Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
Liên lạc: Cha Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, (832) 692-4761 hoặc cha Hoàng Anh, OP, (832) 283-6258

 

MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Lạ lùng: Hàng trăm con voi lăn ra chết - Âu lo dịch bệnh kinh hoàng sớm bùng phát tại Phi Châu

Thứ tư - 08/07/2020 12:33

Lạ lùng: Hàng trăm con voi lăn ra chết - Âu lo dịch bệnh kinh hoàng sớm bùng phát tại Phi Châu

 


 

1. Tòa án cân nhắc biến Hagia Sophia thành đền thờ Hồi giáo

Hagia Sophia của Istanbul - một địa điểm nằm ở trung tâm của cả hai đế chế Byzantine Kitô Giáo và Ottoman Hồi giáo - hiện đang là trung tâm của một phiên tòa đang diễn ra.

Tổng thống Erdogan đã đề xuất biến bảo tàng viện này trở thành một đền thờ Hồi giáo. Trong khi Chính Thống Giáo Thổ Nhĩ Kỳ cương quyết phản đối. Tưởng cũng nên biết Hagia Sophia là một Di sản Thế giới của UNESCO.

Một tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã xét xử vụ kiện này từ hôm thứ Năm 2 tháng 7 và sẽ đưa ra phán quyết trong vòng 15 ngày.

Vụ kiện này thách đố tính hợp pháp của một quyết định do Kamal Ataturk, cha đẻ của Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, khi ông chuyển đổi đền thờ Hồi giáo thành một bảo tàng viện vào năm 1934.

Selami Karaman - một luật sư của Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ - cho biết việc sử dụng ngôi đền thờ như một bảo tàng “đã làm tổn thương và làm buồn lòng người dân Thổ Nhĩ Kỳ”.

Các nhóm Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã vận động cho việc chuyển đổi Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi giáo, nói rằng điều này sẽ phản ánh tốt hơn vị thế quốc giáo của Hồi Giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Được hoàn thành vào năm 537, Hagia Sophia là đại đền thờ Công Giáo đầu tiên trên thế giới, và duy trì tình trạng là đại đền thờ lớn nhất của thế giới Kitô trong suốt 900 năm trước khi quân Hồi Giáo chiếm được ngôi nhà thờ này và biến thành một trong những đền thờ Hồi giáo vĩ đại nhất của đạo Hồi sau cuộc chinh phạt Istanbul của Đế Quốc Ottoman năm 1453.

Vụ việc đã gây ra một phản ứng quốc tế rất dữ dội. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Tư 1 tháng 7 kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ nên giữ tòa nhà như một bảo tàng viện.

Hôm thứ Năm 2 tháng 7, Hy Lạp nhận định rằng Ankara đang liều mình mở ra “một vực thẳm cảm xúc khổng lồ” đối với các Kitô hữu nếu quyết định thực hiện đề nghị biến tòa nhà thành đền thờ Hồi giáo.
 
Source:Reuters Court weighs bid to turn Hagia Sophia into mosque

2. Ðức Thượng Phụ Bácthôlômêô cảnh giác chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về những hậu quả khi biến Hagia Sophia thành đền thờ Hồi Giáo

Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết Ðức Thượng Phụ Bácthôlômêô I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, đã lên tiếng cảnh giác chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ rằng chủ trương biến đền thờ Hagia Sophia, ở Istanbul thành đền thờ Hồi giáo, sẽ gieo rắc bất thuận giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo. Hàng triệu Kitô hữu trên thế giới sẽ chống Hồi giáo.

Ðức Thượng Phụ đưa ra lời báo động khẩn thiết trên đây, hôm 30 tháng 6 năm 2020, trong lúc chờ đợi tòa án tối cao về hành chánh của Thổ nhóm họp ngày 2 tháng 7 năm 2020 để cứu xét đề nghị của chính phủ Thổ, do tổng thống Erdogan điều khiển, nhắm biến thánh đường Hagia Sophia thành nơi thờ phượng của Hồi giáo.

Hagia Sophia, trong tiếng Hy Lạp có nghĩa “Khôn ngoan thánh thiêng”, là đền thờ được xây cất theo kiểu Bizantine, hồi thế kỷ thứ VI và hồi đó là thánh đường lớn nhất thế giới. Sau khi chiếm đoạt thành Constantinople, nay là Istanbul, đế quốc Ottoman đã biến thánh đường Kitô này thành một đền thờ Hồi giáo, hồi năm 1453. Dưới thời ông Mustafa Kemal, người thành lập cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, đền thờ này bị biến thành một bảo tàng viện hồi năm 1934 và kéo dài đến nay.

Trong bài giảng thánh lễ kính các thánh tông đồ, hôm thứ Ba, 30 tháng 6 năm 2020, tại nhà thờ ở khu vực Ferikoy, Istanbul, Ðức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói: Hagia Sophia, do tính chất thánh thiêng của nó, là trung tâm cuộc sống, trong đó Ðông và Tây Phương gặp gỡ nhau, và việc biến nó thành nơi thờ phượng của Hồi giáo sẽ là nguyên nhân gây đổ vỡ giữa hai thế giới này. Trong thế kỷ XXI, thật là điều vô lý và tai hạn nếu Hagia Sophia, từ một nơi giúp hai dân tộc gặp gỡ nhau và chiêm ngưỡng sự cao cả to lớn của nó, lại trở thành lý do đối nghịch và đụng độ nhau. Hagia Sophia không phải chỉ thuộc về người đang sở hữu nó trong lúc này, nhưng thuộc về toàn thể nhân loại và dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ có trách nhiệm và vinh dự lớn làm nổi bật đặc tính phổ quát của đền đài tuyệt vời này”.
 
Source:Fides Ecumenical Patriarch Bartholomew: the conversion of Hagia Sophia into a mosque will sow discord between Christians and Muslims

3. Hàng trăm con voi chết một cách bí ẩn tại Botswana

Hàng trăm con voi đã được tìm thấy đã chết ở đồng bằng Okavango của Botswana, nhưng nguyên nhân cái chết của chúng vẫn chưa được biết. Điều này gây lo lắng cho người dân tại quốc gia này về một đại dịch kinh hoàng có thể đang chụp xuống đầu họ. Những người bình dân nói voi to lớn, khoẻ mạnh như thế mà còn chết huống hồ là người ta.

Những bức ảnh cho thấy những con voi đã chết nằm nghiêng, những con khác chết trong tư thế gục đầu về phía trước.

Việc săn trộm đã được loại trừ vì khi kiểm tra các xác voi chết người ta thấy mọi thứ còn nguyên vẹn.

Theo các số liệu của chính phủ số voi chết đã lên đến mức 275, nhưng nhóm Giải Cứu Công Viên Quốc Gia cho biết số voi chết đã hơn 400.

Mark Hiley, Đồng sáng lập viên của nhóm Giải Cứu Công Viên Quốc Gia gọi cái chết của hàng trăm con voi là “một trong những thảm họa lớn nhất đối với voi trong thế kỷ này.”

Theo Hiley, những con voi bắt đầu chết với số lượng lớn vào đầu tháng 5 nhưng chính phủ đã phản ứng chậm chạp.

Không có xét nghiệm nào được hoàn thành, cho nên không có thông tin mới nào liên quan đến những cái chết này. Trong khi đó chính phủ cho biết họ đang điều tra.

Tổng số voi của Phi châu đang giảm mạnh chủ yếu do nạn săn trộm, nhưng Botswana - nơi sinh sống của gần một phần ba số voi trong toàn lục địa, đã chứng kiến số lượng voi tăng lên đến 130, 000 con so với con số 80, 000 vào cuối những năm 1990, do những chính sách bảo vệ tốt loài động vật này.
 
Source:Reuters Botswana investigating deaths of hundreds of elephants

4. Cái chết bí ẩn của đàn voi có thể có những hậu quả tàn khốc

Khi các nhà chức trách ở Botswana tiếp tục điều tra cái chết bí ẩn của hàng trăm con voi ở đồng bằng Okavango, một tổ chức phi chính phủ cho biết sự kiện này có thể có tác động tàn phá đối với loài động vật này. Những con voi đã chết được phát hiện lần đầu tiên cách đây nhiều tháng, và khả năng chết vì săn trộm được loại trừ ngay tức khắc vì xác voi được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn. Người sáng lập và giám đốc của tổ chức Elephants for Africa, Tiến sĩ Kate Evans đã đưa ra nhận định sau.

Kate Evans: Voi chết thì không có gì lạ vì dĩ nhiên voi cũng chỉ là một loài động vật có sinh có tử. Và loài voi là một trong những ứng cử viên số một của bệnh anthrax tiếng Việt gọi là bệnh than. Đó là căn bệnh phổ biến ở Botswana. Nhưng vào thời điểm này trong năm, bệnh ấy không xảy ra, vì vậy điều đó đã bị loại trừ. Botswana đã có một đợt bùng phát vào tháng 11 năm ngoái. Vì vậy, điều đó không thể nào xảy ra bởi vì chúng ta đã có những cơn mưa rất tốt. Và tôi chắc chắn rằng những nhà điều tra đang tập chú vào khả năng cao nhất là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, hay đúng hơn là virus.

Từ cuối những năm 1990, Botswana đã chứng kiến số lượng voi tăng lên đều đặn, nhưng một báo cáo được chuẩn bị cho chính phủ bởi một tổ chức bảo tồn thiên nhiên độc lập cho biết các không ảnh cho thấy những con voi đã chết thuộc mọi lứa tuổi. Evans nói rằng những cái chết đặc biệt liên quan đến các khu vực có ít voi.

Kate Evans: Nếu những đàn voi ít hơn mà bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, thì nó có thể gây ra những hậu quả tàn khốc. Nền kinh tế và môi trường của nước sở tại cũng bị ảnh hưởng.

Tiến sĩ Evans nói thêm rằng những cái chết bí ẩn này đã xảy ra vào thời điểm khó khăn, trong đó các tổ chức bác ái và bảo vệ môi trường đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi những nguồn lực hạn chế do đại dịch coronavirus kinh hoàng này.
 

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây