Hai bố con làm linh mục
Ông Edmond không bao giờ nghĩ rằng có một ngày ông sẽ trở thành linh mục. Ông Edmond sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình theo đạo Tin Lành hệ phái Lutheran. Năm lên 20, ông gặp cô Constance, một kỹ sư Hóa, người Công Giáo tại một quán bar... Hai người hợp nhãn và yêu nhau… Tình yêu đã dẫn ông vào Giáo Hội Công Giáo để tiến tới hôn nhân với cô vào năm 1982. Hai người rất hạnh phúc và thành công trên đường đời. Năm 1986 ông bà sinh được một người con trai tên là Phillip. Cuộc sống đang êm đềm, thì vào năm 2011 vợ của ông mắc phải chứng ung thư và qua đời…
Sau khi vợ ông qua đời, ông đã dấn thân vào việc tông đồ với nhóm Tín hữu Canh Tân (Neocatechumenate), nhưng chẳng bao giờ ông nghĩ tới có ngày mình sẽ trở thành một linh mục!
Trong chuyến tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới 2013 ở Rio de Janeiro, Ba Tây, ông đã cầu nguyện và phân định về ơn gọi đời mình, và ông quyết định xin vào chủng viện học làm linh mục...
Năm 2016 người con trai của ông là Phillip Ilg được chịu chức linh mục cho Tổng giáo phận Washington DC…
Và ngày 24/6/2020 chính ông Edmond Ilg, 62 tuổi, được thụ phong linh mục cho Tổng Giáo phận Newark.
Ôi ngày hạnh phúc, vì bố được người con linh mục mặc áo lễ cho trong ngày hồng ân linh mục và con phụ lễ cho bố dâng lễ mở tay, đầu đời của tân linh mục…
Cả hai cùng đùa vui nhí nhảnh: Từ nau con nói với bố là “Thank you Father!” (Vâng, cám ơn Cha); bố cũng phải nói với con là “Thank you Father!” (Vâng, cám ơn Cha), chứ không phải “Ừ cám ơn Con” đâu nhé… Tiếng Anh thì “You” cả, nhưng tiếng Việt thì hơi phức tạp đó nhỉ!? ...
Source:Catholic News Agency
Fathers’ Day: When a dad became a priest, like his son
UNICEF cảnh báo 600 triệu trẻ em ở Nam Á bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Tuần này, Cơ quan bảo vệ trẻ em của Liên Hợp Quốc (UNICEF) cảnh báo rằng đại dịch coronavirus sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, giáo dục và các tiến triển khác trên trẻ em vùng Nam Á trong những tháng năm tới.
Trong một cảnh báo mới được ban hành hôm thứ ba, cơ quan này yêu cầu các chính phủ trong vùng phải hành động khẩn cấp để giúp đỡ hàng triệu gia đình thoát cảnh nghèo đói, trong đó có tới 600 triệu là trẻ em.
Ảnh hưởng đến gia đình
Phát biểu với Đài Vatican sau khi bản bá cáo được ban hành, tác giả bản báo cáo, ông Simon Ingram nói chỉ trong một thời gian ngắn mà thôi, mà cơn đại dịch đã gây ra nhiều hậu quả tàn khốc cho các gia đình.
Ông lưu ý rằng chẳng bao lâu nữa, nhiều gia đình sẽ không đủ ăn, nói chi đến khả năng chăm sóc y tế cho con cái họ.
Ông nêu ra ví dụ ở Bangladesh, nhiều gia đình nghèo không có khả năng có bữa ăn cho ngày! Tình cảnh còn tệ hại hơn tại Afghanistan, nơi trước cơn dịch trẻ em đã bị suy dinh dưỡng mà đất nước còn đang hứng chịu những cuộc chiến tương tàn xung đột đang diễn ra nữa!
Giáo dục
Từ khi cơn đại dịch bùng nổ, việc giáo dục của hơn 430 triệu trẻ em phải học trực tuyến.... Nhưng UNICEF cho hay nhiều gia đình, đặc biệt là ở các vùng nông thôn - không có điện, nói chi đến internet.
Trước thảm cảnh đó, UNICEF kêu gọi các trường học hãy mở cửa lại cho trẻ em được đến trường, miễn là chúng giữ được những giãn cách an toàn.
Lạm dụng
Một mối quan tâm khác, cơ quan bảo vệ trẻ em nêu ra là sự gia tăng bạo lực, lạm dụng và bỏ bê trẻ em sống vất vưởng...
Trong khi đại dịch, UNICEF nhận thấy trẻ em bị lạm dụng và bạo lực vì chúng bị nhốt tại nhà! Ông cũng nhấn mạnh rằng các nhân viên y tế và xã hội, vì thiếu các thiết bị bảo vệ an toàn cá nhân (PPE) nên cũng bỏ bê không đếm xỉa gì tới các trường hợp trẻ em được báo cáo bị lạm dụng.
Tác động lâu dài
Theo một nghiên cứu thì những năm tới đây, mức sống tăng cao sẽ tạo ra nhiều vấn nạn cho sức khỏe, giáo dục và những tiến bộ khác cho trẻ em ở Nam Á. Tài liệu này cũng cho thấy tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và bà mẹ sinh con tăng cao và số trẻ tới trường bị sút giảm. Trong lúc đó tại nhiều nơi trên thế giới, nạn thất nghiệp tăng, tiền lương bị cắt giảm và du lịch bị ảnh hưởng sâu xa...
Trước vấn đề này, ông Ingram cảnh báo cho các cấp lãnh đạo, về mối nguy cơ là có hơn 600 triệu trẻ em ở Nam Á sẽ bị khủng khoảng trầm trọng!
Để giảm thiểu những thảm trạng đó, các chính phủ cần có kế hoạch trợ giúp xã hội, bao gồm các chương trình trợ cấp các nhu yếu tối thiểu cho trẻ em và chương trình giáo dục cho chúng.