Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
Liên lạc: Cha Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, (832) 692-4761 hoặc cha Hoàng Anh, OP, (832) 283-6258

 

MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Giữa đại dịch kinh hoàng, lại thêm mối lo, tiếng trống chiến tranh dồn dập tại Thánh Địa Giêrusalem

Thứ sáu - 14/05/2021 09:57

Giữa đại dịch kinh hoàng, lại thêm mối lo, tiếng trống chiến tranh dồn dập tại Thánh Địa Giêrusalem

Thế Giới Nhìn Từ Vatican - 12/May/2021

1. Giáo Hội Công Giáo Pháp tham gia Ngày Liên đới với Kitô hữu Giáo hội Ðông phương.

Hôm Chúa Nhật 9 tháng 5 năm 2021, hiệp hội Công Giáo Pháp Oeuvre d'Orient đã tổ chức Ngày Quốc tế Liên đới với các Kitô hữu Giáo hội Ðông phương lần thứ tư. Người Công Giáo được mời gọi tham gia cầu nguyện với các Giáo hội Ðông phương hiệp thông với Tòa Thánh, bao gồm Công Giáo Armenia, Chanđê, Coptíc, Ethiopia và Eritrea ở Châu Phi, Melkite Hy Lạp, Maronite, Syria, Syro-Malabar và Syro-Malankara ở Ấn Ðộ.

Mục đích của sáng kiến này là tăng cường mối liên kết giữa các Kitô hữu phương Tây và phương Ðông, nhiều người trong số họ vẫn đang bị đàn áp và phải vật lộn để tồn tại ở một số quốc gia trên thế giới.

Trong một sứ điệp, Đức Cha Pascal Gollnisch, Chủ tịch hiệp hội Oeuvre d'Orient, nói: “Vào ngày này, chúng ta được mời gọi cầu nguyện trong tình hiệp thông huynh đệ, để mang lại những dấu chỉ hy vọng cho nhau.” Ngài nhấn mạnh rằng “lịch sử của các Kitô hữu Ðông phương là lịch sử của nền văn minh của chúng ta, nền văn minh của người Ai Cập và vùng Lưỡng Hà, của Kinh Thánh, của người Hy Lạp và của người Roma cổ đại; nếu không có chúng châu Âu không thể hiểu được bản sắc của chính mình.”

Nhắc lại chuyến viếng thăm Iraq hồi tháng 3 năm 2021 của Ðức Thánh Cha Phanxicô, đặc biệt là cộng đoàn Qaraqosh, Đức Cha Gollnisch nói: “Nhìn thấy những sức mạnh của ánh sáng và tình yêu được hỗ trợ bởi lòng can đảm và đức tin của Kitô hữu Iraq và tất cả các Giáo hội trong khu vực là điều phi thường.” Ðồng thời ngài cũng nhắc lại rằng tình hình của Kitô hữu tiếp tục xấu đi ở các nước khác như Syria, Li Băng, Armenia và ở vùng Tigray của Ethiopia.

Các tín hữu Công Giáo tham gia vào ngày Liên đới này bằng việc cầu nguyện theo ý chỉ của ngày hoặc bằng việc tham gia trực tuyến tuần cầu nguyện 9 ngày, hoặc gửi một lời cầu nguyện đặc biệt đến hiệp hội Oeuvre d'Orient.

Hiệp hội Oeuvre d'Orient đã trợ giúp cho các Kitô hữu ở 23 quốc gia tại Trung Ðông, vùng Sừng Châu Phi, Ðông Âu và Ấn Ðộ từ hơn 160 năm, hỗ trợ cho các công việc của các giám mục và linh mục, các dòng tu trong 4 lĩnh vực: giáo dục, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội, hoạt động cộng đoàn, văn hóa và di sản.
Source:Vatican News French Catholics to join Day of Solidarity with Eastern Christians

2. Hàng trăm người Palestine và cảnh sát Israel bị thương trong các cuộc đụng độ ở Giêrusalem.

Các cuộc đụng độ liên tiếp giữa lực lượng cảnh sát Israel và những người trẻ Palestine ở Giêrusalem trong những ngày qua khiến cho hàng trăm người Palestine và khoảng 20 cảnh sát Israel bị thương. Cộng đồng quốc tế, trong đó có Ðức Thánh Cha Phanxicô theo sát diễn biến của tình hình với sự quan tâm lo ngại.

Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 9 tháng 5, Ðức Thánh Cha đã cầu nguyện để thành Giêrusalem là nơi gặp gỡ, nơi cầu nguyện và hòa bình, không có bạo lực và xung đột.

Tình trạng báo động tại Giêrusalem vẫn ở mức rất cao. Nhiều vụ bạo lực mới liên tục bùng phát gần khu vực Núi đền, trong đó có đền thờ Hồi giáo lớn thứ ba trên thế giới. Bên cạnh đó, còn có các “Cuộc tuần hành rước cờ” do những người Do Thái theo chủ nghĩa dân tộc cổ vũ.

Có hai yếu tố dẫn đến sự leo thang căng thẳng trong những ngày gần đây. Thứ nhất là Israel cử hành Ngày Quốc tế Giêrusalem. Đó là ngày kỷ niệm cuộc chinh phục thành phố vào năm 1967 của quân đội Do Thái. Theo truyền thống, chiến thắng này được tôn vinh bằng một cuộc diễu hành với lá cờ.

Thứ hai là phán quyết của tòa án, liên quan đến việc Israel đe dọa đuổi hàng chục người Palestine ra khỏi một quận phía đông Giêrusalem vì lợi ích của những người định cư Do Thái.

Trong những cuộc đụng độ vào ban đêm, những người biểu tình Palestine đã ném gạch đá về phía cảnh sát Israel, và cảnh sát đã đáp trả bằng cách sử dụng lựu đạn và vòi rồng. Bạo lực tập trung gần cổng Damasco trong thành cổ Giêrusalem. Các nguồn tin y tế của Palestine nói về nhiều trường hợp bị thương. Các cuộc ẩu đả giữa hai chiến tuyến cũng đã xảy ra vào cuối tuần qua ở phía bắc thành phố Haifa và gần Ramallah, ở Bờ Tây.

Quyền Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu, ủng hộ việc tái lập trật tự công cộng bằng mọi giá và quyết định sử dụng vũ lực của cảnh sát đối với người biểu tình Palestine. Ông nói, chính phủ “sẽ không cho phép bất kỳ phần tử cấp tiến nào phá hoại sự yên tĩnh” trong thành phố, mặc dù tình hình hiện đã vượt quá tầm kiểm soát và có nguy cơ leo thang mạnh mẽ hơn nữa khi Israel trải qua một cuộc khủng hoảng thể chế và chính trị có thể phá hoại sự ổn định của khu vực.

Trong khi đó, Jordan, quốc gia bảo vệ nơi thánh của người Hồi giáo ở Giêrusalem, đã lên án việc sử dụng vũ lực của Israel. Bên cạnh đó, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Qatar, cũng như Bahrain và các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất - những quốc gia đã bình thường hoá quan hệ với Israel vào năm ngoái - cũng đã lên án mạnh mẽ Israel. Tunisia đã yêu cầu một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào chiều ngày 10 tháng 5 năm 2021. Bộ tứ các nhà đàm phán về Trung Ðông gồm Liên minh châu Âu, Nga, Mỹ và Liên Hiệp quốc bày tỏ “quan ngại sâu sắc” và kêu gọi Israel “kiềm chế”.
Source:Asia News Jerusalem, new clashes between Palestinians and Israeli police: hundreds injured

3. Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit về tình huynh đệ Kitô Giáo

Trong thánh lễ Chúa Nhật Thứ Sáu Mùa Phục sinh tại nhà thờ St Germain l’Auxerrois, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit đã khai triển một câu trong bài Tin Mừng theo thánh Gioan: “Đây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con” (Ga 15:12).

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn bài giảng của ngài qua phần trình bày của Anh Chi.

Anh chị em thân mến! Chúng ta thường bắt đầu những lời khuyên nhủ của mình đối với các Kitô hữu bằng cách nhắc đến lòng yêu mến nhau. Tình huynh đệ là quan trọng đối với chúng ta, vì chúng ta có cùng một Cha. Qua phép rửa tội, chúng ta đã trở thành con cái Chúa. Chúa Kitô nhắc nhở chúng ta: “Anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời” (Mt 23: 9). Trước Chúa Giêsu Kitô, hình tượng người cha này đã hiện diện như được đề cập đến trong Thánh Vịnh 103: “Như người cha chạnh lòng thương con cái, Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn.” Chúa Giêsu cho chúng ta thấy Lòng Thương Xót của Thiên Chúa tiến xa đến mức nào trong dụ ngôn về đứa con hoang đàng mà chúng ta biết rất rõ. Như Cha đã yêu thương chúng ta, chúng ta hãy yêu mến nhau.

Tình huynh đệ được ghi khắc trên tiền sảnh của các tòa thị chính của chúng ta cùng với tự do và bình đẳng. Gần đây khi nói chuyện với một số ủy viên hội đồng thành phố của chúng ta, tôi thấy mối quan tâm của họ là làm thế nào để có thể xây dựng lại tình huynh đệ giữa người Pháp với nhau sau thời gian bị cách ly, sau những rào cản, những khoảng cách mà chúng ta phải tôn trọng; và sau khi cái chiêu bài “Chúng ta hãy bảo vệ nhau” xem ra đã thay thế cho điều răn của Chúa Giêsu “Hãy yêu thương nhau”.

Đối với tôi, dường như trong các cộng đồng Kitô của chúng ta, chúng ta phải tạo ra không gian cho tình huynh đệ, nơi mọi người cảm thấy được chào đón trong tình trạng hiện nay của họ, và là nơi có thể coi là ngưỡng cửa cho những người chưa biết Chúa Giêsu Kitô.

Hôm nay chúng ta nghe thấy một điều khó tin đối với nhiều người: “Thầy gọi anh em là bạn hữu của Thầy”. Đây là những lời từ một vị Thiên Chúa đến giữa loài người để kết bạn với chúng ta. Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây. Trong tất cả các nền văn minh, Thiên Chúa luôn là đấng vô hình, đấng là nguyên ủy của mọi sự, là đấng siêu việt mà chúng ta phải tôn thờ và đứng trước Ngài chúng ta chỉ có thể cúi đầu cung kính. Một vị Thiên Chúa lại tự biến mình thành bạn của chúng ta sao? Triết gia Michel de Montaigne định nghĩa tình bạn như một cuộc gặp gỡ của tâm hồn. Chúng ta cũng có thể nói rằng khi chúng ta là bạn bè, chúng ta có cùng chiều dài tâm hồn. Nếu chúng ta có cùng chiều dài tâm hồn với Chúa, thì chúng ta là một tôn giáo của tình bạn.

Chúng ta là bạn bè với nhau hay anh em với nhau? Một người anh của tôi khi còn là một thiếu niên thường nói: “Bạn bè chúng ta chọn được, anh em trong gia đình thì rán mà chịu”. Khi còn bé, tôi cảm thấy một chút tổn thương khi nghe những lời này. Nhưng bây giờ, khi những người bạn cũ của anh ấy không còn nữa và về già, anh ấy ngày càng gắn bó hơn với gia đình. Đối với tôi, là anh em với nhau có nghĩa là học cách yêu nhau trong sự khác biệt, vì anh chị em đã không chọn nhau. Làm bạn với nhau là chọn những người có thể chia sẻ những chuyện riêng tư của chúng ta.

Sống trong một gia đình mở rộng tầm nhìn của chúng ta vì trong cùng một gia đình, chúng ta rất khác nhau về những lựa chọn và quan điểm sống. Thường thì bạn bè của chúng ta là những người giống như chúng ta. Học cách yêu mến và sự dịu dàng trong bối cảnh một gia đình sẽ cho phép chúng ta sống trong xã hội với những người khác nhau. Đây là những gì đang xảy ra trong cộng đồng của chúng ta, nơi mọi người có nguồn gốc khác nhau đến với nhau, nơi những đối đầu nhạy cảm phải nhường bước cho lòng nhân từ. Ít nhất, đó là những gì cần phải được thực hiện. Và đây là vai trò chính của các cha xứ: hãy hiệp nhất cộng đoàn của ngài.

Làm sao chúng ta có thể hiểu được tình bạn mà Chúa Kitô dành cho chúng ta? Thưa: Chúng ta phải nhận ra mối nguy hiểm giữa chính chúng ta. Cảm xúc cá nhân, thường được gọi là sự đồng cảm, là một chút gì đó giống như các thuật toán của điện thoại di động, khóa chúng ta trong vòng vây của những người suy nghĩ hoặc tìm kiếm những điều tương tự như chúng ta.

Nhưng trong tình bạn mà Chúa Kitô trao ban, có một điều gì đó rất khác. Không phải ta chọn Chúa làm bạn, chính là Người chọn ta. Vì vậy, đó không phải là một cảm xúc cá nhân gắn kết chúng ta, nhưng là một ân sủng đến từ Thiên Chúa, ân sủng tình bạn.

Chúa Giêsu phán “Đây là điều răn của Thầy: hãy yêu thương nhau.” Đối với nhiều người, đây là một nghịch lý. Thật vậy, theo kinh nghiệm của chúng ta, tình yêu là cảm giác xuất phát từ con tim, không phải là một mệnh lệnh.

Tuy nhiên, qua mệnh lệnh này, Chúa Giêsu dạy chúng ta rằng tình yêu đích thực không đến từ sự đồng cảm tự nhiên với những người yêu thương chúng ta hoặc những người giống chúng ta. Tình yêu là ân sủng của Thiên Chúa, cho phép chúng ta yêu kẻ thù của mình để cảm nghiệm tình yêu vô điều kiện theo hình ảnh của Người: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu các em” (Ga 15:12). Chúng ta là anh chị em với nhau để trở thành bạn bè của tất cả mọi người. Đó thật là một ơn gọi cao cả.
Source:Paris Catholique Homélie de Mgr Michel Aupetit – 6e dimanche de Pâques

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây