Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
If you're a young person interested in exploring a religious vocation, we invite you to learn about the Dominican Order. Join us for a "Come and See" week in Houston, Texas, from December 31st, 2024, to January 3rd, 2025
For more information, please contact father Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, at (832) 692-4761 or email thienanopmelavang@gmail.com.

 

NGÀY LỄ TẠ ƠN (THANKSGIVING DAY) 

Giáo xứ sẽ có Thánh Lễ Tạ Ơn lúc 8 giờ sáng thứ Năm, ngày 28 tháng 11 năm 2024. Xin kính mời giáo dân sắp xếp thời gian tham dự Thánh Lễ để tạ ơn Thiên Chúa. Sẽ không có Thánh Lễ 7 giờ tối. Chúc mừng Lễ Tạ Ơn!
 


MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Virus tai hại: Bán đảo Ả rập đình chỉ mọi thánh lễ. Đức Thánh Cha cầu cho các mục tử.

Thứ bảy - 14/03/2020 07:04

Virus tai hại: Bán đảo Ả rập đình chỉ mọi thánh lễ. Đức Thánh Cha cầu cho các mục tử.

Thế Giới Nhìn Từ Vatican
 


 

Tử vong vì coronavirus

Tính cho đến chiều thứ Sáu 13 tháng Ba, số người chết vì coronavirus, hay COVID-19 trên toàn thế giới đã tăng vọt lên đến 4,984 người, và số người nhiễm bệnh lên đến 134,818 người. Như thế, chỉ trong 24 giờ đã có thêm 268 người thiệt mạng vì coronavirus.

Hoa Lục dẫn đầu con số thương vong với 3,177 người chết, và 80,814 trường hợp nhiễm bệnh.

Kế đến là tại Ý với 1,016 người chết, và 15,113 trường hợp nhiễm bệnh. Như thế, chỉ trong 24 giờ của ngày thứ Năm, tại Ý, đã có thêm 189 người chết vì coronavirus, và 2,651 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận. Nếu tình hình cứ diễn tiến ở mức này, chỉ trong ít tuần nữa, con số thương vong tại Ý sẽ vượt qua con số thương vong tại Hoa Lục.

Tiếp theo là Iran với 429 người chết, và 10,075 trường hợp nhiễm bệnh.

Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, hôm thứ Năm 12 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Alexander Sample của tổng giáo phận Portland, Oregon đã bác bỏ yêu cầu đình chỉ các thánh lễ vì coronavirus của nữ thống đốc Kate Brown.

Ngài cho biết “Tổng giáo phận Portland sẽ không hủy bỏ các Thánh lễ Chúa Nhật dành cho công chúng. Nữ thống đốc bang Oregon, Kate Brown, đã hủy bỏ tất cả các cuộc tụ họp công cộng hơn 250 người. Thực tế là hầu hết các Thánh lễ được cử hành vào cuối tuần tại Tổng giáo phận Portland đều thấp hơn con số đó.”

Đức Tổng Giám Mục đã khuyến khích các linh mục xem xét việc dâng nhiều thánh lễ Chúa Nhật hơn thường lệ để giảm bớt số người tham dự trong một Thánh lễ.

Ngài nói thêm: “Cử hành Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và đỉnh cao của đời sống Kitô hữu. Chính trong Thánh lễ, chúng ta gặp gỡ mầu nhiệm cứu chuộc của chúng ta, và được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa, được đón nhận Mình, Máu, Linh hồn và Thiên tính của Chúa Giêsu Kitô.”

Chính vì hai lý do trên, Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài không có ý định đình chỉ các thánh lễ vì coronavirus. Tuy nhiên, ngài khích lệ các tín hữu trên 60 và những ai cảm thấy không được khoẻ nên ở nhà hiệp thông với cộng đoàn qua các thánh lễ trực tuyến.

Bán đảo Ả rập

Trong khi đó, Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết trên toàn bán đảo Ả rập, các nhà thờ đã bị buộc phải đóng cửa, dù các trường hợp nhiễm coronavirus trong vùng này không đáng kể.

Trên toàn cõi Iraq, các thánh lễ đã bị đình chỉ vô hạn định từ Thứ Tư Lễ Tro. Việc tổ chức hành hương, gặp gỡ và thăm viếng phải được sự chấp thuận của giám mục bản quyền.

Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, là Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê, và Đức Tổng Giám Mục Paul Hinder, Giám Quản Tông Tòa Nam Ả rập đã mời gọi mọi người cầu nguyện cho dịch bệnh mau kết thúc, cho hòa bình và xin Chúa bảo vệ dân Ngài. Hiện nay, ngoài hiểm họa coronavirus, các Kitô hữu trong vùng còn phải đối phó với quân khủng bố Hồi Giáo IS vừa mới hồi sinh nhờ trận dịch này.

Vatican

Hôm thứ Tư, chính phủ Ý tiếp tục thắt chặt các hạn chế bằng cách ra lệnh đóng cửa tất cả các cửa hàng, ngoại trừ các hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm.

Trong bầu không khí lo ngại ngày càng tăng này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi khoản đóng góp 100,000 Euro cho Caritas Ý. Ngài đã quyên góp thông qua Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện, là cơ quan của Tòa Thánh nhằm cổ vũ tình liên đới đối với những người nghèo và những ai dễ bị tổn thương nhất.

Trong thông báo đưa ra trưa thứ Sáu 13 tháng Ba, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết:

Sáng nay, tại Hội trường Thượng Hội Đồng Giám Mục cũ, một cuộc họp liên bộ bất thường đã diễn ra, dưới sự chủ toạ của Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, với sự có mặt của tất cả các nhà lãnh đạo của Giáo triều Rôma.

Mục đích của cuộc họp là bàn về sự phối hợp giữa các chức năng của các bộ, và các suy tư liên quan đến các nhân viên Tòa Thánh trong bối cảnh thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.

Về vấn đề này, cuộc họp đi đến quyết định rằng các bộ và các cơ quan trung ương Tòa thánh khác cũng như các cơ quan của quốc gia Thành Vatican sẽ vẫn mở cửa để bảo đảm các dịch vụ thiết yếu cho Giáo hội toàn cầu, phối hợp với phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đồng thời áp dụng tất cả các quy định về sức khỏe và các cơ chế linh hoạt công việc được thiết lập và ban hành trong những ngày gần đây.

Thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta

Lúc 7 sáng thứ Sáu 13 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.

Trong thánh lễ này, ngài cầu nguyện cách riêng cho các mục tử, xin Chúa ban cho các ngài sức mạnh và khả năng biết chọn những phương thế tốt nhất để giúp đỡ anh chị em giáo dân.

Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha đã nhắc nhở mọi người rằng chúng ta đang liên kết với những người bệnh nhân và gia đình của họ. Sau đó, ngài đề cập đến ý cầu nguyện trong thánh lễ hôm nay, và nói thêm rằng ngài hiểu được tình trạng khó xử của các linh mục ở Ý hiện nay.

Đức Thánh Cha nói:

Hôm nay tôi cũng muốn cầu nguyện cho các mục tử là những vị phải đồng hành với dân Chúa trong cuộc khủng hoảng này. Xin Chúa ban cho các ngài sức mạnh và khả năng lựa chọn những phương thế tốt nhất để giúp đỡ dân Chúa. Các biện pháp quyết liệt không phải lúc nào cũng tốt. Do đó, chúng ta cần cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần ban cho các vị mục tử ơn phân định mục vụ để các ngài có thể nhận ra được các biện pháp không bỏ mặc những tín hữu thánh thiện, trung tín của Thiên Chúa, nhưng để dân Chúa cảm thấy được đồng hành bởi các mục tử của họ.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã hướng các suy tư của ngài đến bài Tin Mừng trong ngày nói về dụ ngôn những tá điền bất lương.

PHÚC ÂM

“Ðứa con thừa tự kia rồi, nào anh em, chúng ta hãy giết nó”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: “Các ông hãy nghe dụ ngôn này: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho. Ông rào dậu chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh; đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi phương xa. Ðến mùa nho, ông sai đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi. Nhưng những người làm vườn nho bắt các đầy tớ ông: đánh đứa này, giết đứa kia và ném đá đứa khác. Chủ lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước, nhưng họ cũng xử với chúng như vậy. Sau cùng chủ sai chính con trai mình đến với họ, vì nghĩ rằng: Họ sẽ kính nể con trai mình. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền bảo nhau: “Ðứa con thừa tự kia rồi: Nào anh em! Chúng ta hãy giết nó đi và chiếm lấy gia tài của nó”. Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. Vậy khi chủ về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào? Các ông trả lời: “Ông sẽ tru diệt bọn hung ác đó và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ mùa nộp phần hoa lợi”. Chúa Giêsu phán: “Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh sao:

“Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc; đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta?” Bởi vậy, Ta bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái”.

Các Thượng tế và biệt phái nghe dụ ngôn đó, thì hiểu Người ám chỉ về mình. Họ liền tìm cách bắt Người, nhưng lại sợ dân chúng, vì thiên hạ đều tôn Người là Tiên tri.

Ngài nói:

Chúa và dân Ngài

Dụ ngôn này đề cập đến sự chăm sóc của Thiên Chúa dành cho dân Ngài. Vườn nho là dân được chọn, những tá điền là các thầy thông luật, và những người đầy tớ của chủ vườn là các tiên tri. Thiên Chúa đã làm tốt công việc của Ngài trong vườn nho. Hàng rào chung quanh, hầm ép rượu và tháp canh có thể được so sánh với việc Thiên Chúa tuyển chọn dân Người, lời hứa mà Ngài đã thực hiện với Abraham, và mối quan hệ giao ước mà Ngài đã thực hiện với họ trên núi Sinai.

“dân Chúa phải luôn luôn giữ trong ký ức của mình sự lựa chọn này của Thiên Chúa. Họ phải nhớ rằng họ là một dân được chọn, như thế họ mới có thể luôn luôn hướng về phía trước trong hy vọng; và đồng thời, họ phải luôn luôn giữ trong ký ức của mình giao ước với Thiên Chúa để có thể sống cuộc sống hàng ngày với lòng trung thành.”

Tội bất trung

Khi Chúa sai đầy tớ của Ngài đến thu phần hoa lợi của vườn nho từ những người tá điền, chúng đánh đập, giết chết và ném đá họ. Thay vì tôn trọng người Con của chính Ngài, họ giết đi để tranh đoạt gia tài. Họ đã cướp đi quyền thừa kế. Đó là một câu chuyện về sự bất trung đối với lời mời gọi của Thiên Chúa; bất trung với diễm phúc được chọn, với lời hứa và giao ước, là những ân sủng của Chúa.

Họ không hiểu rằng đó là một ân sủng. Họ coi đó là một thứ để chiếm đoạt. Những người này chiếm đoạt ân sủng. Họ đã lấy đi khía cạnh ân sủng để biến nó thành vật sở hữu của riêng mình. Ân sủng vốn phong phú, cởi mở và là một phước lành đã bị đóng lại, đặt bên trong một cái lồng.

Sự quên lãng

Đức Thánh Cha cho rằng sự biến đổi ân sủng thành một vật sở hữu là kết quả của “tội quên lãng”. Chúng ta quên rằng “Thiên Chúa đã trở nên một món quà cho chúng ta để Ngài có thể được trao ban như một món quà. Thay vì đón nhận và trao ban, chúng ta bắt đầu sở hữu món quà ấy.”

Vì thế, lời hứa không còn là lời hứa nữa, việc được chọn không còn là được chọn nữa, giao ước được diễn giải theo ý kiến của riêng tôi. Nó trở thành một hệ tư tưởng.

Nguồn gốc của chủ nghĩa giáo sĩ

Đức Thánh Cha nhận định rằng có thể là Tin Mừng muốn nhắm đến chủ nghĩa giáo sĩ đã có mặt ngay cả vào thời đó. Chủ nghĩa giáo sĩ “luôn luôn phủ nhận” tính nhưng không của lời hứa và việc được chọn. Thiên Chúa đã làm cho Ngài thành một món quà cho chúng ta, món quà ấy phải được trao ban cách nhưng không cho người khác chứ không phải như thể là một vật thuộc về chúng ta.

Lời cầu nguyện của Giáo hoàng

Để kết luận, Đức Thánh Cha cầu nguyện xin cho chúng ta nhận được ban ân sủng biết đón nhận quà tặng của Thiên Chúa như một món quà và trao ban món quà ấy cho người khác như một món quà chứ không phải là một vật sở hữu, và trao ban món quà ấy cách nhưng không.

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây