Thông Báo

Ơn Gọi Dòng Nữ Đa Minh Houston
Houston Dominican Sisters

Liên lạc: Sr. Catherine Teresa Duyen Anh, OP, (832) 277-4707
Email: vocation@dsmip.org
https://houstondominicans.org/


Ơn Gọi Dòng Nam Tu Xá Thánh Đa Minh

COME AND SEE (Tìm Hiểu Ơn Gọi) Phụ Tỉnh Đa Minh Hải Ngoại
Brochure Come and See 2024-2025
If you're a young person interested in exploring a religious vocation, we invite you to learn about the Dominican Order. Join us for a "Come and See" week in Houston, Texas, from December 31st, 2024, to January 3rd, 2025
For more information, please contact father Thomas Aquinas Trần Thiên Ân, OP, at (832) 692-4761 or email thienanopmelavang@gmail.com.

 

NGÀY LỄ TẠ ƠN (THANKSGIVING DAY) 

Giáo xứ sẽ có Thánh Lễ Tạ Ơn lúc 8 giờ sáng thứ Năm, ngày 28 tháng 11 năm 2024. Xin kính mời giáo dân sắp xếp thời gian tham dự Thánh Lễ để tạ ơn Thiên Chúa. Sẽ không có Thánh Lễ 7 giờ tối. Chúc mừng Lễ Tạ Ơn!
 


MỤC VỤ GIỚI TRẺ (YOUTH MINISTRY) 

Mời các bạn trẻ tham gia mục vụ giới trẻ của giáo xứ. Xin liên lạc với cô Tú (602) 751-1211.
 


Tải Các Mẫu Đơn

Đơn Xin Rửa Tội Trẻ Nhỏ (.pdf)
Đơn Xin Làm Đám Cưới (.pdf)
Đơn Giáo Lý Dự Tòng (.pdf)
 

KetQuaSoXo2024

Tổng thống Donald Trump lên tiếng bênh vực Đức Giáo Hoàng

Chủ nhật - 16/09/2018 02:24

Tổng thống Donald Trump lên tiếng bênh vực Đức Giáo Hoàng

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 13/09/2018
 


 

1. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô giải thích lý do ban cấp tư cách tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine

Tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo Chính thống tuần trước, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople khẳng định rằng ngài, với tư cách là Thượng Phụ Đại Kết, có thẩm quyền phê chuẩn việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo hội Chính thống Ukarine.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cảnh báo rằng nếu Constantinople đưa ra quyết định cấp quyền tự trị cho Giáo hội Chính thống Ukraine, quyết định này “sẽ chỉ được chấp nhận bởi một số ít những kẻ hô hào ly giáo, đồng thời chủ trương ly giáo sẽ được hợp pháp hoá.”

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, trong diễn từ của ngài tại cuộc họp thượng đỉnh hôm 31 tháng 8 với các vị giám mục Chính thống giáo, nói rằng cuộc vận động đòi quyền tự trị của người Ukraine không phải là một diễn biến mới mẻ gì. Ngược lại, ngài nói, Giáo hội Chính thống ở Kiev - được thành lập trước Giáo hội Chính thống ở Mạc Tư Khoa — thường xuyên kêu đòi cho được tự trị.

Ngài nói:

“Chính Thống Giáo Ukraine đã có từ lâu trước khi Tòa Thượng Phụ Kiev /ˈkij-ɛf/ được dời đến Mạc Tư Khoa vào đầu thế kỷ 14 mà không có phép về giáo luật của Giáo Hội Mẹ. Từ đó đã có những nỗ lực không mệt mỏi về phía các anh em người Kiev của chúng ta để giành độc lập khỏi sự kiểm soát của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.”

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô nói rằng không có biến cố lịch sử nào của Giáo hội Chính thống ở Ukraine “có thể biện minh cho bất kỳ sự can thiệp nào của Giáo hội tại Nga.” Ngài nói thêm rằng “Nga, là nước phải chịu trách nhiệm cho tình hình đau khổ hiện nay ở Ukraine, vì thế không thể đứng ra giải quyết vấn đề này. Do đó, ngài nhấn mạnh rằng: “Thượng Phụ Đại kết đã chủ động giải quyết vấn đề này.”

Phát biểu tại Mạc Tư Khoa, Đức Tổng Giám Mục Hilarion, phát ngôn nhân chính thức cho Giáo hội Chính thống Nga, cảnh báo rằng nếu Constantinople công nhận một Giáo hội Chính thống Ukarine tự trị, thì “điều này sẽ gây ra chia rẽ trong toàn bộ thế giới Chính thống.” Ngài nói rằng các tín hữu Chính Thống ở Ukraine sẽ phản đối việc ban cấp tư cách tự trị này.

2. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô khởi động tiến trình ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine

Trong một diễn biến có thể dự đoán trước nhưng vẫn gây sửng sốt vì không ngờ có thể diễn ra nhanh như vậy, hôm thứ Sáu 7 tháng Chín, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã khởi động tiến trình ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine.

Thông cáo của Chánh Thư Ký Thánh Công Đồng Constantinope cho biết:

“Trong khuôn khổ của việc chuẩn bị cho việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo hội Chính thống ở Ukraine, Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Daniel của giáo phận Pamphilon, Hoa Kỳ; và Đức Giám Mục Grace Ilarion của giáo phận Edmonton, Canada, làm Đặc Sứ Toàn Quyền của ngài tại Kiev. Cả hai vị đang coi sóc các tín hữu chính thống Ukraine tại các quốc gia tương ứng của họ dưới quyền của Đức Thượng Phụ Đại Kết.

Tòa Thượng Phụ Đại kết, ngày 7 tháng 9 năm 2018

Chánh Thư Ký Thánh Công Đồng.”

Tưởng cũng nên nhắc lại, các nhà lãnh đạo thân phương Tây của Ukraine đã từng bước tìm cách di chuyển nước cộng hòa Xô Viết cũ này ra khỏi quỹ đạo của Nga, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình năm 2014 và xúi dục một cuộc nổi loạn ở miền đông Ukraine.

Tại Ukraine hiện nay có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Nhiệm vụ của hai vị Đặc Sứ Toàn Quyền của Đức Thượng Phụ Đại Kết là hiệp nhất cả 3 nhóm lại thành một Giáo Hội Chính Thống duy nhất, tách hoàn toàn khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.

Kiev coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Cho đến nay, nhóm này là nhóm Chính Thống Giáo duy nhất tại Ukraine được thế giới Chính Thống Giáo nhìn nhận.

Tháng Tư vừa qua, tại Istanbul, tổng thống Poroshenko đã gặp Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, lãnh đạo tinh thần của các Kitô hữu Chính thống toàn thế giới, để tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc nhìn nhận tính cách hợp pháp của Chính Thống Giáo Ukraine.

Ông Poroshenko đã so sánh việc có một Giáo Hội tự trị với nguyện vọng của Kiev được gia nhập Liên minh châu Âu và NATO, “bởi vì điện Kremlin coi Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga là một trong những công cụ quan trọng ảnh hưởng đến Ukraine.”

3. Mạc Tư Khoa lên án quyết định ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Ukraine 

Chỉ vài giờ sau khi quyết định ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Ukraine được công bố vào sáng sớm thứ Sáu 7 tháng Chín, thông tấn xã Interfax của Nga, cho biết Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã ra tuyên bố lên án quyết định này.

Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa thấy rằng quyết định của Đức Thượng Phụ thành Constantinople bổ nhiệm hai giám mục làm Đặc Sứ Toàn Quyền ở Ukraine là một sự xâm nhập chưa từng có vào lãnh thổ của mình và cảnh báo rằng diễn biến này không thể không có sự đáp trả.

“Việc Đức Thượng Phụ Constantinople bổ nhiệm các đại diện tại Ukraine, mà không có sự đồng ý của Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và toàn Nga cũng như của Đức Tổng Giám Mục Kiev và toàn Ukraine, không gì khác hơn là một cuộc xâm lược chưa từng có vào lãnh thổ giáo luật của Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa,” linh mục Vladimir Legoyda, người đứng đầu Ủy ban Xã hội và Truyền thông của Thánh Công Đồng Chính Thống Nga, tuyên bố như trên vào tối thứ Sáu.

“Những hành động này không thể không có sự đáp trả”, ông nói.

Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinope đã công bố trên trang Web của mình vào sáng sớm thứ Sáu 7 tháng Chín việc bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Daniel của giáo phận Pamphilon, Hoa Kỳ; và Đức Giám Mục Grace Ilarion của giáo phận Edmonton, Canada, làm Đặc Sứ Toàn Quyền của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô tại Kiev “trong khuôn khổ của việc chuẩn bị cho việc ban cấp quy chế tự trị cho Giáo hội Chính thống ở Ukraine.” 

“Cả hai vị đang coi sóc các tín hữu chính thống Ukraine tại các quốc gia tương ứng của họ dưới quyền của Đức Thượng Phụ Đại Kết.” tuyên bố này cho biết thêm.

Trong cố gắng ngăn cản việc ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine, Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa đã tham dự cuộc họp thượng đỉnh ngày 31 tháng 8 với Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và các Thượng Phụ Chính Thống Giáo trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cố gắng này của Đức Thượng Phụ Kirill đã không thành công.

4. Điện tặc Nga tấn công vào hộp thư điện tử của Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Ukraine

Điện tặc Nga đã tấn công vào hộp thư điện tử của nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo, và Chính thống có quan hệ với Ukraine trong cuộc xung đột giữa Kiev và Mạc Tư Khoa về việc ban cấp quy chế độc lập cho Chính Thống Giáo Ukraine.

Đức Tổng Giám Mục Claudio Gugerotti, Sứ Thần Tòa Thánh tại Ukraine, nằm trong số 4,700 mục tiêu toàn cầu của nhóm gián điệp mạng “Fancy Bear”. Đó là nhóm tin tặc Nga bị truy tố trong cuộc điều tra của thẩm phán Robert Mueller, nguyên Giám Đốc FBI từ năm 2001 đến 2013, về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ vào năm 2016 và các vấn đề khác có liên quan.

Hộp thư điện tử của bà Hillary Clinton đã bị nhóm này thâm nhập và nhiều emails của bà bị tung ra cho giới truyền thông. Nhiều ủng hộ viên của bà Clinton cho rằng đây là một trong những nguyên nhân chính khiến bà bị thất cử trước ông Donald Trump.

Đức Sứ Thần Tòa Thánh Gugerotti và một giáo sĩ Công Giáo nghi lễ Đông phương Ukraine đã bị tấn công bởi nhóm này, cùng với các nhà ngoại giao nước ngoài khác, các nhà báo, cũng như các nhân viên tình báo. 

Có lẽ nhóm Fancy Bear muốn tìm hiểu lập trường của Vatican trước việc Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô ban cấp quy chế tự trị cho Chính Thống Giáo Ukraine.

Hôm 28 tháng Tám, Associated Press cũng đã cho biết các điện tặc người Nga này đã cố gắng ăn cắp thư tín của một số nhà lãnh đạo Chính Thống Giáo tại Constantinople. Mục tiêu tấn công bao gồm các phụ tá hàng đầu của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, người thường được mô tả là người thứ nhất trong số các Thượng Phụ Chính Thống Giáo.

Các hoạt động tấn công diễn ra mạnh nhất trong những tháng gần đây, sau khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô tuyên bố ngài hoàn toàn có thẩm quyền ban cấp cho một Giáo Hội Chính Thống tân lập tại Ukraine tư cách “Tomos of Autocephaly” - một Giáo Hội tự trị hoàn toàn, mà chính phủ Ukraine đang mong đợi.

Giáo hội Chính thống Nga cho biết họ không có thông tin gì về những tấn công của nhóm điện tặc Nga có tên là Fancy Bear và từ chối bình luận. Các quan chức Nga nói với AP rằng điện Kremlin không có liên quan gì đến Fancy Bear, mặc dù ngày càng có nhiều bằng chứng ngược lại.

Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô, 78 tuổi, không sử dụng email, các viên chức trong Tòa Thượng Phụ Constantinope nói với AP. Nhưng các trợ lý của ngài thì dùng nhiều loại tài khoản của Google.

5. Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô sẽ sớm cho các linh mục Chính Thống Giáo được kết hôn lần thứ hai

Trích thuật nguồn tin của Romfea, trang tin điện tử tiếng Anh Orthodox Christianity cho biết Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô sẽ sớm cho phép các linh mục được tái hôn. Một tài liệu chính thức sẽ được Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô công bố trong đó nêu một cách chi tiết các điều kiện để các linh mục có thể được phép kết hôn lần thứ hai.

Theo tài liệu này, chỉ những linh mục góa bụa, tức là người vợ đã qua đời mới được phép tái hôn, trong khi các linh mục có ý định có một cuộc hôn nhân thứ hai bằng cách rẫy bỏ người vợ mình sẽ không được phép làm như vậy.

6. Chết vì không để Hồng quân Liên sô cưỡng hiếp, vị tử đạo Anna Kolesárová là mẫu gương cho người trẻ

Giống như Thánh Maria Goretti, vị tử đạo mới nhất của Slovakia là một mẫu gương cho những người trẻ tuổi, Đức Hồng Y Angelo Becciu, tân Tổng Trưởng Bộ Tuyên Thánh đã nhận xét như trên.

Tân Chân Phước tử đạo Anna Kolesárová đã bị bắn ở tuổi 16 trước mặt gia đình vì đã kháng cự không để một tên Hồng quân Liên Sô cưỡng hiếp mình. Đức Hồng Y Angelo Becciu ca tụng Chân Phước Anna Kolesárová như là mẫu gương cho tất cả người Công Giáo, đặc biệt là những người trẻ để họ có thể “tái khám phá vẻ đẹp của tình yêu đích thực cũng như nhân đức khiết tịnh.”

Tờ Quan Sát Viên Rôma đã đăng những đoạn trích trong bài giảng của Đức Hồng Y tại thánh lễ tuyên phong Chân Phước diễn ra tại Košice, Slovakia, hôm thứ Bẩy 1 tháng Chín vừa qua.

Những người trở thành anh hùng và thánh nhân không phải “đột nhiên” được như vậy, ngài nói. Chân Phước Kolesárová đã được chuẩn bị do sự giáo dục và đời sống tinh thần vững chắc của mình, và “được nuôi dưỡng bởi lời cầu nguyện hàng ngày và việc tham gia vào các bí tích”.

Chân Phước Kolesárová sinh năm 1928 gần biên giới hiện nay giữa Slovakia và Ukraine. Khi Hồng quân Liên Sô chiếm được ngôi làng của cô vào năm 1944, một tên lính say rượu đã vào nhà cô, nơi cô đã trốn được rồi.

Chẳng may, trong hy vọng làm dịu cơn quậy phá tưng bừng của tên lính, người cha của cô yêu cầu con gái mình nấu món gì đó cho nó. Tên lính thấy cô thì xông lại hãm hiếp. Khi cô chống cự lại và chạy thoát được, nó bắn cô hai lần. Cha và hàng xóm của cô là những nhân chứng cho cảnh tượng bi đát này.

7. Lịch trình cập nhật về chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha tới các quốc gia vùng Baltic

Tòa Thánh đã công bố một lịch trình được cập nhật về chuyến tông du thứ 25 của Đức Thánh Cha vào cuối tháng này tới các quốc gia vùng Baltic.

Thông cáo của Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết chuyến đi sẽ bao gồm thêm một buổi cầu nguyện ở Vilnius, Lithuania, tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã.

Bên cạnh đó còn có các chuyến viếng thăm các đền thờ Thánh Mẫu quan trọng và những nơi tưởng niệm cuộc chiến đấu tự do của các quốc gia. Trong thời chiếm đóng của Đức Quốc Xã, dân số Do Thái của thành phố đã giảm từ 40,000 đến mức không còn ai cả. Hầu hết họ bị đưa đi theo nhóm vào khu rừng bên ngoài thành phố và bị bắn chết tại đó.

Đây là chương trình cập nhật vừa được Vatican công bố. Thời gian được liệt kê là địa phương.

Thứ Bảy ngày 22 tháng 9 năm 2018

Lúc 07g30, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang Vilnius, thủ đô của Lithuania.

Lúc 11g30, ngài sẽ đến sân bay quốc tế Vilnius.

Lúc 12g10, sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 12g40.

Sau khi nghỉ trưa tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh, lúc 16g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm Đền Thánh Lòng Thương Xót Chúa và sau đó có cuộc gặp gỡ với giới trẻ ở quảng trường phía trước đền thờ vào lúc 17g30.

Lúc 18g40, ngài sẽ đến thăm nhà thờ chính tòa thành phố.

8. Chúa Nhật ngày 23 tháng 9 năm 2018

Lúc 08g15, Đức Thánh Cha di chuyển bằng xe hơi đến Kaunas nơi ngài sẽ cử hành thánh lễ tại công viên Santakos vào lúc 10g sáng.

Lúc 12g, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin.

Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với các giám mục trong Tòa Giám Mục trước khi có cuộc gặp gỡ với các linh mục, nam nữ tu sĩ và các chủng sinh tại nhà thờ chính tòa Kaunas vào lúc 15g.

Lúc 16g, Đức Thánh Cha cầu nguyện tại một đài tưởng niệm những người Do thái của thành phố này đã chết trong thời kỳ chiếm đóng của Đức Quốc xã trong khu Vilnius Ghetto.

Lúc 17g30, ngài đến thăm Viện Bảo tàng Thời Kỳ Chiếm Đóng và cuộc Chiến đấu dành Tự do.

9. Thứ Hai ngày 24 tháng 9 năm 2018

Lúc 07g20, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Quốc tế Vilnius để đến Riga.

Sau một giờ bay, Đức Thánh Cha đến thủ đô của Latvia lúc 08g20.

Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến dinh tổng thống nơi sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với tổng thống, chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn vào lúc 9g30.

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, lúc 10g10, ngài sẽ đến đặt hoa tại Đài Tưởng Niệm các nạn nhân của cộng sản và phát xít, trước khi có cuộc gặp gỡ đại kết với Chính Thống Giáo tại Cung Văn Hóa Riga.

Lúc 10g40, Đức Thánh Cha tham dự buổi cầu nguyện đại kết tại nhà thờ chính tòa Riga của Tin Lành Lutheran.

Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ thăm nhà thờ chánh tòa Thánh Giacôbê Tông Đồ vào lúc 11g50.

Ngài sẽ ăn trưa với các giám mục trong Nhà Thánh Gia của Tòa Tổng Giám Mục vào lúc 12g30.

Buổi chiều, lúc 14g30, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng trực thăng từ sân bay trực thăng Riga Harbour đến Đền Thánh Mẹ Thiên Chúa, ở Aglona.

Tại đây, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cho anh chị em giáo dân Estonia lúc 16g30.

Sau nghi thức tiễn biệt diễn ra tại sân bay trực thăng Aglona vào lúc 18g30, Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng máy bay trực thăng đến sân bay quốc tế Vilnius của Lithuania; nghĩa là ngài quay trở lại quốc gia đầu tiên trong chuyến tông du này. Chỉ sau 15 phút bay trực thăng, ngài sẽ đến nơi.

10. Thứ Ba ngày 25 tháng 9 năm 2018

Lúc 8g30 sáng sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Vilnius. Sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay quốc tế Vilnius đến sân bay quốc tế Tallinn của Estonia.

Lúc 09g50 ngài sẽ đến sân bay quốc tế Tallinn. Sau những nghi lễ chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ đi xe đến quảng trường gần dinh tổng thống. Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha lúc 10g15.

Lúc 10g30, Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm xã giao tổng thống tại dinh tổng thống và sau 30 phút đàm đạo, lúc 11g Đức Thánh Cha sẽ đọc một diễn từ trước chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn tại Vườn Hồng của phủ tổng thống.

Sau cuộc gặp gỡ tại đây, ngài sẽ có cuộc gặp gỡ với những người trẻ tại nhà thờ Thánh Charles của Tin Lành Lutheran vào lúc 11g50.

Lúc 13g, Đức Thánh Cha sẽ ăn trưa với đoàn tùy tùng tại tu viện của các nữ tu dòng Brigidine ở Pirita.

Đức Thánh Cha sau đó sẽ có cuộc gặp gỡ với các nhân viên bác ái Công Giáo tại nhà thờ chính tòa hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ vào lúc 15g15.

Liền đó, Đức Thánh Cha dâng thánh lễ cho công chúng tại quảng trường Tự do vào lúc 16g30.

Lúc 18g30, sẽ có nghi thức tiễn biệt tại sân bay quốc tế Tallinn.

Đức Thánh Cha sẽ về đến Rôma lúc 21g20.

11. Giáo Hội Kenya kêu gọi cầu nguyện nhưng không nao núng trước việc một số linh mục bỏ đạo để kết hôn

Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Kenya các Giám Mục kêu gọi anh chị em giáo dân cầu nguyện cho các linh mục bền đỗ trong ơn gọi của các ngài. Đồng thời các ngài cho biết “không nao núng” trước việc một nhóm các linh mục bỏ đạo để gia nhập vào một ly giáo trong đó cho phép họ kết hôn.

Giám mục của nhóm này là Peter Njogu, trước đây đã được thụ phong linh mục Công Giáo vào năm 1989. Ông đã quyết định sống độc thân suốt cuộc đời mình để phục vụ Chúa và Giáo Hội. Nhưng 13 năm sau, tất cả đã thay đổi.

Năm 2002, Njogu bị Giáo phận Nyeri buộc tội có một người bạn gái, là người mà ông đã gặp trong thời gian làm mục vụ ở Ý. Ông từ chối những lời cáo buộc vào thời điểm đó, nhưng bây giờ thừa nhận là sự thật.

Njogu đã gia nhập ly giáo có tên là Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu Canh tân và được Tổng giám mục ly khai Emmanuel Milingo người Zambia, là người cầm đầu ly giáo, tấn phong Giám Mục. Sau đó, Njogu kết hôn với Berith Karimi Njogu, là người bạn gái của mình.

Kể từ đó Njogu, 55 tuổi, cha của 3 đứa con, thuờng lui tới Đại Chủng viện Chúa Kitô Vua ở Nyeri và trên khắp đất nước để khuyến dụ các linh mục bỏ đạo tham gia vào nhóm này.

“Tôi bảo họ sống hãy cuộc sống của mình đi vì luật độc thân không phải có trong Kinh Thánh và nó không thánh hóa chức tư tế”. Njogu từng là giảng viên tại Đại học Kenyatta ở Nairobi nói. Ông tranh luận rằng: “Có một sự khác biệt rất lớn giữa luật độc thân và ơn gọi chức tư tế. Việc độc thân linh mục nên là một tùy chọn để khuyến khích nhiều thanh niên tham gia chức tư tế hơn.”

Ly giáo Giáo Hội Công Giáo Toàn cầu Canh tân đã chiêu dụ được hơn 15 linh mục và có các giáo phận trải dài khắp Kenya.

Đức Giám Mục Philip Anyolo của giáo phận Homa Bay, Kenya, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Kenya, nói: “Chúng tôi không lo lắng chút nào. Họ bây giờ không phải là linh mục Công Giáo và họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Nhưng một khi là một linh mục Công Giáo, thì có những quy tắc cần tuân theo”.

12. Tổng thống Donald Trump lên tiếng bênh vực Đức Giáo Hoàng

Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng bênh vực Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và nói rằng Đức Giáo Hoàng đang giải quyết tình huống “tốt nhất có thể được”.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Daily Caller, ông Trump nói vụ tai tiếng lạm dụng tính dục đã quay lại đến 70 năm qua, và là “một trong những câu chuyện buồn nhất nhưng khiến tôi kính phục Giáo Hội Công Giáo rất nhiều.”

Đề cập đến nhiều cáo buộc lạm dụng chống lại Đức Tổng Giám Mục Theodore McCarrick, ông Trump nói: “Tôi ngạc nhiên với McCarrick, mọi người đều biết ngài và thật đáng kinh ngạc khi thấy những điều này.”

Những lời bình luận của ông Trump được đưa ra rất nhanh chóng, chỉ chưa đầy hai tuần sau khi Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò, cựu Sứ Thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, kêu gọi Đức Giáo Hoàng từ chức.

Ông Trump từ chối tham gia những lời chỉ trích Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và nói rằng ông tin là “Đức Giáo Hoàng đang giải quyết chuyện này cách tốt nhất một người có thể làm được”

Vào năm 2013, ông Trump đã đặt câu hỏi về quyết định từ chức của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, và tweet rằng: “Đức Giáo Hoàng không nên từ chức - ngài nên tiếp tục. Chuyện này làm ngài đau khổ, và làm tổn thương Giáo Hội”

Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được bầu, ông đã nồng nhiệt chào mừng và mô tả ngài là “một người khiêm nhường … rất giống tôi, điều này có thể giải thích tại sao tôi rất thích ngài!”

Quan hệ giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và tổng thống Trump đã căng thẳng vào năm 2016 sau khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng nếu ông Trump đang nghĩ đến chuyện xây các bường dọc biên giới với Mễ Tây Cơ, thì ông ta “không phải là Kitô hữu”. Nhưng sau một cuộc triều yết thân thiện tại Vatican vào năm sau đó, ông Trump đã mô tả việc gặp Đức Thánh Cha Phanxicô là “danh dự để đời”.

13. Cuộc gặp gỡ của 30 Giám Mục Âu Châu tại viện bảo tàng tội ác cộng sản tại Spac, Albania

“Quản lý các chứng tích tội ác cộng sản. Học tập và hoạt động cho tương lai của châu Âu”- đó là chủ đề của trại hè quốc tế đầu tiên quy tụ các Giám Mục Âu Châu được tổ chức trên những cánh đồng nơi từng là trại lao động cải tạo cộng sản ở Spac, Albania.

Quỹ Maximilian Kolbe - được thành lập bởi các giám mục Ba Lan và Đức cho việc hòa giải hai dân tộc – đã phối hợp với viện Bảo tàng Spac và Renovabis để thực hiện sáng kiến này như là một phần trong nỗ lực biến đổi trại lao động cải tạo khét tiếng này thành một đài tưởng niệm tội ác cộng sản tại Albania.

30 vị Giám Mục đã tham gia trại hè này đến từ Albania, Bulgaria, Đức, Ba Lan và Ukraine. Một thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Đức được đưa ra hôm thứ Hai 3 tháng 9 cho biết các vị đã có cuộc gặp gỡ các cựu tù nhân và tham dự các cuộc thảo luận sâu rộng về chủ đề tội ác cộng sản và những hậu quả tại Albania.

Thông báo cũng cho biết trong số các vị tham dự có Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick, người Đức, là Tổng Giám Mục Bamberg và Đức Tổng Giám Mục Angelo Massafra, người Albania, là Tổng Giám Mục Shkodër

Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick nhận xét rằng “Sự thật về quá khứ là điều cần thiết cho tương lai, đặc biệt là khi chúng ta đánh giá giai đoạn lịch sử từ năm 1944 đến năm 1991”.

Ngài nhấn mạnh thêm rằng đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải bảo tồn phần còn lại của trại lao động này như một “ký ức về thời gian đó”, để giúp “an ủi những người sống sót và những người thân yêu của họ, để phơi bày sự thật của lịch sử đau buồn này, và tạo ra những địa điểm quan trọng để suy tư.”

Các vị tham dự cũng đích thân tham gia vào việc làm sạch cỏ dại và thu nhặt rác rưởi tại khu vực này như là một cử chỉ tượng trưng đóng góp cụ thể cho việc bảo tồn khu vực.

14. Tổng Giám Mục Singapore: Cuộc khủng hoảng liên quan đến tội ác lạm dụng tính dục là lời mời gọi chúng ta bừng tỉnh

Dưới ánh sáng của các báo cáo gần đây về việc lạm dụng tình dục trẻ em của các linh mục ở Pennsylvania, Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục William Goh của Singapore, cho biết hôm thứ Bảy 1 tháng 9 rằng đó là “một lời mời gọi chúng ta bừng tỉnh, vì Giáo Hội Công Giáo ở Singapore cũng không miễn nhiễm khỏi những cáo buộc lạm dụng trẻ em”, và một số trường hợp đang được điều tra.

Đức Cha Goh cũng bảo đảm rằng không có sự bao che trong tổng giáo phận Singapore, và các hướng dẫn đã được đưa ra để giảm thiểu những nguy cơ lạm dụng như vậy. Ngài nói trong một bức thư mục vụ được công bố vào hôm thứ Bảy.

Ngài nói thêm rằng các trường hợp tố cáo trong quá khứ đã được đánh giá với kết luận cụ thể bởi Văn phòng Giám sát các Tiêu chuẩn chuyên nghiệp (PSO), và được xác nhận bởi Bộ Giáo Lý Đức Tin ở Rôma.

PSO, được thành lập bởi vị tiền nhiệm của Đức Cha Goh là Đức Tổng Giám Mục Nicholas Chia vào năm 2011, đã và đang hỗ trợ Giáo hội trong việc điều tra các khiếu nại lạm dụng tình dục. Để “đảm bảo tính công bằng và không có sự can thiệp nào từ Tòa Tổng Giám mục”, PSO có nhân viên là các chuyên gia giáo dục và các thành viên không phải là giáo sĩ.

Đức Tổng Giám Mục Goh nói thêm rằng một báo cáo của cảnh sát phải được thực hiện bất cứ khi nào PSO giải quyết một vụ kiện. Ngài giải thích rằng đó là phương cách để ngăn cản những tuyên bố có tính chất mạ lị, hoặc phóng đại nhằm gây hại cho người vô tội.

“Nỗi đau của việc bị thẩm vấn và sống dưới sự nghi ngờ trong khi chờ phán quyết của những linh mục này cũng không thua gì sự đau khổ mà những người thực sự bị lạm dụng phải chịu,” ngài nói.

Đức Tổng Giám Mục cũng vạch ra một số hệ thống và quy trình mới để bảo vệ các tín hữu khỏi bị lạm dụng tình dục.

Ngài nhấn mạnh rằng tất cả các linh mục và những người làm việc cho tổng giáo phận giờ đây phải tuyên bố rằng họ chưa từng bị kết tội lạm dụng tình dục. Những người có hồ sơ về tội ác này sẽ không được phép làm việc mục vụ hoặc “hòa nhập với những người dễ bị tổn thương”.

Hơn nữa, các chủng sinh và tập sinh cũng sẽ phải chịu những hình thức kiểm tra tâm lý và lý lịch nghiêm ngặt hơn trước khi được nhận vào đời sống tu trì.

15. Tuyên bố của HĐGM Ba Lan về thiệt hại trong thế chiến thứ Hai: 20% linh mục triều bị Đức Quốc Xã giết

Sau khi chế độ cộng sản bị sụp đổ tại Ba Lan, được tự do, các Giám Mục nước này đã tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng về những thiệt hại nghiêm trọng mà Giáo Hội tại quốc gia này đã phải gánh chịu trong thế kỷ qua, cả trong thời kỳ Đức Quốc Xã cai trị quốc gia này và trong thời kỳ cộng sản.

Ngày 31 tháng 8, Phòng Báo Chí của Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã công bố các kết quả điều tra liên quan đến thời kỳ Đức Quốc Xã nhân kỷ niệm 79 năm ngày Đức Quốc Xã mở cuộc tấn công xâm lược Ba Lan 11/09/1939.

Toàn văn tuyên bố như sau:

Linh mục phát ngôn viên của Hội Đồng Giám Mục nhắc nhở rằng trong Thế chiến II ở Ba Lan đã có một sự bách hại dã man các giáo sĩ. “Các linh mục, tu sĩ, nữ tu bị bắn, bị đưa đến trại tập trung, bị cầm tù và bị tra tấn. Người Đức tịch thu tài sản của Giáo hội và đóng cửa các nhà thờ. Tuy nhiên, đức tin của Giáo hội ở Ba Lan đã tồn tại trong suốt thời kỳ tối tăm của khủng bố Đức Quốc xã” - ngài nói thêm.

Cha Rytel-Andrianik đã chỉ ra những dữ liệu bi thảm trong Thế chiến II. “Theo nghiên cứu khoa học, vào năm 1939, Giáo Hội Ba Lan có khoảng 10,000 linh mục triều. Đức Quốc xã đã giết chết khoảng 2,000 linh mục, nghĩa là cứ 5 linh mục thì có 1 linh mục bị giết. Trong số khoảng 8,000 tu sĩ theo số liệu năm 1939, 370 vị đã bị sát hại. Trong khoảng 17,000 nữ tu, Đức quốc xã đã giết khoảng 280 chị. Ngoài ra, trong Thế chiến II, khoảng 4,000 linh mục và tu sĩ, và khoảng 1,100 nữ tu đã bị cầm tù trong các trại tập trung của Đức. Những người được tại ngoại cũng bị bách hại cách này cách khác” - phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Ba Lan nhấn mạnh.

Trong Thế chiến II, gần một nửa số giáo phận Ba Lan bị trống tòa. Trong hai mươi mốt giáo phận Công Giáo ở Ba Lan, có chín giáo phận trống tòa vì giám mục bản quyền bị giam giữ hoặc bị buộc phải di cư, và một trong các giám mục giáo phận đã bị giết.

“Trong những tình huống xem ra sự khinh miệt mạng sống con người và hận thù thắng thế, ta phải luôn nhớ lại hậu quả của Thế chiến II, đó là sự sụp đổ của nền văn minh châu Âu, cuộc bách hại thường dân và nạn diệt chủng người Do Thái. Do đó, Giáo Hội muốn nhắc nhở luật tự nhiên bao gồm sự tôn trọng mạng sống của mỗi con người từ khi thụ thai đến cái chết tự nhiên. Không có ngoại lệ nào hết. Cuộc chiến này đã cho thấy những hậu quả là thê thảm đến thế nào khi con người cố gắng phủ nhận Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta phải liên tục nhắc nhở những lời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: + đừng chiến tranh nữa ở bất cứ nơi nào trên thế giới, và đừng chiến tranh nữa trong các cộng đồng và gia đình của chúng ta” - Cha Rytel-Andrianik nói.

16. Chia sẻ của Đức Hồng Y Timothy Dolan về cuộc khủng hoảng hiện nay trong Giáo Hội

Hôm thứ Ba 4 tháng 9, Đức Hồng Y Timothy Dolan, Tổng Giám Mục New York đã đề cập đến các vụ tai tiếng lạm dụng tình dục đang làm rung chuyển Giáo Hội Công Giáo – và nói rằng chính ngài cũng hoang mang.

“Khi người ta nói với tôi, Đức Hồng Y biết không, chúng con rất tức giận, chúng con bối rối, hoang mang, và thất vọng, tôi nghĩ họ có thể mong đợi ở tôi những lời chống chế, nhưng tôi nói với họ, “Rất vui được gặp bạn. Tôi cũng thấy như thế.” 

“Chúng ta đều như thế,” Đức Tổng Giám Mục New York nói với Cha Dave Dwyer trong “Chương trình Công Giáo” trên đài truyền thanh Sirius XM.

“Gần như có một tình liên đới trong nỗi buồn”, ngài nói thêm.

Đức Hồng Y nhận xét rằng những tranh cãi phát sinh trong mùa hè này - bao gồm câu chuyện của cựu Hồng Y Tổng Giám Mục Washington Theodore Hồng Y McCarrick, báo cáo của bồi thẩm Pennsylvania và một lá thư đang gây xôn xao của một vị cựu Sứ Thần Tòa Thánh kêu gọi Đức Giáo Hoàng Phanxicô từ chức – đã khiến mọi người bị tổn thương, không chừa ra bất cứ ai.

“Không có tội lỗi nào bị cô lập trong một hành vi đơn lẻ. Nó ảnh hưởng, và nó tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người, không có một người nào trong Giáo Hội không bị ảnh hưởng bởi điều này,” ngài nói. Các vụ tai tiếng có một “bản chất lây lan”, chúng chạm vào tất cả mọi người từ những người Công Giáo “bước vào nhà máy hoặc lớp học hay văn phòng” và cảm thấy nhục nhã cho đến các linh mục “không thể loại trừ được cái cảm giác” lo âu không biết anh chị em giáo dân có tự hỏi phải chăng mình cũng là một kẻ săn mồi.

Cả người mẹ của Đức Hồng Y Dolan, gần 90 tuổi, cũng đã gọi cho ngài để nói rằng bà đã phải bỏ bữa trưa tại nhà dưỡng lão vì cảm thấy nhục nhã.

Ngài thuật lại rằng bà cụ nói:

“Mẹ cảm thấy nhục nhã khi đi đến phòng ăn. Là một người Công Giáo, mẹ rất xấu hổ. Mẹ không biết phải nói gì với người ta.”

Đức Hồng Y nhận xét chua chát rằng mỗi lần ngài dự tính đưa ra một lời bình luận về các cuộc khủng hoảng, thì “một vụ tai tiếng mới lại nổ ra.”

Sau khi báo cáo bồi thẩm đoàn được công bố hồi tháng trước - với phát hiện rằng trong vòng 70 năm qua hơn 300 linh mục đã lạm dụng trên 1,000 trẻ em ở Pennsylvania - Đức Hồng Y Dolan đã đưa ra một tuyên bố xin lỗi vì những nỗi đau mà các nạn nhân cảm thấy.

Vào tháng Sáu, ngài tuyên bố rằng Tổng giáo phận New York đã tìm thấy những cáo buộc “đáng tin cậy” theo đó McCarrick đã lạm dụng tình dục một cậu bé giúp lễ 16 tuổi tại nhà thờ chánh tòa Thánh Patrick vào những năm 1970 – nhưng ngài không bình luận gì thêm.

Đức Hồng Y cũng không bình luận gì về bức thư của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò. 

Nhìn về phía trước, Đức Hồng Y Dolan cho biết ngài nghĩ rằng Giáo Hội đang đi đúng hướng – khi đưa ra tiến trình tái xét, đã được thực hiện từ năm 2002. Tiến trình đó đã giúp xem xét những cáo buộc lạm dụng tình dục chống lại McCarrick.

Theo “Điều lệ bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên” tổng giáo phận chịu trách nhiệm báo cáo những cáo buộc cho các cơ quan thực thi pháp luật, tiến hành các cuộc điều tra và chuyển kết quả cho hội đồng xét duyệt của Tổng giáo phận.

Đức Hồng Y Dolan cho biết ngài rất tin tưởng vào tiến trình này sau khi hội đồng xét duyệt đưa cho ngài một báo cáo chỉ ra những cáo buộc chống lại McCarrick là đáng tin cậy và được chứng minh, ngài tin tưởng hội đồng đến mức thậm chí gửi ngay cho Tòa Thánh mà không cần phải duyệt lại trước.

“Nếu DA, tức là ủy ban các nhà điều tra độc lập, và hội đồng xét duyệt của tôi đã tìm thấy điều này được chứng minh, thì đó là tất cả những gì tôi cần biết”, ngài nói.

“Nếu điều này dạy cho chúng ta bất cứ điều gì, thì đó là đức tin của chúng ta không đặt nơi Đức Giáo Hoàng, đức tin của chúng ta không đặt nơi các Hồng Y, đức tin của chúng ta không đặt nơi các giám mục, đức tin của chúng ta cũng không đặt nơi các linh mục ... đức tin của chúng ta phải đặt nơi Chúa Giêsu”, Đức Hồng Y Dolan nói trong chương trình phát thanh.
 

Nguồn tin: Vietcatholic:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giờ Lễ
CHƯƠNG TRÌNH PHỤNG VỤ

GIỜ LỄ CUỐI TUẦN

-       Thứ Bảy: 7:00 PM (thay cho Chúa Nhật)
-       Chúa Nhật: 8:00 AM & 10:00 AM

GIỜ LỄ NGÀY THƯỜNG

Thứ Hai – Thứ Sáu:
-       6:30 PM Kinh Mân Côi
-       7:00 PM Thánh lễ
Thứ Bảy:
-       8:00 AM Thánh lễ 

CHẦU THÁNH THỂ

Thứ Sáu Đầu Tháng  ngay sau Thánh lễ 7:00 PM
Chúa Nhật Đầu Tháng lúc 1:10 PM dành cho các em trong Trường Thánh Don Bosco.


THÔNG TIN LIÊN LẠC
 

CHA CHÁNH XỨ

Fr. Hoàng Thanh Sơn, O.P.
Office: (602) 395-0421
Cell: (346) 812-7106
 

CHA PHÓ XỨ

Fr. Nguyễn Hoàng Anh, O.P.   
Phone: (832) 283-6258

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây