested in exploring a religious vocation, we invite you to learn about the Dominican Order. Join us for a "Come and See" week in Houston, Texas, from December 31st, 2024, to January 3rd, 2025
For more information, please contact father Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, at (832) 692-4761 or email thienanopmelavang@gmail.com.

 

NGÀY LỄ TẠ ƠN (THANKSGIVING DAY) 

Giáo xứ sẽ có Thánh Lễ Tạ Ơn lúc 8 giờ sáng thứ Năm, ngày 28 tháng 11 năm 2024. Xin kính mời giáo dân sắp xếp thời gian tham dự Thánh Lễ để tạ ơn Thiên Chúa. Sẽ không có Thánh Lễ 7 giờ tối. Chúc mừng Lễ Tạ Ơn!
 


MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Những tranh cãi xung quanh luật độc thân linh mục

Thứ tư - 31/10/2018 09:10

Những tranh cãi xung quanh luật độc thân linh mục

Giáo Hội Năm Châu 29/10/2018
 


 

1. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc: Mỗi ngày Giáo Hội Công Giáo vẫn tiếp tục làm phép lạ

Đại sứ Nikki Haley đã dùng bài diễn văn của mình tại bữa ăn tối Al Smith hàng năm ở thành phố New York để ghi nhận những nỗ lực của Giáo hội nhằm giải quyết những tai tiếng lạm dụng tình dục trong khi vẫn tiếp tục “công việc đáng kinh ngạc” nhằm giúp “hàng triệu người tuyệt vọng” trên khắp thế giới.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc là khách mời danh dự tại buổi tiệc gây quỹ cho Tổng Giáo Phận New York, tổ chức ngày 18 tháng Mười. Trong bữa tối để giúp thu hàng triệu đô la cho các hoạt động từ thiện của Giáo Hội tại thành phố New York, Haley nói rằng những nỗ lực bác ái mà cô đã nhìn thấy “vượt xa” phạm vi của thành phố lớn nhất nước Mỹ này.

Trong thời gian làm đại sứ, Haley nói rằng cô đã từng đến một số “nơi tối tăm thực sự”, nơi mà những đau khổ mà nhiều người phải chịu đựng “vượt quá trí tưởng tượng của hầu hết người Mỹ.”

“Tôi đã đến biên giới giữa Colombia và Venezuela, nơi mọi người phải đi bộ 3 giờ mỗi chiều trong ánh mặt trời rực rỡ để có được bữa ăn duy nhất cho ngày hôm đó. Ai cung cấp những bữa ăn đó? Đó là Giáo Hội Công Giáo,” cô nói.

“Tôi đã từng đến các trại tị nạn ở Trung Phi, nơi những thiếu niên bị bắt cóc và buộc phải trở thành những người lính nhi đồng và là nơi các cô gái trẻ bị cưỡng hiếp như cơm bữa. Ai là người đi đầu trong việc thay đổi thứ văn hóa băng hoại và bạo lực này? Đó là Giáo Hội Công Giáo.”

Haley cũng thừa nhận những cuộc khủng hoảng tình dục lạm dụng đã làm rung chuyển Giáo hội, cả ở Hoa Kỳ và trên toàn cầu. Cô nói mình sẽ thiếu sót nếu không đề cập đến những vụ tai tiếng gần đây. Nhưng cô lưu ý rằng lạm dụng tình dục và bạo lực không phải là một vấn đề giới hạn trong Giáo hội mà là một trong những vấn đề có “liên hệ sâu sắc đến gia đình người Mỹ”. Chính trong bối cảnh gia đình, lạm dụng tình dục và bạo lực là những vấn nạn trầm trọng nhất. Và đó là một vấn đề ít được đề cập đến.

Cô ghi nhận Giáo Hội đã có nghĩa vụ với nạn nhân. “Vị thế của Giáo Hội là bên cạnh các nạn nhân đang phải chịu đựng nỗi đau với họ. Tôi biết các nhà lãnh đạo Giáo Hội nhận ra trách nhiệm sâu sắc của mình trong việc giải quyết thất bại đạo đức này, và Giáo Hội đang hành động,” cô nói. Đồng thời, vị đại sứ nói thêm rằng sẽ là “bi thảm” nếu vụ tai tiếng lạm dụng này khiến thế giới mù lòa trước “những điều tốt đẹp tuyệt vời Giáo Hội Công Giáo đang thực hiện mỗi ngày.”

Đại sứ Haley gọi các công trình toàn cầu của Giáo Hội trong các lãnh vực từ thiện, giáo dục và chăm sóc sức khỏe là những “phép lạ hàng ngày” và nói rằng “những phép lạ đó là con đường của Giáo Hội.”

Sự kiện thường niên này nhằm quyên góp cho Quỹ Alfred E. Smith, phục vụ những “trẻ em nghèo nhất trong Tổng Giáo Phận New York, bất kể chủng tộc, tín ngưỡng hay mầu da.” Mỗi năm, bữa ăn tối lại mời một chính trị gia nổi bật đến nói chuyện; trong những năm bầu cử tổng thống, cả hai ứng cử viên chính đều được mời.

Nikki Haley là một người Mỹ gốc Ấn. Gia đình cô theo đạo Sikh. Sau khi lấy chồng, cô theo đạo Tin Lành Methodist. Tuần trước, cô thông báo rằng cô sẽ từ bỏ vai trò của mình tại Liên Hợp Quốc vào cuối năm 2018 để trở lại với chính trường Hoa Kỳ. Haley đã làm Đại sứ Liên Hợp Quốc kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Trước đó cô là thống đốc bang South Carolina.

Bữa ăn tối vừa qua thu được gần 4 triệu Mỹ Kim.

2. Các Giám Mục Hoa Kỳ sẽ xem xét việc dịch các bài thánh ca Latinh sang Anh Ngữ trong cuộc họp Mùa Thu

Các Giám Mục Hoa Kỳ sẽ khởi sự xem xét việc dịch 139 bài thánh ca Latinh sang Anh Ngữ để sử dụng trong các Giờ Kinh Phụng vụ khi các ngài gặp nhau trong phiên họp Mùa Thu từ ngày 12 đến 14 tháng 11 tại Baltimore.

Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, gọi tắt là USCCB, “đã phê chuẩn phạm vi công việc dịch thuật Kinh Nhật Tụng mới vào tháng 11 năm 2012,” Đức Tổng Giám Mục Wilton Gregory của tổng giáo phận Atlanta, Chủ tịch Ủy ban Phụng tự của USCCB, đã viết như trên trong một lá thư gởi đến Ủy ban Quản Trị của USCCB hồi tháng 9 vừa qua để yêu cầu Ủy ban sắp xếp việc thảo luận này vào chương trình nghị sự của cuộc họp Mùa Thu.

“Kế hoạch được đưa ra vào năm 2012 đã hướng dẫn Ủy ban Quốc tế về Anh ngữ trong Phụng vụ, gọi tắt là ICEL, chuẩn bị bản dịch tiếng Anh của 291 bài thánh ca Latin trong ấn bản tiêu biểu hiện nay, một số trong đó chưa bao giờ được dịch ra tiếng Anh đương đại”, Đức Tổng Giám Mục Gregory nói. Cụ thể, theo Đức Cha Gregory, 139 bản dịch mới của những bài thánh ca đó cần phải được hoàn thành.

Ngài dự đoán rằng: “Nếu cuộc bỏ phiếu vào tháng 11 tới đây thành công, các bài thánh ca còn lại có thể sẽ được trình bày trong cuộc họp toàn thể vào tháng 11 năm 2019 hoặc tháng 6 năm 2020”. Hơn thế nữa, Đức Tổng Giám Mục của Atlanta nói: “Vì điều này tiêu biểu cho một sự thay đổi đáng kể trong Kinh Nhật Tụng hiện nay, ủy ban muốn sắp xếp để một dàn hợp xướng nhỏ có thể trình bày ngắn gọn trước các Giám Mục cách thức các bản dịch mới có thể được sử dụng với bình ca Grêgôriô và cả với những giai điệu quen thuộc.”

Phần lớn các bản văn thánh ca được dịch là những bài gồm bốn dòng, mỗi dòng có tám âm tiết, được gọi là ô nhịp dài (long metrum) trong kỹ thuật sáng tác thánh ca. Ô nhịp “8.8.8.8.” có nghĩa là bất kỳ giai điệu nào với bốn dòng tám âm tiết có thể được sử dụng để hát lên các bản văn này.

Các giai điệu thánh ca sử dụng ô nhịp này bao gồm “Praise God From Whom All Blessings Flow” (“Lời tán tụng Chúa từ những ai mọi phước lành tuôn đến”), “Creator of the Stars of Night” (“Đấng Tạo Tác những vì sao đêm”), “O Saving Victim” (“O Salutaris Hostia” – Ôi Chiên Cứu Độ), “I Know That My Redeemer Lives” (“Tôi biết Đấng Cứu Độ tôi vẫn sống”), “The Glory of These Forty Days” (“Vinh quang của 40 ngày này”), “When I Survey the Wondrous Cross” “Khi tôi suy tưởng Thánh Giá Nhiệm Mầu”), “On Jordan’s Bank” (“Trên Bờ sông Giócđăng), và “Veni Creator Spiritus” (“Thánh Thần Sáng tạo xin ngự đến”).

Công việc của ICEL được hướng dẫn bởi năm nguyên tắc cơ bản, bao gồm sự trung thành với văn bản tiếng Latin. Một bài giới thiệu các bài thánh ca được sử dụng cho các Giờ Kinh Phụng vụ cho biết: “Theo thời gian, các cá nhân và cộng đồng học cách thưởng thức và đánh giá cao sự trang nghiêm tự nhiên của các bài thánh ca Latinh”.

Bài giới thiệu này cũng nói thêm: “Tiếng Latinh là một ngôn ngữ biến hóa một cách cao độ [cùng một ý nghĩa nhưng chữ viết thay đổi tùy theo giống đực, giống cái, số ít, số nhiều, chủ từ, đối từ.. – a highly inflected language], do đó, nhiều từ chuyển tiếp không thực sự cần đến trong văn bản tiếng Latin của các bài thánh ca, nhưng được phản ảnh qua các biến tố một cách ẩn tàng. Trong khi đó, ngữ pháp tiếng Anh đòi hỏi nhiều từ chuyển tiếp hơn để biểu đạt được rõ ràng”. Vì thế, trong công việc dịch thuật “các quy luật tự nhiên của Anh ngữ phải được tôn trọng, nhưng đồng thời ta phải cố gắng trung thành với nguyên bản Latin.”

Các nguyên tắc khác được đề cập đến là sự cao thượng trong diễn đạt, vần điệu, khả năng thích nghi của các bản văn thánh ca với những mục đích sử dụng khác nhau, và những cân nhắc khi biên tập. Một cân nhắc trong khi biên tập là việc sử dụng việc “rút gọn”, trong đó dấu nháy đơn được dùng để giảm số âm tiết, ví dụ, chữ “victory” (vinh quang) gồm ba âm tiết có nên viết thành “vict’ry” để giảm còn hai âm tiết hay không .

3. Giáo sư Tiến sĩ Catherine Pakulak, người mẹ của 8 đứa con nói sinh suất cao không phải là rào cản kinh tế

Ý tưởng rằng sinh suất cao là một rào cản đối với thành công kinh tế là một huyền thoại đương đại, Tiến sĩ Catherine Pakulak, giáo sư kinh tế tại trường Đại học Công Giáo America, là một người mẹ của tám đứa con, và là người tạo ra một hashtag đang lan nhanh trên thế giới nói như trên với Catholic News Agency.

Pakulak đã tạo ra hashtag “#PostcardsForMacron” lan rất nhanh trên Twitter vào hôm thứ Hai để trả lời cho nhận xét của Tổng thống Pháp Emanuel Macron tại sự kiện Gates Foundation.

Tổng thống Macron cho rằng phụ nữ có học vấn sẽ không chọn có nhiều con nếu họ được quyền lựa chọn. Pakulak nghĩ rằng nhận xét này đã được trích dẫn ngoài bối cảnh của nó, và cố gắng để không chỉ trích quá mạnh Macron, dù thế, cô vẫn nghĩ rằng đó là một nhận xét “thật lố bịch.”

Một trong những đề tài nghiên cứu của giáo sư Pakulak tập trung vào tác động của sinh suất đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

“Sinh nhiều con không phải là do thiếu hiểu biết”, Pakulak nói với CNA. Cô cho biết ý kiến của Macron đại diện cho một “quan điểm tiềm ẩn” phổ biến trong văn hóa đương đại.

Thái độ này chiếm ưu thế ở cả Phi Châu và ở những nơi khác như Hoa Kỳ, cô nói. Những phụ chọn lựa có nhiều con phải đối mặt với một “thái độ chê bai dè bỉu” từ những người khác.

“Vì thế tôi muốn nhảy vào và nói‘ Này, nhìn đây, thật ngớ ngẩn. Rất nhiều phụ nữ chọn điều này,” cô giải thích.

Trong khi Pakulak thừa nhận rằng hầu hết phụ nữ có bằng đại học không chọn có nhiều con, cô khẳng định không phải tất cả các phụ nữ đều như thế.

“Động lực chính của tôi là đặt vấn đề với câu nói của Macron.”

Pakulak đã chỉ trích một quan điểm của tổng thống Macron theo đó các gia đình đông con tại Phi Châu đang kềm hãm sự phát triển của đại lục này. Cô mô tả tâm lý này là “loại huyền thoại đương đại” không được dựa trên các số liệu thống kê.

“Không có bằng chứng cho thấy các nước không thể phát triển nhanh chóng, hoặc đều đặn, vì sinh suất cao”, cô giải thích. Trên khắp các châu lục, tỷ lệ sinh trung bình của một người phụ nữ không tăng đến bảy, tám, hoặc chín con, cô nói. Trên thực tế, trung bình một phụ nữ ở Phi Châu chỉ có 4 con trở lại.

4. Cướp tấn công tư gia Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera giết chết một cận vệ, vị Hồng Y an toàn

Một viên chức cảnh sát phụ trách bảo vệ an ninh đã bị bắn chết tại nhà của Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera ở thành phố Mexico trong một vụ được chính quyền mô tả là một vụ cướp bất thành tại nhà vị Hồng Y đã về hưu.

Các tay súng đã đến nhà của Đức Hồng Y ở phía nam Mexico City vào ngày 21 tháng 10 lúc 3 giờ chiều. Raymundo Collins, thư ký an ninh công cộng thành phố Mexico, nói với giới truyền thông địa phương.

Ít nhất hai người đàn ông đến trên một chiếc xe giao hàng và giả vờ họ đang giao một phong bì. Họ gọi chuông cửa, và dùng vũ lực để xông vào. Giao tranh đã diễn ra giữa bọn cướp và một nhân viên cảnh sát đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại đây.

Anh cảnh sát Jose Javier Hernandez Nava đã bị giết trong trận giao tranh. Những kẻ tình nghi đã chạy trốn và vẫn còn đang bị truy nã.

Đức Hồng Y Rivera và một số tu sĩ phụ giúp ngài đã có mặt trong nhà vào thời điểm xảy ra vụ cướp, nhưng các vị không gặp nguy hiểm. Tính đến giữa trưa ngày 22 tháng 10, các nghi phạm vẫn còn sống nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Đức Hồng Y Rivera từng là tổng giám mục của Mexico City trong 22 năm. Ngài đã nộp đơn từ chức vào tháng 6 năm 2017 khi bước sang tuổi 75 và đã được thay thế bởi Đức Hồng Y Carlos Aguiar Retes, từ tháng 2 năm 2018.

Đức Hồng Y Aguiar nói ngài tạ ơn Chúa đã bảo vệ người tiền nhiệm của mình và cầu nguyện cho linh hồn cảnh sát viên Hernandez và gia đình anh.

5. Cơn sóng cuộn khổng lồ của làn sóng tỵ nạn đang đổ về Hoa Kỳ

Theo Thông tấn xã ở Cristobal de las Casas thì khoảng 10 ngàn người Honduras hôm qua ngày 19/10 đang tràn về biên giới giữa Honduras và Mexico. Chính phủ Mexico cũng giống như El Salvador và Guatemala đã công bố họ sẽ không cho phép những người di cư Honduras đang trốn chạy khỏi sự bất công, bạo lực và tham nhũng lan rộng khắp đất nước của họ vượt qua biên giới vào Mexico.

Những người di cư Honduras đã cảm ơn người dân Guatemala giúp đỡ và hỗ trợ họ tiến về phía Hoa Kỳ vượt qua đất nước của họ. Giáo Hội Công Giáo và các tổ chức xã hội dân sự về di dân đều ủng hộ và trợ giúp thực phẩm và chỗ tạm dừng chân của làn sóng người Honduras khi họ tiếp tục hành trình tiến lên phía bắc (xem bản tường trình của Fides ngày 17/10/2018).

Đặc biệt, các cộng đồng Giáo hội ở các tỉnh Tapachula, Tuxtla, Chapas và các vùng khác của miền nam Mexico - theo một bản tin ngắn từ Celam gửi cho Fides – thì họ đã vận động hầu đảm bảo rằng những người đang vượt biên này có thức ăn, áo quần và các hỗ trợ cần thiết cũng như nơi trú ẩn.

Mang theo lá cờ Honduras, họ vừa đi họ vừa hát bài quốc ca, hô những khẩu hiệu hòa bình xin cho họ quá cảnh. Đám người bao gồn nam nữ và thậm chí có nhiều người khuyết tật từ khắp nơi ở Honduras đang tới biên giới Guatemala và Mexico, gần biên giới Tecum Uman.

Việc vượt qua lãnh thổ Mexico cũng sẽ tùy thuộc vào các tổ chức từ thiện kết hợp với sự giúp đỡ của các tổ chức nhân đạo địa phương. Thực phẩm, quần áo và những nhu yếu phẩm cần thiết cho sự sống còn của những người di cư Honduras này trong cuộc hành trình của họ.

Giáo phận San Cristóbal de las Casas tuyên bố đoàn kết nâng đỡ những người di cư này và kêu gọi chính phủ tôn trọng nhân quyền cùng bảo vệ họ chống lại các tệ nạn buôn người. Đồng thời, họ cũng cung cấp cho dân chúng những gì cần thiết mà họ có thể cung cấp như quần áo, thực phẩm và nơi tạm trú.

Nhìn thấy trước mắt, đây còn là một chặng đường dài để tới đích, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố ông sẽ đóng cửa biên giới Mexico và truyền cho quân đội ngăn chặn đoàn người di cư ồ ạt này. “Tôi mạnh mẽ yêu cầu chính phủ Mexico hãy ngăn chặn làn sóng di dân ồ ạt này, còn nếu không – Ông Trump viết trên twitter - tôi sẽ gởi quân đội Mỹ đến đóng cửa biên giới phía nam giữa Hoa Kỳ và Mexico”. 

6. Mexico tìm kiếm sự giúp đỡ của LHQ với đoàn người di dân từ Honduras

Mexico đã yêu cầu sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc trước làn sóng di dân của Honduras, đang trông chờ sự giúp đỡ của chính phủ Mexico hầu họ có thể tiếp tục cuộc hành trình tiến về Biên giới Hoa Kỳ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra một cảnh báo, ông sẽ xử dụng Quân đội để niêm phong Biên giới Hoa Kỳ; nếu đoàn người di dân Honduras được đi qua nước Mexico. Ông ta đã đe dọa cắt giảm tất cả viện trợ cho Honduras, Guatemala và El Salvador.

Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ mới được thương lượng lại gần đây đang có nguy cơ bị sụp đổ! Các nhà chức trách Mexico nhấn mạnh rằng những người muốn vào Mexico phải có nhiều giấy tờ bao gồm hộ chiếu. Họ cũng yêu cầu sự giúp đỡ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn giúp thanh lọc các trường hợp tị nạn, hầu được bảo đảm rằng các quyền lợi của con người được tôn trọng hoàn toàn theo luật pháp quốc tế.

Tổng thống Trump trên tweet đã gửi một tin nhắn tới Chính phủ Mexico và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, người sẽ đến Mexico vào hôm thứ Sáu để thảo luận về cuộc khủng hoảng này.

Hiện tại con số di dân Hunduras có số lượng khoảng bốn nghìn sẽ được phép vào Mexico.

7. Quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Úc về luật độc thân linh mục

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Một trong những vấn đề được nêu lên tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên với chủ đề “Người trẻ, đức tin và sự phân định ơn gọi” là việc bãi bỏ luật độc thân linh mục. Vấn đề này chắc chắn sẽ bùng lên một lần nữa khi một nhóm 300 giám mục khác tụ tập về Roma vào năm tới để tham dự Hội nghị thượng đỉnh về khu vực Amazon. Một số quan sát viên dự báo sẽ có những căng thẳng xung quanh vấn đề này. Thực sự, đó là một vấn đề đã bùng nổ lâu dài trong các cuộc tranh luận bên trong và cả bên ngoài Giáo Hội Công Giáo.

Tình trạng thiếu linh mục thường rất cấp bách ở các vùng của Amazon, và một số giám mục trong khu vực này từ lâu đã ủng hộ ý tưởng phong chức cho “viri probati”, nghĩa những người đàn ông lập gia đình đã được thử thách.

Trong khi đó ở phương Tây, một số tiếng nói đã khơi lại ý tưởng về một chức tư tế có kết hôn, như là một đáp trả đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của giáo sĩ, cho rằng hôn nhân sẽ cung cấp cho các linh mục cơ hội thể hiện tính dục của họ theo những cách thế lành mạnh và không lạm dụng.

Trong phần cuối chương trình này, chúng tôi sẽ giới thiệu với quý vị và anh chị em quan điểm và những kinh nghiệm bi thảm của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông phương tại Ukraine. Tuy nhiên, trước hết, xin được nhắc lại ở đây quan điểm của Hội Đồng Giám Mục Australia về vấn đề này trong tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Úc hôm 31 tháng 8 vừa qua.

Các giám mục Công Giáo và các bề trên các dòng tu tại Úc đã đáp ứng 98% các khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia về những phản ứng của các tổ chức đối với nạn lạm dụng tình dục trẻ em.

Tuy nhiên, Hội Đồng Giám Mục Úc khẳng định rằng:

“Một số khuyến nghị từ Ủy ban Hoàng gia đã xen mình một cách quá đáng vào kỷ cương của Giáo Hội Công Giáo như yêu cầu Giáo Hội bãi bỏ luật độc thân linh mục. Câu trả lời của các Giám Mục và bề trên các dòng lưu ý rằng ‘Chính Ủy ban Hoàng gia cũng không tìm thấy mối liên hệ nhân quả giữa luật độc thân linh mục và việc lạm dụng tình dục trẻ em. Hơn thế nữa, luật độc thân linh mục tự nguyện là một thực hành lâu đời và tích cực của Giáo Hội ở cả Đông và Tây’”

Vì thế, Hội Đồng Giám Mục Úc thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Ủy ban Hoàng gia đòi buộc Giáo Hội Công Giáo phải bãi bỏ luật độc thân linh mục.

8. Quan điểm của Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk là nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine. Đây là Giáo Hội lớn nhất trong số 22 Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông với Tòa Thánh. Các Giáo Hội Công Giáo Đông phương có nhiều thế kỷ kinh nghiệm về các linh mục kết hôn.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Crux hôm 20 tháng 10, ngài nói: 

“Nếu phải đưa ra một lời khuyên, tôi sẽ nói rằng bãi bỏ luật độc thân linh mục sẽ không giải quyết được vấn đề. Kinh nghiệm của tôi là quả thực có những linh mục đã lập gia đình là những người thánh thiện... sự thánh thiện này, sự trưởng thành này, là một kho báu lớn, nhưng nó không phải là hậu quả trực tiếp của tình trạng sống đó.”

Nói cách khác, theo Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, các linh mục không trở nên thánh thiện hơn vì được phép lập gia đình, nhưng họ sẽ có nhiều mối quan tâm trần tục hơn.

Ngài cho biết như sau:

“Tôi nhớ vào đầu những năm 1990, khi Giáo hội chúng tôi nổi lên từ hầm trú, chúng tôi chấp nhận tất cả mọi người trong các chủng viện, bởi vì có nhu cầu rất lớn về các linh mục. Mỗi tuần, tôi thấy tận mắt mình sự đau khổ của những gia đình thiếu vắng người cha. Đây là một bi kịch từ viễn tượng nhân bản, thiêng liêng, và cũng từ viễn tượng kinh tế.”

Theo quy luật của Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine, “các chủng sinh không thể kết hôn khi họ đang ở trong chủng viện.”

Tuy nhiên, trong thực tế, “ở nửa sau của chương trình học, họ thường có bạn gái. Đây là một thời kỳ rất tế nhị. Mối quan hệ qua email và skype rất mạnh, đôi khi trong quá trình đào tạo, khó có thể tập trung sự chú ý của chủng sinh trong cộng đoàn, bởi vì có ai đó từ bên ngoài đang lôi kéo anh ta.”

“Thông thường, các giám mục của chúng tôi lo lắng không chỉ về chủng sinh mà còn bạn gái của anh ấy, và chúng tôi cũng đã lập một chương trình cho những người phụ nữ này. Thông thường, sau hai hoặc ba lần gặp gỡ, họ nhận ra rằng họ không muốn làm vợ của một linh mục. Điều này cũng có thể khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn.”

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây