Những người nhiễm coronavirus thường không muốn nói về kinh nghiệm nhiễm bệnh của mình vì điều đó có thể ảnh hưởng đến công việc làm ăn, và có thể bị người xung quanh xa lánh, dè dặt.
Tuy nhiên, đó không phải là trường hợp của Connor Reed, kỹ sư người Anh, 25 tuổi, được phái sang làm việc tại Vũ Hán cùng với một người bạn. Anh sống sót trở về, trong khi người bạn không được may mắn như anh, đã chết vì coronavirus.
Anh đã dành cho thông tấn xã Reuters một cuộc phỏng vấn, để gởi đi thông điệp của anh, đó là “Đừng để chết oan vì chủ quan”.
Thoạt đầu, Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, cho rằng tỷ lệ tử vong do nhiễm coronavirus là 2%, sau đó, họ tăng lên 3.8%, rồi lại nói là 5.8% trong khu vực tỉnh Hồ Bắc và 0.7%. Tuy nhiên, tất cả các con số thống kê do WHO đưa ra đều dựa vào các báo cáo không đáng tin tưởng của bọn cầm quyền Bắc Kinh. Bên cạnh đó, khả năng tử vong chắc chắn phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khoẻ và nhiều yếu tố khác như tiền sử các bệnh tật trong quá khứ.
Reed cho biết đầu tiên, anh chỉ cảm thấy như bị cảm như biết bao lần anh bị cảm, chỉ bình thường như thế thôi, nhưng chỉ vài ngày sau, anh thấy sốt trong khi người anh run lên vì lạnh. Khi nó phát ra thành một chứng viêm phổi, thì anh cảm thấy khó thở, và người rã rời trong một “cảm giác giống như bị một chiếc xe tải cỡ lớn đâm vào mình vậy”.
“Bị một chiếc xe tải đụng”, đó chính là cảm giác trong trường hợp lây nhiễm coronavirus nặng đã xảy ra cho Connor Reed, người Anh Quốc, đã phải nhập viện sau khi anh bị nhiễm virus, gây viêm phổi khiến anh phải gắng sức để hít thở. Những chuyện này đã xảy ra ở Vũ Hán, Trung Quốc nơi chính là tâm chấn của dịch bệnh và cũng là nơi anh sinh sống và làm việc. Anh đã có cuộc trò chuyện với Reuters về sự hồi sinh của mình.
Reed nói: “Ban đầu tôi bị cảm lạnh. Chỉ là cảm lạnh thường thôi...ờ...thứ mà mọi người đều mắc phải, vâng. Khi tôi vừa thấy đỡ hơn một chút cũng là lúc bệnh trở nên nặng hơn. Thế là vừa hết cảm lạnh, tôi đã bị cảm cúm. Tôi cũng đã từng bị cúm vài lần trong đời, nhưng lần này chắc chắn là trận cúm nặng nhất mà tôi từng mắc phải.
Khi tôi đỡ hơn với đợt cảm cúm cũng là lúc tôi bị viêm phổi. Cho đến khi phải vào bệnh viện tôi vẫn còn bị viêm phổi. Chứng bệnh này thực sự rất nghiêm trọng. Nó làm tôi thật sự suy nhược, nói chung là cảm thấy không khỏe tí nào. Cả ánh sáng cho đến âm thanh đều làm tôi bị ảnh hưởng và tôi chỉ muốn nghỉ ngơi. Tôi còn trẻ nên có thể không mất mạng, nhưng nó rất là khó chịu. Thời điểm tôi bị viêm phổi là thời điểm tình hình đang trở nên khá nghiêm trọng. Tôi cảm thấy như con virus này đã sử dụng hết dung tích lá phổi của tôi và mỗi hơi thở của tôi đều không đủ và tôi không có đủ không khí để thở. Mọi thứ đều thay đổi.
Mọi người đều phải mất thời gian để điều chỉnh và tình trạng mới này. Tất cả mọi người nhiễm bệnh đều phải tìm cách thích nghi với tình trạng này. Mọi người đều phải cố gắng hết sức với những gì mình có để sống còn, nếu không thì chết.”